Sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng với sự bùng nổ các dự án du lịch đã tạo nên một cuộc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực ngày càng gay gắt, tình trạng cầu vượt cung về nguồn nhân lực khách sạn đang thể hiện rõ sự chênh lệch.
Đó là nhận định chung của các đại đại diện các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP Đà Nẵng tại hội nghị tìm giải pháp nguồn nhân lực khách sạn Đà Nẵng vừa được tổ chức tại Đà Nẵng. Không những vậy, các đại diện cũng thừa nhận có tình trạng nhân lực nghỉ việc, chuyển việc thường xuyên
Trong khi đó, Chương trình đào tạo về chuyên ngành du lịch tại các trường chưa sát với yêu cầu công việc, sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế. Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng, tại các khách sạn, mức lương trung bình của nhân viên ngành khách sạn 4 – 5 sao tại Đà Nẵng có mức lương khá cao.
Cụ thể, lương của trưởng bộ phận là 34 triệu đồng, trợ lý trưởng bộ phận: 16,7 triệu đồng, trợ lý bộ phận: 11 triệu đồng, giám sát: 7 triệu đồng, nhân viên kinh nghiệm (từ 1 năm trở lên): 4,3 triệu đồng và nhân viên mới vào làm: 3,4 triệu đồng.
Trong khi mức học phí đào tạo nghiệp vụ cho ngành du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng hiện nay chỉ khoảng: 5 triệu đồng/ 6 tháng/học.
Theo sở Du lịch TP Đà Nẵng, năm 2016, Đà Nẵng có khoảng 17.000 phòng khách sạn 4 và 5 sao, ước tính cần hơn 20.000 lao động cho ngành du lịch. Và nhu cầu đào tạo lại, nâng cấp cho 1/2 nhân viên hiện nay có bằng chiếm gần 3.000 lao động.
Theo khảo sát, mức học phí đào tạo nghiệp vụ cho ngành du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng hiện nay chỉ khoảng: 5 triệu đồng/ 6 tháng/học, trong khi mức lương của nhân lực ngành nào khá cao, mức lương của trưởng bộ phận có thể lên tới 34 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, mỗi năm số lượng học viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu về nguồn nhân lực. Các học viên chỉ tập trung phần lớn vào các lớp như hướng dẫn viên, lễ tân trong khi các vị trí này chỉ chiếm 5 – 15% kinh doanh khách sạn. Các lớp như buồng phòng, đầu bếp, nhà hàng, bảo vệ … học viên theo học ít nhưng nhu cầu lại chiếm đến 70%. Thiếu lao động được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Chất lượng đào tạo ở các trường chư cao, thiếu thực hành.
Theo đại diện các cơ sở lưu trú thì muốn có nguồn cung nhân lực dồi dào và đạt các tiêu chí cơ bản giải pháp đưa ra cho ngành du lịch vào lúc này là phải liên kết các trường bao gồm: đại học, cao đẳng, dạy nghề để xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo cung cấp nguồn nhân lực về du lịch cho khu vực; khuyến khích các tổ chức quốc tế thành tập trường đào tạo du lịch tại miền Trung; liên kết giữa doanh nghiệp du lịch, trường nghiệp vụ để xây dựng các mô hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn về du lịch…
Bên cạnh đó, Nhà trường cần có định hướng lại khi tuyển sinh, nên đào tạo song song giữa tiếng việt và tiếng anh; đưa sinh viên đi thực tập tại các khách sạn nhiều hơn. Về phía các doanh nghiệp cần bỏ ra một một nguồn quỹ nhất định để đào tạo cho đội ngũ nhân viên, có chính sách ưu đãi giữ chân nhân tài ở một số vị trí nhất định; đồng thời, định hướng cho nhân viên tránh tâm lý nhảy việc giữa các bên. Bên cạnh đó, các khách sạn cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên tiếp cận với công việc. Hiện, đã có bộ tiêu chuẩn VTOS liên quan đến kỹ năng nghề du kịch nhưng các doanh nghiệp chưa biết áp dụng qua thực tế.
Hà Minh / baodautu