Điện Hòn Chén Huế là địa điểm du lịch Huế gắn liền với rất nhiều giai thoại khá hấp dẫn du khách, nhất là việc Vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc, được rùa lớn nổi lên có ngậm chén ngọc và trả lại cho Vua.
Một lần đến thăm Điện Hòn Chèn mới thấy sự thay đổi ấy rất đáng giá, bởi nằm trên núi Ngọc Trản, thuộc xã Hương Trà của Huế, Điện Hòn Chén nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Hương, làm cho bức tranh phong cảnh nơi đây cực kỳ quyến rũ. Điện Hòn Chén từng là nơi thờ nữ thần Ponagar của người Chăm. Theo dòng thời gian cùng nhiều thay đổi trong lịch sử, Điện Hòn Chén trở thành nơi thờ Phật, Thánh Quan Công và nhiều vị khác. Kiến trúc hiện tại của Điện Hòn Chén được thấy là một quần thể kiến trúc gắn với quang cảnh tự nhiên một cách khá hoàn mỹ.
Có khoảng 10 công trình kiến trúc nhỏ của Điện Hòn Chén đều nằm ở lưng chừng sườn núi, các bậc tam cấp được bố trí chạy từ đền cao xuống bến nước sông Hương. Điện thờ chính ở nơi này là Minh Kính Đài hướng ra phía sông, hai bên là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh, Dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (ông Hổ) và Am Ngoại Cảnh. Ngoài Minh Kính Đài còn có một số bệ thờ và am thờ nằm rải rác trong điện.
Về nghệ thuật trang trí ở Điện Hòn Chén Huế, nét trang trí chủ đạo là những hình ảnh về con phụng xuất phát từ việc nơi đây xưa kia chủ yếu thờ nữ thần. Trang hoàng ở Điện Hòn Chén được cho là không quá tinh tế, nhưng lại làm cho không gian thờ tự và thế giới tâm linh trở nên rất gần gũi với con người.
Quang cảnh điện Hòn Chén
Tại Điện Hòn Chén Huế hàng năm có lễ hội Điện Hòn Chén diễn ra vào tháng 3 và tháng 7. Hàng trăm thuyền rồng với hàng ngàn người dân đã có mặt sáng sớm tại bến thuyền Tòa Khâm (sông Hương) để tham gia lễ hội này. Ý nghĩa nguyên sơ lễ rước này là như vậy nhưng trong một thời gian dài lễ tế này do đặt thù mang đậm tín ngưỡng tâm linh thần bí nên vô tình nhân gian địa phương đã phủ lên lễ hội một sắc màu mê tín hoang đường.
Khách đi thuyền xuôi về phía nguồn sông Hương đến núi Ngọc Trản u tịch trong màn sương khói tức là đã đến điện Hòn Chén.Du khách đến đây vào dịp đúng ngày lễ sẽ được chứng kiến một không khí rộn ràng náo nhiệt tưng bừng.
Rước thánh mẫu Thiên Y A Na
Đúng ngày rước, trên sông Hương tấp nập những chiếc thuyền kết đôi với đầy đủ sắc màu của cờ, lọng, hoa quả của các thiện nam tín nữ khắp nơi đổ về Hòn Chén hành hương.
Trên những chiếc thuyền kết đôi có bàn thờ Thánh Mẫu với Long Kiệu.Những cô gái đồng trinh ăn mặc áo quần sặc sỡ, trang điểm lộng lẫy khiêng Long Kiệu. Kế tiếp là đoàn người lỉnh kỉnh mang hương án, ống trầu, hòm đựng đò trang sức. Không khí lễ hội hết sức trang nghiêm thành kính làm tôi hết sức thích thú pha lẫn thoáng rùng mình khi nghĩ tới những câu chuyện ma ly kỳ ghê rợn mà người bình dân ở Huế thường truyền tai nhau
Đáng kinh ngạc hơn là bà đồng cùng nhau nhảy múa từ lúc kiệu khởi hành nghĩa là từ bến Huệ Nam Điện cho đến khi đoàn tới bờ. Các tín đồ nhảy nhót không ngừng thu hút được sự chú ý đông đảo của du khách nước ngoài với lễ hội dân gian thú vị này.
Suốt đêm trên mặt sông Hương, và có khi ngay cả trước đình làng Hải Cát diễn ra các cuộc hát thờ, hầu bóng. Lễ kéo dài đến sáng hôm sau. Kết thúc lễ hội là âm nhạc rộn ràng pháo nổ tưng bừng. Và thế là hàng trăm chiếc thuyền lại nối nhau trên sông với cờ hoa lộng lẫy, trang phục rực rỡ trở về nhà sau chuyến hành hương.
Lễ Điện Hòn Chén còn được gọi là lễ Vía Mẹ, là đạo hiếu đối với mẹ hiền, người đã cho ta sự sống. Đó là giá trị truyền thống tốt đẹp mà ta cần giữ gìn và phát huy.
Đến với Huế du khách không những tham quan những đền đài lăng tẩm mà còn biết thêm về những lễ hội linh thiêng giàu tính nhân văn như lễ hội Điện Hòn Chén. Lễ Hội Điện Hòn Chén được xem là lễ hội náo nhiệt, quy tụ đông đúc nhất người tham dự với những nghi lễ khá trang nghiêm. Lễ hội nơi đây như một thông điệp nhiều ý nghĩa, để du khách khắp nơi hiểu hơn về một phần đời sống tín ngưỡng của người dân xứ Huế theo thời gian.
Nguồn: Tổng hợp