Có hàng loạt các lý do được đưa ra để người Việt dần quay lưng với các dòng ô tô Trung Quốc như: Chất lượng kém, kiểu dáng nhái, nhanh hỏng…
Người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay các dòng xe ô tô của Trung Quốc.
Chưa đầy 10 năm, đã có 6 thương hiệu xe hơi Trung Quốc đến Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu nguyên chiếc hay thành lập liên doanh lắp ráp. Khi đó, ô tô Trung Quốc liên tục xác lập vị trí xe hơi rẻ nhất thị trường Việt Nam để thu hút người tiêu dùng. Nhưng không lâu sau, lần lượt các mẫu xe giá rẻ của Chery, BYD, Lifan hay Geely đều gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
Cho đến thời điểm này, những cái tên như Chery, BYD, Geely, Lifan hay MG đã không còn thấy xuất hiện. 3 thương hiệu còn lại gồm Haima, Changan và BAIC dù chưa “biến mất” nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy sức sống tại thị trường Việt.
Giá rẻ, phù hợp với số đông người tiêu dùng nhưng vì sao xe Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam bằng màn ra mắt ồn ào, nhưng rôìlần lượt biến mất khỏi thị trường một cách đầy chóng vánh và đầy “bí hiểm” ? Để trả lời câu hỏi này không phải quá khó, bởi thực tế cho thấy, chính các nhà sản xuất xe hơi của đất nước đông dân nhất thế giới đã tự “giết” chết sản phẩm của mình.
Sở dĩ những chiếc xe Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu xe hơi đến từ châu Âu và Mỹ là do họ đã tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ từ việc cắt giảm chi phí thử nghiệm an toàn. Nhưng chinh điều đó đã dẫn đến việc chất lượng và độ an toàn của xe Trung Quốcbị giảm sút. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ Trung Quốc có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất. Lợi dụng kẽ hở này, nhiều nhà sản suất đã bỏ qua rất nhiều lần thử, tiết kiệm được một phần đáng kể trong quá trình sản xuất.
Ví dụ: Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới. Thì Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần (chỉ bằng 1/10 so với tiêu chuẩn).
Cũng vì lý do cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền,... mà các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã nhái thiết kế của các hãng xe ngoại. Họ đã lược bỏ những chi tiết, trang bị không “thiết yếu” và làm tăng chi phí. Điều này cũng đã phản ánh một thực trạng nhiều doanh nghiệp xe Trung Quốc không thể sáng tạo. Họ cắt ngắn quá trình chế tạo xe hơi bằng cách sao chép lại những sản phẩm của hãng xe nước ngoài. Đã ăn cắp thiết kế một cách trắng trợn, các hãng xe Trung Quốc còn ngang nhiên đem trưng bày ở các triển lãm ôtô danh tiếng. Điển hình như ở Triển lãm ôtô Bắc Kinh năm nào cũng có sự xuất hiện của cả một bộ sưu tập xe nhái.
Nhiều người cho rằng, xe hơi Trung Quốc không có một nét đặc trưng hay sáng tạo gì ngoài đặc trưng “ăn cắp thiết kế”.
Không những tràn lan trên các dòng xe sản xuất trong nước, phụ tùng rởm do Trung Quốc sản xuất còn xuất hiện trên sản phẩm của các hãng xe hơi nước ngoài khiến ngày càng nhiều đối tác “quay lưng” .
Mấy năm trước, hãng xe thể thao sang trọng của Anh Quốc là Aston Martin đã phải thông báo thu hồi hàng chục nghìn xe do lỗi chân ga. Hãng cho biết các chi tiết bằng nhựa của bộ phận này là nhựa giả có nguồn gốc từ một nhà cung cấp ở Trung Quốc. Trong khi theo tiêu chuẩn, chúng phải được làm từ nguyên liệu của hãng Dupont, một thương hiệu có uy tín trên toàn cầu. Loại nhựa giả sau một thời gian sẽ hư hỏng và xuất hiện những vết nứt.
Vì tất cả những lý do nói trên, mà cho đến nay, ở một nước quen sử dụng đồ “Tàu” như Việt Nam, người tiêu dùng cũng đang dần tẩy chay các dòng xe ôtô có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Báo Người Đưa Tin