Trong khi đó, tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) với hơn 489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này.
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, trong số 88,4 triệu dân từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 6,4 triệu người, chiếm 7,3%. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng có số người nhập cư đông nhất với hơn 1,3 triệu người và Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có số người xuất cư đông nhất với hơn 724.000 người.
Năm 2019, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số người nhập cư cao nhất cả nước với 772.000 người, cao hơn gần 300.000 người so với Bình Dương là tỉnh xếp thứ 2. Xếp sau đó là Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng, Long An, Cần Thơ, Thái Nguyên và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây chủ yếu là các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp, cơ hội việc làm cao.
10 địa phương có số dân nhập cư cao nhất cả nước. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bên cạnh đó, một số tỉnh thành như Thanh Hóa, Nghệ An, An Giang, TP. Hồ Chí Minh… có số người di cư cũng khá cao. Trong đó, Thanh Hóa và An Giang là 2 địa phương có số người xuất cư cao nhất với khoảng 140.000 người. Toàn quốc có 12 tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn người xuất cư. Tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) với hơn 489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này.
10 địa phương có số dân xuất cư cao nhất cả nước. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngoài ra, báo cáo cũng chia số người nhập cư và xuất cư theo giới tính. Số người nhập cư có giới tính nam là hơn 967.000 người, thấp hơn số người nhập cư là nữ với hơn 995.000 người. TP. Hồ Chí Minh là nơi có số người nhập cư cao nhất đối với cả nam giới và nữ giới. Trong đó, nam chiếm 49,67% tổng số người nhập cư và nữ chiếm 50,33%.
Thanh Hóa là tỉnh có số người xuất cư đối với cả nam và nữ với số nam giới chiếm 48% tổng số người nhập cư và nữ giới chiếm 52%. Theo Tổng cục Thống kê, sự chênh lệch trong di cư giữa giới tính đang dần thay đổi theo hướng cân bằng.
Báo cáo cho biết, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người di cư đã cải thiện so với 10 năm trước, tăng từ 22,9% năm 2009 lên 37,2% năm 2019 và cao hơn so với người không di cư. Năm 2019, tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn 17,5 điểm phần trăm so với người không di cư.
Trong tổng số lao động di cư đang làm việc trong nền kinh tế, có tới 91,4% người di cư làm ở khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đạt 2,53%, trong đó nữ giới di cư có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới. Nữ giới di cư có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới di cư, lần lượt là 2,82% và 2,20%.