Lăng Thiệu Trị nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách kinh thành Huế chừng 8km.
Đặc điểm: Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng tây bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
Ngày 11/02/1848, lăng bắt đầu được khởi công xây dựng và chỉ 10 tháng sau đã hoàn thành. Tổng thể lăng gồm có hai khu vực: lăng và tẩm.
Vua Thiệu Trị (1807-1847
Khu lăng: nằm ở bên phải, trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Đíện. Sau hồ Nhuận Trạch là Nghi Môn bằng đồng dẫn vào Bái Đình (sân chầu) rộng lớn. Hai hàng tượng đá ở hai bên tả, hữu của sân là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng nửa đầu thế kỷ 19 ở Huế.
Bi Đình và Lầu Đức Hinh tọa lạc trên quả đồi cong dạng mai rùa. Bi Đình còn gọi là Phương Đình có tấm bia khắc 2.500 chữ của vua Tự Đức ca ngọi công đức của vua cha.
Qua hồ Ngưng Thuý có 3 cây cầu là Chánh Trung (giữa), Đông Hoà (Phải), Tây Đình (trái) là đến tam cấp vào Bửu Thành, chỗ đặt thi hài vua Thiệu Trị.
Khu tẩm (điện thờ): xây dựng riêng, cách Lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Qua Nghi Môn bằng đá cẩm thạch, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn 1à đến điện Bửu Đức. Điện Bửu Đức là nơi thờ bài vị của vua và bà Từ Dũ (vợ vua). Trong chánh điện trên những cỗ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch có khắc trên 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục. Các công trình phụ thuộc như Tả Hữu Phối điện (trước), Tả và Hữu tùng viện (sau) quây quần xung quanh điện Bửu Đức càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm của chính điện.
Lăng Thiệu Trị còn đó với vẻ đẹp giản đơn, gần gũi, dựa lưng vào chân núi Thuận Đạo, gần trước mặt lăng là cả một vùng đất bằng phẳng cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương tới tận cầu Lim.
Xung quanh lăng Thiệu Trị
Hồ Nhuận Trạch trước trục lăng Thiệu Trị
Bức bình phong án ngữ ngay sau hồ Nhuận Trạch
Nghi Môn được đúc bằng đồng trước sân chầu và bi đình
Như các lăng vua khác ở Huế, trước sân chầu là hai hàng tượng quan văn, quan võ, ngựa và voi
Hai con nghê được đúc bằng đồng nằm hai bên bi đình
Hai bên bậc thang tiến vào bi đình là tượng rồng bằng đá, phía trong là tấm bia thánh đức thần công do chính tay vua Tự Đức viết
Tấm Bia thánh đức thần công trong bi đình được dựng vào ngày 19/11/1848 tức sau khi chôn cất vua Thiệu Trị 5 tháng
Hai trụ biểu nằm 2 bên sau bi đình vươn mình lên cao báo hiệu khu vực lăng nổi bật khi nhìn từ xa
Lầu Đức Hinh nay đã sụp đổ
Lầu Đức Hinh khi xưa
3 cây cầu bắc qua Hồ Ngưng Thủy nối liền trục lăng với Bửu Thành
Cặp rồng đá hai bên bậc thang lối vào Bửu Thành nơi đặt thi hài vua Thiệu Trị
Cặp cánh cửa bằng đồng này trước đây mỗi năm chỉ mở 1 lần vào ngày giỗ của vua, để dọn cỏ trong đó
Sau bức bình phong là hồ điện trồng rất nhiều sen
Nguồn : Sưu tầm