Thị trường Việt Nam với sự góp mặt của hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì gói, nhìn chung thị phần mì gói vẫn tập trung chủ yếu vào tốp ba nhà sản xuất là Acecook, Asia và Masan.
Một nghiên cứu được công bố mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố báo cáo cho biết, mì gói là một trong những thực phẩm thiết yếu có mặt hầu hết trong các hộ gia đình Việt với mức thâm nhập gần 100%. Chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại Kantar Worldpanel cho biết: “Mì gói nằm trong tốp ngành hàng FMCG được mua sắm thường xuyên nhất, trung bình khoảng 18 lần/năm. Điều này cho thấy hầu như tháng nào người tiêu dùng cũng mua nhiều hơn một lần. Do đó có thể được xem là ngành hàng khó bị thay thế”
Hiện nay thị trường Việt Nam với sự góp mặt của hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì gói, nhìn chung thị phần mì gói vẫn tập trung chủ yếu vào tốp ba nhà sản xuất là Acecook, Asia và Masan. |
Hiện nay thị trường Việt Nam với sự góp mặt của hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì gói, nhìn chung thị phần mì gói vẫn tập trung chủ yếu vào tốp ba nhà sản xuất là Acecook, Asia và Masan.
1. Acecook
Được coi là “đại gia” đầu ngành, Acecook nắm giữ hơn một nửa thị phần thị trường mì ăn liền Việt Nam.
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, bình quân doanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường gần 3 tỷ gói mì mỗi năm.
Acecook Việt Nam chính thức bắt đầu gây tiếng vang và thành công với sản phẩm mì Hảo Hảo từ năm 2000. Đến nay, Hảo Hảo của Vina Acecook vẫn được xem là "Vua" mì gói ở phân khúc trung cấp, ngôi vị mà nhiều doanh nghiệp mì khác thèm muốn mà bấy lâu nay chưa giành được. Riêng nhãn hiệu Hảo Hảo có vị trí đầu bảng, đóng góp 60% doanh số của Vina Acecook mỗi năm và được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết.
Doanh thu 6 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp này có sự tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, ngành hàng sợi gạo với doanh thu từ Miến Phú Hương tăng 12%. Các sản phẩm Phở Đệ Nhất, Bún Hằng Nga, Hủ tiếu Nhịp Sống cũng đạt mức tăng trưởng gần 7%. Ngành hàng mỳ ly cũng tăng trưởng gấp 2 lần (hơn 200%) với các thương hiệu Modern hay Handy Hảo Hảo (ra mắt thị trường từ tháng 7/2016).
Với đặc trưng dễ chế biến, ăn liền, giá rẻ, mì ăn liền Acecook là thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Với 20 thương hiệu gắn nhãn nhà sản xuất Nhật Bản, các mặt hàng có ưu điểm đa dạng hương vị nhưng vẫn giữ được tính đồng nhất, ổn định chất lượng dù sản xuất với số lượng lớn .
2. Masan Consumer
Gia nhập thị trường sau nhưng Masan Consumer được xem là "ngôi sao đang lên" khi tăng thị phần nhanh chóng từ số 0 lên 21% năm 2012 và 25% vào năm 2015 và 24% vào năm 2016. Với kinh nghiệm từ thời gian dài trước đó sản xuất nước chấm và mỳ ăn liền phục vụ thị trường Đông Âu, năm 2007, Masan ra mắt mỳ Omachi với định hướng sản phẩm cao cấp. Cùng với việc mở rộng thị phần, Masan đã cho ra mắt thêm nhãn hàng mỳ Kokomi, Sagami thuộc phân khúc bình dân. Đến nay Masan là ông lớn đứng 2 trong thị trường mỳ ăn liền, chỉ sau Acecook.
Trong bối cảnh thị phần nước mắm, nước tương và tương ớt đang có dấu hiệu chững lại, doanh thu từ mỳ ăn liền ngày càng quan trọng với Masan Consumer. Ước doanh thu từ mỳ ăn liền của doanh nghiệp này ở mức trên 5.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng doanh thu 13.395 tỷ đồng và lợi nhuận 2.900 tỷ đồng năm 2015.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Masan thừa nhận thị trường mì ăn liền đang bước vào cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Masan nhắm đến hướng đi mới là không cạnh tranh về giá, tập trung đầu tư cho sản phẩm tiện lợi, cao cấp hơn. Một trong những sản phẩm đó là mì gói bổ sung thịt thật.
3. Asia Foods
Cty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) với nhãn hàng mì Gấu đỏ, Trứng vàng đang chiếm hơn 10% thị phần mì gói trong nước, giảm so với trước đó.
Không thể cạnh tranh với Acecook và Masan nhưng nhận ra phân khúc bình dân còn rộng đất, Asia Foods tung mì Gấu Đỏ. Chiến lược khôn ngoan này cùng với việc mạnh tay chi 150 tỷ đồng cho quảng cáo (những năm trước chỉ 30 tỷ đồng), đã đưa Asian Foods lên "chiếu trên" cùng Acecook, Masan và chiếm thị phần thứ ba.
Mặc dù đến thời điểm này chưa có thương hiệu nào soán ngôi Asia Foods nhưng 2 năm gần đây, khi phân khúc bình dân đang có gần 100 nhãn hàng đua tranh, Gấu Đỏ đang thấm mệt, có thông tin cho biết doanh thu năm 2014 và 2015 của Gấu Đỏ giảm lần lượt 15% và 20%.
Thời gian qua, Asia Foods mở rộng thêm một số nhà máy với hi vọng giành thêm thị phần, tuy nhiên đến nay chưa nhận được kết quả khả quan.
Nha Trang / DĐDN