Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 thâm hụt 300 triệu USD, kéo nhập siêu 7 tháng đầu năm đạt gần 3,1 tỷ USD, tương đương 2,7% kim ngạch xuất khẩu.
Ảnh minh họa. |
Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 thâm hụt 300 triệu USD, kéo nhập siêu 7 tháng đầu năm đạt gần 3,1 tỷ USD, tương đương 2,7% kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn duy trì thặng dư với mức 11,6 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu với 14,7 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD giảm nhẹ 1,7% ( so với tháng trước, trong đó, khu vực có vốn đầu tư trong nước ước đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1%.
Tính chúng 7 tháng ước đạt 115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, khu vực có vốn đầu tư trong nước ước 32,2 tỷ USD, tăng 14,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước 83,1 tỷ USD tăng 20,3%.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp với tỷ trọng phần lớn thuộc về các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao như: Điện thoại các loại và linh kiện 15% (2,9 tỷ USD); Điện tử, máy tính và linh kiện 43,3 (4,1 tỷ USD); Dệt may 8,1% (1,1 tỷ USD USD); Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tụng khác 29,5% (1,6 tỷ USD).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 1,6%, trong đó, khu vực có vốn đầu tư trong nước đạt 7,1 tỷ USD giảm 2,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,7 tỷ USD giảm 1,2%.
Tính chúng 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ước đạt 118,3 tỷ USD, tăng 24,0%, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 71,3 tỷ USD, tăng 28,1%, khu vực đầu tư trong nước ước đạt 46,9 tỷ USD, tăng 18,4%.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nguyên phụ liệu đầu vào và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tăng như: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng 37,4% (5,8 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện 30,6% (1,7 tỷ USD); Xăng dầu 32,3% (943 triệu USD).
Theo nhận định của cơ quan thống kê, khả năng nhập siêu có thể vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2017 do xu hướng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho các dự án, cũng như nhập nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, gia công lắp ráp của các doanh nghiệp FDI.
N.Mạnh / BizLIVE