Từ chỗ đối mặt với nguy cơ phá sản cách đây vài năm, Jetstar Pacific đang âm thầm trỗi dậy trở thành hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba tại Đông Nam Á.
Jetstar Pacific sẽ sở hữu 30 chiếc máy bay tính đến năm 2020
Số liệu nghiên cứu của Central for Aviation (CAPA), trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ phân tích thị trường và dữ liệu hàng không tại Thái Bình Dương, công suất chỗ ngồi của Jestar Pacific đã tăng 52% trong năm ngoái. Năm 2015 hãng hàng không giá rẻ này cũng đã thêm 20 đường bay mới, nâng tổng số đường bay lên con số 34.
Lợi thế sẵn có
“Jetstar Pacific đang đi đúng hướng” – ông Brendan Sobie, chuyên gia phân tích trưởng kiêm trưởng của CAPA tại Đông Nam Á, nói.
Sự hồi sinh của Jetstar Pacific, liên doanh hàng không giữa Vietnam Airlines và Qantas của Úc, chỉ bắt đầu sau khi hãng hàng không quốc gia tiếp quản lại số cổ phần tại Jetstar Pacific từ tay Tổng Công ty kinh doanh vốn nhà nước năm 2012. Và năm 2015 hãng hàng không giá rẻ đã chứng kiến mức tăng trưởng lên tới 40%, cao nhất kể từ ngày mới thành lập. Lượng khách trong năm cũng có bước nhảy vọt 38% lên 3,6 triệu lượt người. Lần đầu tiên sau nhiều năm đại diện của Jetstar Pacific tuyên bố hãng đã có lãi.
Ông Sobie cho rằng chính sự thay đổi chiến lược kinh doanh, mở rộng đường bay trong nước và đặc biệt là đưa các đường bay quốc tế vào hoạt động đã giúp Jetstar Pacific hồi sinh một cách nhanh chóng
“Chính các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc và Macau đã góp công lớn trong phần lãi đầu tiên mà hãng có được năm vừa rồi. Đường bay Hà Nội – Hong Kong cũng đã được chứng minh là rất hiệu quả” – ông này nói. Trong năm nay, hãng cũng hướng tới việc mở rộng đường bay tới Nhật Bản và Bali (Indonesia), những điểm đến từ VN chưa có hãng giá rẻ nào khai thác.
Nếu so với Vietjet, Jetstar Pacific có nhiều lợi thế hơn khi tăng cường sự hiện diện ở các đường bay quốc tế, nhờ vào thương hiệu Jetstar của Qantas đã nổi danh sẵn trong khu vực. Hơn nữa hãng hàng không này cũng có thể được chia sẻ những nền tảng có sẵn của Jetstar trên các đường bay quốc tế.
Và mặc dù các đường bay nội địa không mang lại nhiều lợi nhuận lắm, do sự cạnh tranh về giá vé khốc liệt với Vietjet, ông Sobie tin rằng Jetstar Pacific sẽ được hưởng lợi từ những chuyến bay chia sẻ với Vietnam Airlines và Jetstar của Qantas, hai hãng hàng không đang nắm cổ phần của Jetstar Pacific.
Jetstar Pacific và Vietnam Airlines đã bắt đầu các chuyến bay chia sẻ từ năm 2015 và hãng hàng không này cũng đã được hưởng lợi từ những chuyến bay chia sẻ với các đường bay của Jetstar Group.
Hợp tác và chia sẻ
Jetstar Pacific và Vietnam Airlines đã bắt đầu các chuyến bay chia sẻ từ năm 2015 và hãng hàng không này cũng đã được hưởng lợi từ những chuyến bay chia sẻ với các đường bay của Jetstar Group và các đối tác bên ngoài của tập đoàn này.
“Cung cấp đường bay vận chuyển nội địa cho mạng bay quốc tế của Vietnam Airlines, Jetstar Group và các hãng hàng không quốc tế khác là một phần tăng trưởng quan trọng trong chiến lược của Jetstar Pacific. Những hành khách quốc tế đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, cần thiết để bù đắp cho những hành khách nội địa, những người ít nhất vào thời điểm hiện tại đang được vận chuyển dưới giá thành” – ông Sobie nhận xét.
Với đà tăng trưởng và kết quả tái cơ cấu thành công như trên, cuối năm ngoái Vietnam Airlines và Qantas tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Jetstar Pacific theo mô hình hãng hàng không giá rẻ có quy mô đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ khác.
Cụ thể, Jetstar Pacific sẽ sở hữu 30 chiếc máy bay tính đến năm 2020. Tức hãng hàng không này sẽ nhận thêm 3-4 chiếc máy bay mỗi năm trong vòng 5 năm mới. Đây là kế hoạch mà cách đây 3 năm trở về trước có lẽ đội ngũ lãnh đạo của Jetstar Pacific lúc bấy giờ có lẽ có mơ cũng không nghĩ tới.
Ông Alan Joyce, Tổng giám đốc tập đoàn Qantas, cho biết Jetstar Pacific sẽ tham gia với Qantas trong gói đặt hàng mua máy bay với Airbus trong thời gian tới đây.
Jetstar Pacific đang đi đúng hướng, nhưng phía trước vẫn có nhiều thách thức phải vượt qua khi hãng này cố gắng thực hiện kế hoạch kinh doanh mới của mình. Việc tiếp nhận thêm 16 máy bay mới trong vòng ba năm tới sẽ là một khó khăn và làm chậm tốc độ mở rộng mạng lưới bay của hãng. Một thách thức nữa chính là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa, thị trường mà ông Sobie tin rằng Jetstar Pacific sẽ khó có được nhiều lợi nhuận về trung hạn. Đó là vì sự cạnh tranh khốc liệt của Vietjet và lợi nhuận thấp do khó có thể tăng giá vé nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ninh Kiều / DĐDN