1. Khu công nghiệp Khánh Phú (thuộc xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình và xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích đất phát triển 334 ha (giai đoạn I: 171,16ha, giai đoạn II: 168ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Dự kiến các loại hình sản xuất chủ yếu: Đạm 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300.000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền.
2. Khu công nghiệp Tam Điệp (thuộc xã Quang Sơn và một phần thuộc phường Tây Sơn, thị xã Tam Điệp). Diện tich 450 ha (giai đoạn I: 200ha, giai đoạn II: 250 ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 228,3ha. Dự kiến bố trí công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử; Công nghiệp hàng tiêu dùng.
3. Khu công nghiệp Gián Khẩu (thuộc địa bàn các xã Gia Trấn, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Thanh, Gia Lập, huyện Gia Viễn). Tổng diện tích là 262ha. Đây là khu công nghiệp đa ngành như dệt may; cơ khí sản xuất, lắp ráp; sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, lắp ráp điện tử.
Khu công nghiệp này dã được xây dựng, đã lấp đầy, đã sản xuất hiệu quả; Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư. Diện tích đất mở rộng là đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, nguồn nhân lực khá.
4. Khu công nghiệp Khánh Cư (thuộc các xã Khánh Cư, Khánh Hải, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích 170 ha, tập trung phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất thiết bị, phụ tùng vận tải, gồm các ngành nghề chủ yếu: cơ khí chế tạo, lắp máy; sản xuất vật xây dựng; cơ khí đóng tàu và dịch vụ cảng.
Khu công nghiệp này đã được Quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường GPMB và xây dựng một phần hạ tầng. Rất thuận lợi về giao thông, điện, nước, thông tin viễn thông, lao động cần việc làm.
5. Khu công nghiệp Xích Thổ (thuộc xã Xích Thổ, huyện Nho Quan). Tập trung sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm sản xuất phụ gia công nghiệp; Vật liệu xây dựng; Chế biến đồ gỗ; Cơ khí chế tạo lắp máy.
Khu công nghiệp được thành lập trên cơ sở đầu tư dự án sản xuất Sô Đa 1,5 triệu tấn/năm với diện tích 300 ha. Thuộc xã miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và nâng cao điều kiện kinh tế xã hội. Mặt bằng là đất đồi núi xen kẽ đất nông nghiệp, sản xuất kém hiệu quả, giao thông thuỷ bộ, cấp điện thuận lợi.
6. Khu công nghiệp Phúc Sơn (thuộc phường Ninh Sơn và xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình). Tổng diện tích 145ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm. Khu được Thành lập trên cơ sở cụm công nghiệp Phúc Sơn đã được Quy hoạch, thu hồi đất và xây dựng một phần cơ sở hạ tầng, có các điều kiện về kinh tế, xã hội rất tốt.
7. Khu công nghiệp Sơn Hà (thuộc địa bàn hai xã Sơn Hà, Quảng Lạc huyện Nho Quan). Tổng diện tích 300ha là khu công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; Thức ăn gia súc; May mặc; Sản xuất vật liệu xây dựng.
Đây là khu công nghiệp thuộc vùng núi nhưng bằng phẳng, ít dân cư và gần khu nguyên liệu để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Thuận lợi về giao thông, cấp điện, nước (lấy các hồ chứa).
8. Cụm công nghiệp Đồng Hướng (thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn). Tổng diện tích 100ha, ciao thông thuỷ, bộ thuận lợi, gần nhiều làng nghề. Các yếu tố hạ tầng khác như cấp điện, cấp nước, bưu chính, viễn thông…đã có sẵn và khá đồng bộ.
9. Cụm công nghiệp Bình Minh (thuộc thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn), hiện trạng là đất bãi bồi ven biển. Giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, điện nước, thông tin tốt và gần khu nguyên liệu (cói, thuỷ sản).
10 Cụm công nghiệp Yên Mô (cạnh đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hoá, thuộc 2 huyện Yên Khánh và Yên Mô). Tổng diện tích đất phát triển 300ha. Đây là cụm công nghiệp giáp đường cao tốc, thuận lợi về giao thông, vận chuyển hàng hoá tập trung các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; Chế biến thức ăn gia súc, may mặc,.
11. Cụm công nghiệp Đồng Phong (thuộc xã Đồng Phong, huyện Nho Quan). Tổng diện tích là 150 ha. Dự kiến bố trí: Chế biến nông lâm sản, cơ sở sửa chữa cơ khí; Chế biến lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc; may v.v. Hiện trạng khu công nghiệp là khu đất ruộng cao, giải phóng mặt bằng dễ dàng. Nằm ở ngã ba đường 12B và đường vào vườn Quốc gia nên thuận lợi.
12. Cụm TTCN Mai Sơn (thuộc huyện Yên Mô). Tổng diện tích đất phát triển 50ha. Dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp may mặc, hàng tiêu dùng, sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm. Công nghiệp dịch vụ, sửa chữa cơ khí. Đây là Cụm công nghiệp có giao thông thuận lợi, bằng phẳng về xây dựng hạ tầng.
13. Cụm TTCN Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh). Tổng diện tích 30 ha, là khu đất ruộng dễ giải phóng mặt bằng, nằm cạnh quốc lộ 10 nên có giao thông thuận lợi. Dự kiến bố trí sản xuất thủ công mỹ nghệ chế biến, sửa chữa phục vụ nông nghiệp; Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm.
(Nguồn: www.dpininhbinh.gov.vn)