Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.
Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hóa xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chứa đựng sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long.
Ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp với sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong vụ hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về mầu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo, dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính huyền bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khỏe, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể sánh được với các truyện thần thoại của Trung Quốc, ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng đồng.
Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.
Ở khắp nơi, con người hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hóa dân tộc được thống nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
Thời đại Hồ Chí Minh mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 đã đổi đời các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn, rất mới mẻ, rất hiện đại. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, thủy lợi, viễn thông đã phát triển đến tuyến huyện và đang chuyển dần về xã, bản, nhanh, chậm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng. Với tư cách là người làm chủ đất nước, các dân tộc tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước ngày càng nhiều, cao hơn. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật được Đảng và Nhà nước quan tâm đào tạo. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng trong các dân tộc. Vốn văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy.
Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu đạt được trên là cơ sở vững chắc góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống, phát triển các dân tộc.
DANH MỤC THÀNH PHẦN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
TT | Dân tộc | Tên tự gọi | Tên gọi khác | Nhóm địa phương |
1 | Kinh(Việt) |
| Kinh |
|
2 |
| Thổ | Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. | |
3 |
| Tay, Thay | Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tay Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ | Ngành Đen (Tay Đăm). Ngành Trắng (Tay Đón hoặc Khao) |
4 |
| Mol (Mon, Moan, Mual) |
| Ao Tá (Âu Tá), Bi |
5 | Hoa (Hán)
|
| Khách, Hán, Tàu
| Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thảng Nhằm, Minh Hương, Hẹ... |
6 |
| Khmer | Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khmer K'rôm |
|
7 |
| Nồng |
| Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín |
8
| HMông(Mèo) | Hmông, Na miẻo | Mẹo, Mèo, Miếu Ha, Mán Trắng | Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh, Na miẻo |
9 | Kìm Miền, Kìm Mùn | Mán | Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, DaoTiền, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn | |
10 | Gia Rai | Giơ Ray, Chơ Ray | Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân | |
11 | Anăk Ê Đê | Anăk Ê Đê, Ra Đê, Ê Đê-Êgar, Đê | Kpă, Adham, Krung, Mđhu, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, arul, Hwing, Ktlê, Êpan | |
12 | Ba Na | BơNâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông | Rơ Ngao, Rơ Lơng (Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar, Krem | |
13 | Sán Chay | Sán Chay
| Hờn Bán, Chùng, Trại... | Cao Lan, Sán Chỉ |
14 | chàm) |
| Chàm, Chiêm, Chiêm thành, Chăm Pa, Hời... | Chăm Hroi, Chăm Pông, Chà Và Ku, Chăm Châu Đốc |
15 | Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ., Châu | Xơ Đăng, Kmrâng, Con Lan, Brila.
| Xơ Trng, Tơ Đrá, Mnâm. Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu. | |
16 | San Déo Nhín ( Sơn Dao Nhân) | Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ |
| |
17 | Hrê | Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Lũy, Sơn Phòng, Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Chòm, Rê, Man Thạch Bích. |
| |
18 | Cơ-Ho |
| Xrê, Nộp (Tu Nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring. | |
19
|
|
| Rai, Hoang, La Oang | |
20 | M'Nông
|
| Mnông Gar, Mnông Nông, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Đíp, Mnông Bu Nor, Mnông Bu Đâng, Mnông Bu Đêh... | |
21 | Thổ | Người Nhà làng. Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng | Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Li Hà, Tày Poọng | |
22 |
| Xa Điêng, Xa Chiêng | Bù Lơ, Bù Đek (Bù Đêh), Bù Biêk. | |
23 | Kmụ, Kưm Mụ | Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Măng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh |
| |
24 | Bru | Bru, Vân Kiều | Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong | |
25 | Giáy | Nhắng, Dẳng |
| |
26 | Cơ Tu | Ca Tu, Ka Tu |
| |
27 | Gié, Triêng, Ve, Bnoong | Cà Tang, Giang Rẫy | Gié (Giẻ),Triêng,Ve, Bnoong (Mnoong) | |
28 |
| Tôi Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, Kan Tua, Pa Hi ... | Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hi
| |
29 | Mạ | Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ | Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung | |
30 | Cor, Col | Cua, Trầu |
| |
31 |
| Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng |
| |
32 | Hà Nhì Già | U Ní, Xá U Ní | Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen | |
33 | Xinh Mun | Puộc, Xá, Pnạ | Xinh Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt. | |
34 |
| Chơ Ru, Kru, Thượng |
| |
35 | Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn | Phu Thay, Phu Lào | Lào Bốc (Lào Cạn), Lào Nọi (Lào Nhỏ) | |
36 | Cù Tê | Thổ Đen, Mán, Xá |
| |
37
| Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá | Xá Phó, Cần Thin | Phù Lá Lão-Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán | |
38 | La Hủ | Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú | La hủ na (đen), La-hủ sư (vàng) và La-hủ phung (trắng) | |
39 | Mơ Kháng | Háng, Brển, Xá | Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bủ Háng, Ma Háng Bén, Bủ Háng Cọi | |
40 | Lừ, Thay, Thay Lừ. | Phù Lừ, Nhuồn, Duồn | Lự Đen (Lự Đăm), Lự Trắng (ở Trung Quốc) | |
41 | Pà Hưng | Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát tiên tộc... |
| |
42 | Lô Lô | Mùn Di, Di, Màn Di, La Ha, Qua La, Ô man, Lu Lộc Màn | Lô Lô hoa, Lô Lô đen
| |
43 | Chứt | Rục, Arem, Sách. | Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng | |
44 | Mảng | Mảng Ư, Xá Mảng, | Mảng Gứng, Mảng | |
45 | Cờ Lao | Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề. | Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ | |
46 | Bố Y | Chủng Chá, Trọng Gia... | Bố Y và Tu Dí | |
47 | La Ha, Klá Plạo | Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa | La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha ủng)
| |
48 | Xám Khống, Phuy A |
|
| |
49 | Sán Ngải | Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến |
| |
50 | Cù Dề Sừ | Kha Pẻ |
| |
51 | Kabeo | La Quả, Penti Lô Lô |
| |
52 |
| Brao |
| |
53 |
|
|
| |
54 | Ơ Đu, I Đu | Tày Hạt |
|
(Nguồn: Ủy ban Dân tộc)