Dư nợ nhóm 5 tại các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank sau khi được Kiểm toán nhà nước điều chỉnh lần lượt là 9,5 tỷ đồng, 35,5 tỷ đồng, 19,2 tỷ đồng.
Kiểm toán nhà nước điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 và tăng dư nợ nhóm 2, nhóm 5 của Vietinbank. Ảnh TL
Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán năm 2015 tại Ngân hàng Nhà nước, 13 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chuyên đề việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015.
Về điều hành chính sách tiền tệ, theo Kiểm toán Nhà nước, nhìn chung lượng tiền cung ứng hợp lý, đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cơ bản bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cả năm, thanh khoản thị trường được cải thiện.
Mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm từ 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013; cơ cấu tín dụng tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh, theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi, MHBS thua lỗ 167 tỷ đồng.
Song, cũng theo Kiểm toán Nhà nước, hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và còn tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý
Cụ thể, tổng nợ xấu toàn hệ thống tại 31/12/2014 (theo báo cáo của các tổ chức tín dụng) là 145.200 tỷ đồng (tăng 28.700 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,6% so với cuối năm 2013), chiếm 3,25% tổng dư nợ (giảm 0,36% so với năm 2013), theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước là 4,83%.
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cao và tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tại 31/12/2014 là 11,05%, tăng 68% so với năm 2013.
Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho VAMC, bán 79.610 tỷ đồng trong tổng số 143.500 tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong năm 2014 nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả, chỉ xử lý được 28 khoản nợ tương ứng 627 tỷ đồng trong tổng số 96.455 tỷ đồng nợ xấu đã mua.
Báo cáo Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra, các tổ chức tín dụng phân loại nợ chưa phù hợp Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV: Giảm dư nợ nhóm 1 là 379,6 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 187,7 tỷ đồng, nhóm 3 là 133,1 tỷ đồng, nhóm 4 là 27,5 tỷ đồng, nhóm 5 (dư nợ có khả năng mất vốn) là 9,5 tỷ đồng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giảm dư nợ nhóm 1 là 142,2 tỷ đồng, nhóm 3 là 1,2 tỷ đồng, nhóm 4 là 14,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 144,8 tỷ đồng, nhóm 5 là 19,2 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), giảm dư nợ nhóm 1 là 142,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 106,9 tỷ đồng, nhóm 5 là 35,5 tỷ đồng.
Các tổ chức tín dụng trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng: Vietinbank (20,5 tỷ đồng), BIDV (36,5 tỷ đồng), VCB (41,3 tỷ đồng).
Cho vay không đúng quy định nên chưa thu hồi được nợ VCB Chi nhánh Bắc Sài Gòn cho vay 18 khách hàng thuộc Hợp tác xã Hà Quang, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 55,4 tỷ đồng, đến 31/12/2014 chưa thu hồi được gốc, lãi 52 tỷ đồng (nợ nhóm 5).
VDB Chi nhánh Lạng Sơn giải ngân trùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Lạng Sơn cho CTCP Xi măng Đồng Bành 127 tỷ đồng (mới thu hồi được 5 tỷ đồng);
VDB cân đối giữa huy động và sử dụng vốn chưa phù hợp, dẫn đến tồn đọng vốn lớn VCB Chi nhánh Bắc Sài Gòn cho vay 18 khách hàng thuộc Hợp tác xã Hà Quang, huyện Củ Chi, TP.HCM 55,4 tỷ đồng, đến 31/12/2014 chưa thu hồi được gốc, lãi 52 tỷ đồng (nợ nhóm 5).
Nguyễn Thảo / BizLIVE