VMware, hãng công nghệ toàn cầu về điện toán đám mây vừa đưa ra 5 dự báo xu hướng công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong năm 2017.
Theo nhận định của VMware, đối với khu vực và thị trường ưu tiên di động như Việt Nam, đang có sự phát triển nhanh chóng của một thế giới được vận hành bởi ứng dụng.
Các công nghệ về di động và điện toán đám mây cũng như xu hướng như Internet vạn vật (IoT) sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi, giúp các doanh nghiệp có lợi thế lớn để trở thành Doanh nghiệp của Tương lai.
Với nhận định đó, VMware đưa ra 5 dự báo xu hướng công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong năm 2017 bao gồm:
1. Mobility Plus
Khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, là một thị trường ưu tiên cho di động. Bên cạnh tỷ lệ sử dụng di động cao, Việt Nam cũng là thị trường hấp dẫn của khu vực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-ups) sáng tạo ra những ứng dụng mới, giúp thay đổi cách thức người dùng làm việc cũng như giải trí.
Khi mà thị trường tiếp tục tận dụng công nghệ, sáng tạo và phát triển những ứng dụng mới, thì các doanh nghiệp cần phải bắt đầu xem xét thay đổi cách tiếp cận của họ đối với tính di động trong kinh doanh.
Trong năm 2017, các doanh nghiệp cần hướng tới khả năng tích hợp các ứng dụng mà có thể hỗ trợ cho nhân viên như với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo.
Trong năm 2017, các doanh nghiệp cần hướng tới khả năng tích hợp các ứng dụng mà có thể hỗ trợ cho nhân viên như với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo của họ.
2. Cloud Plus
Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng điện toán đám mây của VMware khẳng định thực trạng đa đám mây đang được ứng dụng trong các doanh nghiệp khu vực ASEAN, với trung bình mỗi doanh nghiệp đã mua ngoài 5-6 dịch vụ đám mây mà không do bộ phận CNTT của họ cung cấp.
Xu hướng sắp tới sẽ là sự phổ biến của môi trường điện toán đám mây lai. Điểm đáng quan tâm sẽ là quản lý, kết nối mạng, vận hành và đảm bảo an toàn cho cả đám mây công cộng lẫn đám mây riêng.
VMware cho rằng, năm 2017 là năm mà hệ thống mạng sẽ đảm nhận vai trò chuyển đổi quan trọng. Hệ thống mạng giờ đây không chỉ là việc nhà cung cấp nào cung cấp thiết bị tốt nhất cho bộ phận CNTT.
3. Hệ thống mạng được định nghĩa bằng phần mềm (True Software-Defined Networking)
Năm 2017 là năm mà hệ thống mạng sẽ đảm nhận vai trò chuyển đổi quan trọng. Hệ thống mạng giờ đây không chỉ là việc nhà cung cấp nào cung cấp thiết bị tốt nhất cho bộ phận CNTT.
Các nhà phát triển ứng dụng đòi hỏi phải có một loạt các tính năng hệ thống mạng phong phú nhằm hỗ trợ tốt cho ứng dụng của họ.
Bộ phận CNTT thì cần các tính năng hệ thống mạng giúp nâng cao hiệu suất của nhà phát triển, bất kể họ lựa chọn loại ứng dụng gì hay môi trường triển khai nào, hoặc ứng dụng sẽ đặc biệt được triển khai tại đâu, đồng thời vẫn phải mang tới cho bộ phận CNTT các công cụ kiểm soát hiệu quả về bảo mật và tính tuân thủ. Đó chính là việc cung cấp các tính năng quan trọng để đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng, cho dù chúng chạy trên hạ tầng nào hoặc ai sở hữu hạ tầng đó
4. Bảo mật
Hiện nay, các cuộc thảo luận về bảo mật xung quanh môi trường điện toán đám mây – cả công cộng lẫn riêng – đã chú trọng vào việc bảo mật môi trường đó như thế nào.
Các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi tư duy từ “làm thế nào để bảo mật đám mây” sang tận dụng đám mây để bảo mật, và đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp có thể tìm những cách thức mới nhằm tự động hóa tính năng bảo mật.
VMware, cho rằng, năm 2017 sẽ chứng kiến nhiều công nghệ và kỹ thuật được phát triển để dùng đám mây bảo đảm an toàn cho ứng dụng và dữ liệu – bao gồm năng lực kiểm soát và các chính sách để đảm bảo các tải công việc, sử dụng dữ liệu động để hạn chế dữ liệu bất biến, tự động phản hồi khi có sự cố bảo mật, chia nhỏ ứng dụng, khả năng giám sát và quản lý tốt hơn.
5. Sáng tạo nhờ CNTT và Trải nghiệm người dùng tối ưu, cùng với đó là sự gia tăng của CNTT thuê ngoài (Shadow IT)
Khảo sát Hiện trạng điện toán đám mây của VMware cho thấy 75% các doanh nghiệp khu vực ASEAN thừa nhận bộ phần CNTT cần phải lãnh trách nhiệm thúc đẩy sáng tạo.
VMware cũng nhấn mạnh rằng khu vực CNTT đã chứng kiến tỷ lệ phi tập trung hóa CNTT cao nhất trên thế giới, với hơn 80% người được hỏi đồng ý rằng việc mua sắm và quản lý CNTT đang ngoài tầm kiểm soát của bộ phân CNTT.
Xu hướng phi tập trung hóa và CNTT thuê ngoài hiện đã xuất hiện tại khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong năm 2017, thì sẽ cần chú trọng và phát triển các dịch vụ CNTT thuê ngoài.
Thế Hải / baodautu