Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 790 triệu USD, xếp thứ 80/168 trên thế giới.
Theo dữ liệu của IMF, năm 1986, 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới gồm có: Đức (2.041 tỷ USD), Hoa Kỳ (243,26 tỷ USD), Nhật Bản (217,43 tỷ USD), Pháp (210,79 tỷ USD), Anh (122,92 tỷ USD), Ý (107,05 tỷ USD), Canada (97,75 tỷ USD), Hà Lan (89,71 tỷ USD), Nam Phi (54,31 tỷ USD) và Thụy Sỹ (37,45 tỷ USD).
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 790 triệu USD vào năm 1986, đứng thứ 80/168 quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn 1986-2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục. Cùng với đó, thứ hạng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu các quốc gia trên thế giới cũng được cải thiện qua mỗi năm.
Cụ thể, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 330,43 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới. Như vậy, sau 36 năm, Việt Nam từ vị trí thứ 80/168 đã vượt lên vị trí thứ 21 trong bảng xếp hạng các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-2021. Nguồn: IMF.
Giai đoạn 1986-2021, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 418,26 lần. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 72,31 tỷ USD/năm.
Xét riêng các nước trong khối ASEAN, năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam xếp thứ 7/10, xếp trên Myanmar, Lào và Campuchia. Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Brunei, Lào và Campuchia
Như vậy, sau 36 năm, Việt Nam từ vị trí thứ 7/10 đã vượt lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN.
Kim ngạch xuất khẩu các nước trong khu vực ASEAN giai đoạn 1986-2021. Nguồn: IMF.
Giai đoạn 1986-2021, Việt Nam là nước có mức tăng lớn về giá trị xuất khẩu. Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Myanmar (tăng 52,28 lần), Thái Lan (tăng 30,06 lần), Malaysia (tăng 21,41 lần), Singapore (tăng 20,19 lần), Indonesia (tăng 15,63 lần), Philippines (tăng 15,51 lần) và Brunei (tăng 6,14 lần).
Qua đó thấy được, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng công nghệ.
Xét về các thị trường xuất khẩu, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực mở rộng thị trường. Cụ thể, năm 1991, Việt Nam có hơn 20 thị trường xuất khẩu nhưng vẫn tập trung ở các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2021, Việt Nam đã phát triển quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Cùng với đó, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với tất cả các nước công nghiệp phát triển (G7), các khu vực kinh tế lớn và các định chế, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ toàn cầu.
Đặc biệt, Việt Nam rất tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2021, Việt Nam đã tham gia ký kết 17 hiệp định thương mại tự do.