Theo nghiên cứu mới nhất của ISEAS (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), bất động sản tại TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung đang có những biến động bất thường, nhưng các biện pháp để giảm bớt điều này cuối cùng sẽ giúp ổn định thị trường.
Trong một bài viết gần đây, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp lưu ý rằng kể từ năm 2017 các cuộc thanh tra và điều tra đã được triển khai đối với hàng trăm dự án phát triển bất động sản, đặc biệt là tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Các dự án có nguồn gốc từ các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức nhà nước là mục tiêu chính của chiến dịch chống tham nhũng trong việc quản lý đất đai này.
Một số vụ bê bối tham nhũng lớn đã được phát hiện ra. Nhưng những thủ tục thanh tra này cũng đã gây ra sự chậm trễ trong quá trình cấp phép cho các dự án bất động sản, dẫn đến sự sụt giảm trong nguồn cung mới và tăng giá bất động sản.
Theo Savills Vietnam, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý đầu tiên của năm 2019 là 12.000 căn, giảm 57% so với năm ngoái. Sự thiếu hụt nguồn cung là một trong những lý do chính khiến giá những căn hộ cao cấp tăng lên 15% trong năm 2018, với các căn hộ tầm trung cũng tăng giá 13%.
Việc trì hoãn cấp phép và giảm các lần ra mắt mới cũng gây ra sự sụt giảm doanh thu của chính phủ từ phí đất, ghi nhận mức giảm 22,5% tại TP.HCM vào năm 2018.
“Xu hướng này, nếu được duy trì, sẽ gây ra áp lực tài chính cho thành phố, do doanh thu bất động sản thường chiếm khoảng 10% doanh thu hàng năm của thành phố”, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định.
Trong khi chiến dịch chống tham nhũng dự kiến sẽ tiếp tục, chính quyền Việt Nam cũng không muốn nó tiếp tục gây ra với tổn hại nền kinh tế. Tiến sĩ Lê hy vọng nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để giảm bớt tác động không mong muốn trên thị trường bất động sản.
Chẳng hạn, có những dấu hiệu cho thấy các thủ tục cấp phép đã dần được nới lỏng kể từ đầu năm 2019, với hầu hết các dự án ở khu vực ngoại ô và phi trung tâm tại TP.HCM đang được phép tiến hành. Vào tháng 5 năm 2019, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tuyên bố thành phố sẽ cho phép 124 trong số 150 dự án bị đình chỉ vì hoạt động điều tra sẽ tiếp tục hoạt động.
“Việc nối lại các dự án này sẽ giúp điều chỉnh tăng giá bất động sản tại TP.HCM bằng cách tăng nguồn cung mới, nhưng để mọi thứ ổn định sẽ cần phải đợi đến năm sau”, Tiến sĩ Lê kết luận.