TINH DẦU TRÀM nguyên chất 100ml

  • Lượt xem:
    (1188)
  • Ngày đăng:
    03/06/2020

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ 100% nguyên liệu có từ cây tràm thiên nhiên (tràm gió). Từ xưa đến nay, dầu tràm/tinh dầu tràm được xem là biệt dược thiên nhiên rất tốt cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và sản phụ. Với đặc tính không nóng, không gây phản ứng phụ, không có chống chỉ định, dầu tràm được nhiều người lựa chọn trong tủ thuốc của gia đình.

Dung tích: 100ml

Kích cỡ (dài*rộng*cao): 4,7*4,7*12cm

Giao hàng: Free Ship cho đơn hàng trên 400K. 

290,000đ
275,000đ
Cty Tinh dầu Hoa Nén

Cty Tinh dầu Hoa Nén

123 Lê Ngô Cát, Phường Thuỷ Xuân, TP. Huế
  • Đánh giá hiện tại:

/Upload/files/100ml.jpg

MÔ TẢ

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ 100% nguyên liệu có từ cây tràm thiên nhiên (tràm gió). Thành phần chính trong tinh dầu tràm là cineol 1,8 (hay còn gọi eucalyptol) và α-Terpineol. Cineol >40% có tác dụng long đờm, trị ho, giữ ấm còn α-Terpineol ( 5 – 12%) giúp kháng khuẩn tốt mà các dược phẩm có sử dụng hoạt chất tự nhiên từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm rất tốt.

Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV, hàm lượng Cineol trong dầu tràm đạt 40%- 60% là tinh dầu tràm.

TINH DẦU TRÀM HOA NÉN nguyên chất với hàm lượng cineol chiếm 60% (năm 2020), đã được Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm định chất lượng và đã được Chi cục đo lường chất lượng – Sở KHCN xác nhận công bố chất lượng sản phẩm.

/Upload/files/Tinh%20d%E1%BA%A7u%20Tr%C3%A0m.jpg

CÔNG DỤNG VÀ HƯỞNG DẪN SỬ DỤNG CỤ THỂ DẦU TRÀM/TINH DẦU TRÀM

Từ xưa đến nay, dầu tràm/tinh dầu tràm được xem là biệt dược thiên nhiên rất tốt cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và sản phụ. Với đặc tính không nóng, không gây phản ứng phụ, không có chống chỉ định, dầu tràm được nhiều người lựa chọn trong tủ thuốc của gia đình.

Tác dụng nổi bật nhất của dầu tràm nguyên chất là phòng ho, tránh gió, trị cảm, chống đầy hơi. Lưu ý các mẹ nên tránh thoa vào những vùng da nhạy cảm của bé như mắt, vùng vết thương hở

Dầu tràm tránh gió, phòng cảm lạnh:

Thời tiết chuyển mùa, các trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để bảo vệ cơ thể vào những lúc thời tiết chuyển mùa, bạn dùng một ít dầu tràm hòa với nước ấm để tắm hàng ngày cho trẻ để tránh gió, cảm lạnh. Khi tắm nên đảm bảo nhiệt độ nước vừa phải, hòa từ 3-4 giọt dầu tràm vào nước ấm rồi hòa đều. Sau đó tắm nhanh cho trẻ (vào những lúc trời lạnh). Lưu ý khi tắm với dầu tràm cho trẻ không nên để dầu vương vào mắt trẻ.

Sau khi tắm xong bạn có thể massage phần lưng, chân, tay cho trẻ với dầu tràm nhằm giúp cơ thể trẻ luôn ấm, tinh thần thoải mái, tạo giấc ngủ sâu cho trẻ lúc về đêm.

Dầu tràm phòng, trị ho, long đờm:

Khi trời trở lạnh ngoài việc giữ ấm cơ thể trẻ bằng việc mặc áo ấm, tránh gió máy cho trẻ, bạn dùng dầu tràm thoa vào lưng (tránh thoa trực tiếp vào xương cột sống trẻ) trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên một cách tự nhiên và tự giữ ấm nhiệt độ cho cơ thể trẻ, đặc biệt là lúc về đêm. Trẻ nhỏ thường có thói quen đạp chăn và không thích đắp chăn lúc ngủ. Bạn cũng có thể giữ ấm cổ cho bé bằng cách cho ít dầu tràm vào khăn sữa của bé rồi quàng vào cổ cho bé hoặc để trước mũi cho bé thở hít vào hay cho một vài giọt dầu tràm nguyên chất vào gối nằm của trẻ, thoa vào gan bàn chân trẻ để giúp cơ thể bé không bị lạnh.

Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.

Dầu tràm phòng khò khè:

Khi trẻ bị ho hay bị lạnh trẻ thường có chịu chứng xổ mũi, nghẹt mũi, thở dốc, khó ngủ lúc về đêm. Những lúc như vậy sẽ khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Bởi vì những triệu chứng trên sẽ làm cho bé kém ăn, mất ngủ. Để tăng sức đề kháng cho bé lúc bé bị khò khè các mẹ không nên thoa dầu tràm nguyên chất trực tiếp lên mũi bé mà cho dầu tràm vào khăn sữa rồi đưa bé ngửi hay cho ít dầu tràm vào bông rồi để ở đầu giường, mùi thoang thoảng dịu nhẹ sẽ giúp bé lưu thông mũi dễ dàng.

Nếu thấy thời tiết chuyển mùa thì bạn nên phòng cho bé để bé không bị khò khè bằng cách giữ ấm, massage bằng dầu tràm nguyên chất cho bé trước khi đi ngủ ở gan bàn chân, lưng.

Dầu tràm phòng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, ợ chua:

Khi bé bị khò khè sẽ dẫn đến việc bé ăn dễ bị trớ, khó tiêu, nhác ăn. Đối với những bé như vậy việc đầu tiên các mẹ không nên ép bé ăn no, nên nấu cháo lõang dễ nuốt cho bé ăn. Sau đó, thoa dầu tràm lên lưng, xoa đều quanh bụng theo chiều kim đồng hồ kèm theo vài động tác massage nhẹ cho bé sẽ giúp bé không bị khó tiêu, đầy bụng.

Còn đối với các trường hợp bé bị đầy hơi, khó tiêu mà nguyên nhân không phải do bị ho, khò khè thì các mẹ chỉ cần thoa dầu tràm nguyên chất vào bụng, gan bàn chân cho bé, chỉ ít phút sau bé sẽ thấy thoải mái.

Dầu tràm phòng và trị muỗi đốt, côn trùng cắn:

Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh. Thoa 1 vài giọt dầu tràm vào chỗ bị muỗi, côn trùng đốt, sẽ hết bị ngứa và hết bị sưng, đỏ. Lưu ý, không thoa dầu vào khu vực mặt và thái dương cho bé. Bởi vì như đã nói ở trên, dầu cũng có độ nóng nhất định nên sẽ làm cay mắt bé.

Dầu tràm Kháng khuẩn:

Để giữ cho không khí trong lành, không có mùi ẩm mốc, thoáng khí, sạch sẽ, bạn có thể dùng tinh dầu tràm nguyên chất để xông phòng bằng đèn xông tinh dầu. Hay bạn có thể sử dụng một ít bông gòn cho vài giọt dầu tràm nguyên chất rồi để góc phòng, mùi hương dịu nhẹ của dầu tràm nguyền chất sẽ làm cho không gian căn phòng bạn thoáng, bạn cảm thấy thư thái dễ chịu và giúp bé hít thở không khí trong lành, không bị ngạt mũi, khò khè và tránh các loại côn trùng, muỗi đốt.

Bạn có thể xông phòng với Dầu tràm với dụng cụ là đèn xông tinh dầu.

Giảm đau

Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.

Tóm lại, dầu tràm tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nó lành tính (khác với dầu gió bị chống chỉ định trong nhiều trường hợp).

CÁC CÁCH DÙNG TINH DẦU TRÀM HUẾ CƠ BẢN:

-Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…
-Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…
-Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
-Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
-Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
-Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
-Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này

Sử dụng Tinh dầu tràm Huế cho trẻ sơ sinh:

-Tắm cho Trẻ sơ sinh: nhỏ vài giọt tinh dầu tràm Hoa Nén vào thau tắm đã có nước ấm
Sau khi tắm xoa một ít dầu vào lưng để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm thấy thoải mái, thư giãn
Sổ mũi, cảm: Thoa dầu vào xung quanh nơi bé ngủ như Nôi, Mùng, hoặc nhỏ mấy giọt tinh dầu tràm vào khăn mùi xoa để ở cổ hoặc gần mũi cho bé hít thở …
-Trị ho: Xoa dầu sau lưng và trước ngực cho bé như Massage
-Trị kiến, muỗi cắn: Bôi ngay chỗ bị cắn của bé. Tránh bôi trực tiếp vào mặt, trán và thái dương
-Trị Đau bụng: Xoa quanh vùng rốn

Sản phẩm liên quan