Hội Cầu Phúc
Thời gian: Tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Hội cầu phúc của người Thái Mai Châu. Các nhà đều sắm cỗ cúng bày ở miếu thờ chung theo nguyên tắc: Năm trước cúng gà, năm sau cúng lợn. Đến chiều, mỗi nhà mổ 2 con gà để cúng Thổ công (để trong nhà) và cúng Thổ địa (đặt ngoài ruộng.
Hội chùa Kè
Thời gian: 16/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Đối tượng suy tôn: Đá (tàn dư tín ngưỡng vạn vật hữu linh đã được Phật hóa).
Đặc điểm: Ném còn, đánh quay, thi bắn cung.
Lễ cơm mới của người Mường
Thời gian: Tháng 10 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mường Bi, huyện Tân Lạc,tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Lễ cơm mới tổ chức sau khi thu hoạch vụ mùa tháng 10 âm lịch. Lễ vật là bánh chưng và cá để cúng vía lúa. Cũng trong lễ cơm mới này, người Mường cúng giỗ cha mẹ, ông bà.
Lễ hội đền Vua Bà
Thời gian: 8/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Đối tượng suy tôn: Âu Cơ - đã có công dạy dân ca hát, săn bắt.
Đặc điểm: Cúng thịt chim, thịt thú rừng, múa chèo, múa mặt nạ.
Lễ hội cầu mưa của người Mường
Thời gian: Tháng 4 âm lịch.
Địa điểm: Bãi Tếch Lìm, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Lễ cầu mưa được tổ chức ở bãi Tếch Lìm, chủ xóm dọn mâm lễ. Xóm Đon và Chuông bày binh diễn trận giả và khấn cầu vua nước làm mưa.
Lễ hội cầu mưa của người Thái
Thời gian: Tháng 4 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Hội cầu mưa của người Thái ở Mai Châu được mở vào những đêm trăng quầng đỏ của tháng 3, tháng 4 âm lịch. Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản.
Lễ rửa lá lúa
Thời gian: Tháng 7 và tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm:Lễ rửa lá lúa của người Mường vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, đúng kỳ lúa ra hạt để tưởng nhớ những người mở đất cho bản Mường. Mâm cúng đặt ngay ở đầu ruộng của các gia đình, để cho thầy cúng (thầy Mo) đọc lời khấn cầu, mong cho mùa màng ít bị sâu bệnh.