Hội quán Tuệ Thành hay còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở TPHCM.
Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa tại khu vực Chợ Lớn.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, vào khoảng năm 1760, trên các tàu của thương gia người Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam buôn bán làm ăn đều đặt bàn thờ Thánh Mẫu cầu mong bình an, may mắn. Lúc bấy giờ, tàu bè đi biển phải phụ thuộc hướng gió nên các thương gia thường ở lại Việt Nam khoảng thời gian khá dài, vì thế mọi người đã hùn tiền để xây miếu thờ và Hội quán để dừng chân.
Kiến trúc chùa xây theo hình ấn, là tổ hợp các ngôi nhà liên kết với nhau tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Ở chính điện chùa thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Pho tượng này được tạc từ khối gỗ nguyên cao 1m, có trước khi xây Chùa Bà.
Trên nóc chùa là quần thể tiểu tượng gốm xuất hiện từ năm 1908. Trên đỉnh tượng là hình "lưỡng long tranh châu", tầng giữa là "thầy trò Đường Tăng"... Tất cả những quần thể tượng này đều tái hiện cốt truyện những điển cố nổi tiếng của người Hoa.
Theo thống kê của ban quản trị hội quán, nơi đây có gần 400 đồ cổ, gồm 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 4 lư hương đồng và vật phẩm khác. Bộ lư hương lớn nhất đặt tại trung điện có niên hiệu Quang Tự thứ 12 (năm 1886).
Trải qua hơn 2 thế kỷ, hội quán vẫn giữ được nét đẹp của công trình kiến trúc cổ. Đặc biệt là nghệ thuật, kỹ thuật chế tác các phù điêu gốm dù trải qua mưa nắng, thời gian vẫn còn giữ nguyên vẹn đường nét và màu sắc.
Vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm, hội quán tổ chức long trọng lễ dâng hương Vía Bà cùng các nghi thức truyền thống, các hoạt động văn hóa thu hút người dân và du khách. Năm 1993, hội quán được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Hội quán Tuệ Thành hay còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở TPHCM.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, vào khoảng năm 1760, trên các tàu của thương gia người Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam buôn bán làm ăn đều đặt bàn thờ Thánh Mẫu cầu mong bình an, may mắn.
Kiến trúc chùa xây theo hình ấn, là tổ hợp các ngôi nhà liên kết với nhau tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện.
Hai dãy hành lang chùa dán đầy những tờ giấy ghi tên và tiền công đức của khách thập phương.
Ở chính điện chùa thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Pho tượng này được tạc từ khối gỗ nguyên cao 1m, có trước khi xây Chùa Bà.
Theo thống kê của ban quản trị hội quán, nơi đây có gần 400 đồ cổ, gồm 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 4 lư hương đồng và vật phẩm khác. Bộ lư hương lớn nhất đặt tại trung điện có niên hiệu Quang Tự thứ 12 (năm 1886).
Điểm nhấn của chùa còn là những chiếc nhang vòng treo trên cao. Người viếng có thể mua nhang vòng, ghi lại những lời chúc, tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó người quản chùa sẽ treo nhang lên cao như gửi lời cầu nguyện tới Bà.
Rất nhiều du khách nước ngoài tham quan Hội quán.
Trên nóc chùa là quần thể tiểu tượng gốm xuất hiện từ năm 1908. Trên đỉnh tượng là hình "lưỡng long tranh châu", tầng giữa là "thầy trò Đường Tăng"... Tất cả những quần thể tượng này đều tái hiện cốt truyện những điển cố nổi tiếng của người Hoa.
Vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm, hội quán tổ chức long trọng lễ dâng hương Vía Bà cùng các nghi thức truyền thống, các hoạt động văn hóa thu hút người dân và du khách.
Theo Nguyễn Quang / dantri.com.vn