Số lượng người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD của Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN-6, theo Knight Frank.
Nếu xét theo tài sản trên sàn chứng khoán, thì theo thống kê vào ngày 20/03/2023, Việt Nam đang có 136 người có tài sản trị giá hơn 30 triệu USD (khoảng hơn 707 tỷ đồng).
Ngoài số tài sản được niêm yết trên sàn chứng khoán, báo cáo của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản độc lập lớn trên thế giới - cũng từng đưa ra dữ liệu về số triệu phú USD (có tài sản trên 1 triệu USD) và những người siêu giàu (có tài sản trên 30 triệu USD - tương đương hơn 700.000 tỷ đồng).
Theo dữ liệu từ báo cáo Wealth Report 2022 của công ty tư vấn Knight Frank, năm 2021, Việt Nam có 72.135 triệu phú USD (báo cáo Wealth Report 2023 không thống kê số triệu phú và người siêu giàu của từng nước). Với con số này, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á về số triệu phú, sau Singapore, Thái Lan và Indonesia.
Nếu xét số lượng siêu triệu phú, hay còn được gọi là những người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD, theo Knight Frank, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN-6 với 1.234 người (con số này cao hơn nhiều so với các cá nhân có trên 30 triệu USD trên sàn chứng khoán).
Dự báo đến năm 2026, Việt Nam sẽ có 1.551 người siêu giàu.
Theo dự báo của Knight Frank, đến năm 2026, Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan về số người siêu giàu để đứng thứ 3 trong nhóm ASEAN-6.
Báo cáo của Knight Frank cũng ước tính, tốc độ tăng triệu phú của Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 32%, trong khi tốc độ tăng người siêu giàu với tổng tài sản trên 30 triệu USD là 31%.
Tài sản trung bình của những người nằm trong top 1% dân số giàu nhất năm 2021 lên tới 898.377 USD.
Theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới
Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 291.334 USD, và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 68.680 USD.
Theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới
Tuy nhiên, những con số này có thể sẽ chưa hoàn toàn bao quát hết mọi khía cạnh, trong bối cảnh tài sản của rất nhiều người Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng bất động sản.
Tại các quốc gia phát triển, điển hình như Mỹ hay Úc, cơ sở dữ liệu về giá trị bất động sản theo giá trị trường sẽ được đưa vào thống kê vì họ đánh thuế trên giá trị bất động sản theo giá thị trường. Do đó khi đánh giá về tổng tài sản, các hãng thống kê sẽ dễ dàng tính toán những giá trị tài sản rất sát với giá thị trường. Ở các quốc gia khác, việc giá nhà tăng lên sẽ được quy vào thu nhập bất thường và người dân phải chịu thuế cho phần thu nhập bất thường đó. Trong khi tại Việt Nam, chưa bộ phận nào cập nhật thông tin nhanh chóng về mức tăng của giá nhà.