Giữa trung tâm TPHCM sôi động có một không gian xanh rộng lớn đã tồn tại hơn 150 năm, chứng kiến bao thăng trầm của TP. Đó là Thảo cầm viên, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi đời đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
Thảo cầm viên được nhà thực vật học Jean Baptiste Louis Piere (Pháp) xây dựng năm 1864 với tên gọi ban đầu là Vườn bách thảo. Sau hơn 1,5 thế kỷ tồn tại và phát triển, Thảo cầm viên được xem như viện bảo tàng sinh vật học với trên 600 cá thể động vật quý hiếm thuộc 125 loài; khoảng 4.000 cây thuộc các loài như 1.800 cây gỗ, 23 loài lan, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai… và vẫn được bổ sung thêm. Năm 1990, Thảo cầm viên là thành viên chính thức của Hiệp hội Các vườn Đông Nam Á. Trong Thảo cầm viên có những cây hàng trăm năm tuổi, tỏa bóng mát. Không khí ở đây rất trong lành với tiếng thú, tiếng chim muông và các loại cây xanh, hoa đẹp… có vai trò giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu. Hàng ngày nơi đây đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan.
TPHCM có rất ít công trình tồn tại và gắn bó như là một phần cơ thể sống của đô thị và thân quen với mọi tầng lớp Nhân dân như Thảo cầm viên. Đó là giá trị mà TP phải tiếp tục giữ gìn và phát triển để đây mãi là "báu vật xanh" không chỉ của riêng TPHCM mà là của cả nước.
Khu vườn cổ tích.
Đi xe điện quanh Thảo cầm viên.
Tê giác trắng châu Phi, một trong 5 loài tê giác còn tồn tại và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên do nạn săn bắn để lấy sừng.
Đoàn học sinh tiểu học tham quan Thảo cầm viên.
Thảo cầm viên - lá phổi của THPCM.
Một buổi học hội họa dã ngoại tại khu hồ nước trong Thảo cầm viên.
Những chú cừu và linh dương được nuôi thả chung.
Cho voi ăn mía.
Giống hổ trắng Bengal quý hiếm, được nuôi dưỡng và nhân giống thành công tại Thảo cầm viên.
Nguyễn Ngọc Hải / saigondautu.com.vn