Ngày 27/9, tại Hòa Bình đã diễn ra buổi gặp mặt giữa Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình với các tổ chức, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp nhằm kêu gọi đầu tư vào tỉnh Hòa Bình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Ông Bùi Văn Tỉnh - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại lễ gặp mặt |
Ông Hoàng Việt Cường – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn trong tình trạng chậm phát triển, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU về thu hút đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 với mục tiêu chung là thu hút vốn đầu tư phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Trước khi Nghị quyết này đi vào cuộc sống, toàn tỉnh chỉ có 132 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó mới có 32 dự án đi vào hoạt động thương mại, chỉ thu hút khoảng 5.000 lao động. Cho đến nay, trên địa bàn có trên 1.300 doanh nghiệp với 231 dự án đầu tư, trong đó 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 211 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký hơn 100 triệu USD và gần 15.000 tỷ Việt Nam đồng.
Hiện Hòa Bình đã có 8 khu công nghiệp mang tầm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Ngoài các khu công nghiệp trên, tỉnh cũng đã quy hoạch 20 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Hơn nữa, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, với tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP toàn tỉnh hiện đạt gần 35% (năm 2005 mới chỉ đạt 23,5%); tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã được thu hẹp ở mức gần 30% (năm 2005 là 43%); hoạt động của các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, vẫn duy trì được tỷ trọng cao.
Nhờ tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư và triển khai thực hiện tốt nhiều dự án, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 2 năm 2007 và 2008 đạt trên 13%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001 – 2005 là 8,5%/năm.Ông Nguyễn Kháng Chiến - Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh lên nhận giấy chứng nhận Dự án Khách sạn 4 sao An Thịnh tại khu vực cảng Nghiêng, Phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; diện tích đất sử dụng 9.900 m2; vốn đầu tư thực hiện dự án hơn 290 tỷ đồng |
Ông Trần Hồng Hải - Giám đốc công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến nhận giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy chế biến, dự trữ hàng nông sản tại xóm Rợn, xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; diện tích đất sử dụng khoảng 4,9 ha; vốn đầu tư thực hiện dự án gần 50 tỷ đồng. |
Ông Hoàng Văn Hồ - Giám đốc công ty cổ phần đầu tư phát triển Hữu Lợi nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy gạch tuynel Hữu Lợi tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình; công suất 25 triệu viên/năm; diện tích đất sử dụng khoảng 64.844 m2; vốn đầu tư thực hiện dự án gần 40 tỷ đồng |
Ông Phạm Duy Dân - giám đốc Công ty cổ phần Việt Pháp nhận giấy chứng nhận Dự án Nhà máy sản xuất rượu cồn tại Xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; công suất thiết kế: Sản phẩm cồn 3 triệu lít/năm; rượu Vodka, rượu mùi 2,9 triệu lít/năm; rượu vang, rượu champagne: 3,1 triệu lít; CO2 hóa lỏng: 300 tấn/năm; diện tích đất sử dụng: 30.775 m2; vốn đầu tư thực hiện dự án hơn 66 tỷ đồng |
Đại diện 5/6 doanh nghiệp được trao giấy chứng nhận đầu tư |
Ưu đãi đối với các nhà đầu tư
Ông Nguyễn Thành Ba -Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Archi (trái) ký biên bản ghi nhớ đầu tư tại tỉnh Hòa Bình |
Ông Hà Quân Lương - TGĐ tập đoàn Hy vọng phương Đông (TQ) (trái) tại lễ ký kết đầu tư |
Ông Phạm Đình Đoàn - Tổng giámđốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái (trái) tại lễ ký kết |
Các doanh nghiệp ký cam kết đầu tư với tỉnh Hòa Bình |
Ông Tỉnh cũng cho hay, trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau về tiềm năng, lợi thế và những ưu đãi của tỉnh trong thu hút đầu tư. Tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp dân cư về chủ trương thu hút đầu tư; tăng cường công tác giáo dục pháp luật đến nhân dân để mọi người hiểu rõ vai trò và lợi ích của các dự án đầu tư, hợp tác với nhà đầu tư thực hiện dự án.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng mẫu biểu, hồ sơ niêm yết công khai; thiết lập cổng thông tin điện tử chung để hướng dẫn và tiếp nhận những phản hồi của nhà đầu tư với cơ quan hành chính nhà nước; tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư của các cơ quan chức năng.
Ba là tăng cường quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước để có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bốn là rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án giao đất, cho thuê đất, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư.
Năm là tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng cho các đối tượng theo đúng quy định của Chính phủ.
14 dự án đã được ký kết 1. Ông Nguyễn Thành Ba – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Archi (Hà Nội) ký ghi nhớ về nghiên cứu, khảo sát lựa chọn để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án Lâm Sơn resort và các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh. 2. Ông Phạm Đình Toàn – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Hà Nội) ký ghi nhớ về việc nghiên cứu hai dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là Dự án Trung tâm thương mại tại tổ 17, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình và Dự án xây dựng tổ hợp khu du lịch dịch vụ, nghỉ dưỡng tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình. 3. Ông Nguyễn Khắc Hạnh – Giám đốc công ty TNHH Hòa Nam (Hà Nội) với dự án Khu du lịch sinh thái tại xã Cao Dương và xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 4. Ông Nguyễn Đắc Hạnh – Giám đốc công ty cổ phần nội thất Shinec (Hà Nội) với dự án khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn để thực hiện đầu tư trồng rừng quy mô đến 5.000 ha. 5. Ông Thái Trung Hiếu – Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư du lịch hồ sông Đà (Hòa Bình) với dự án Xây dựng tổ hợp khu du lịch dịch vụ, nghỉ dưỡng sinh thái tại hồ sông Đà Hòa Bình (khu vực Đảo Sung). 6. Ông Hà Quân Lương – Tổng giám đốc Tập đoàn Hy vọng Phương Đông Trung Quốc (địa chỉ Thượng Hải – Trung Quốc) với dự án khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn để xây dựng nhà máy sản xuất xi măng công nghệ lò quay với quy mô 8 – 10 triệu tấn/năm, tổng số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. 7. Ông Trần Anh Tuấn – Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Đông (Hà Nội) với dự án xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao tại khu vực Cảng nghiêng, thành phố Hòa Bình. 8. Ông Bạch Quốc Thắng – Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam (Hà Nội) với dự án Nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, phân bón và Dự án xây dựng một số trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn một số huyện của tỉnh. 9. Ông Bùi Văn Quân – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Anh Quân Strong (Hà Đông – Hà Nội) với Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ốp trần công nghiệp, ván sàn và đồ nội thất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 10. Ông Nguyễn Duy Hiển – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô (Hà Đông – Hà Tây) với việc khảo sát, nghiên cứu khu vực lòng hồ và 2 bên lòng hồ từ đập thủy điện Sông Đà và khu Ngòi Hoa, để làm khu đô thị du lịch và khu vui chơi giải trí. 11. Ông Tống Văn Nga – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Hà Nội) ký ghi nhớ về việc phối hợp với tỉnh trong việc quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh. 12. Bà Phương Minh Huệ - Giám đốc công ty CP Tập đoàn đầu tư Việt Phương (Hà Nội) với Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. 13. Ông Nguyễn Văn Hiển – Chủ tịch HĐQT Công ty Goldsun với Dự án đầu tư trồng rừng. 14. Ông Hoàng Minh Giám – Giám đốc Doanh nghiệp Thương mại xây dựng Thanh Giản với Dự án Xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Hòa Bình. |
Lưu Vân thực hiện