Trong năm 2017, lao động của Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 8,3 triệu VND, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước (khoảng 6,6% theo giá so sánh), nhờ cải thiện năng suất lao động.
Kết quả tăng trưởng tốt trong những năm qua đã hỗ trợ đẩy mạnh tạo việc làm và nâng cao thu nhập người lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 2%. Tương tự, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tương đối cao, đạt 76,6% trong quý 2/2018 tính cho dân số độ tuổi từ 15 trở lên.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 10,5$ mỗi năm theo giá hiện hành suốt giai đoạn 2010 – 2017 (khoảng 4% theo giá so sánh). Cụ thể, thu nhập của lao động trong khu vực nhà nước tăng 8,9% theo giá hiện hành trong cùng kỳ, thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng lần lượt 11,6% và 11,4% mỗi năm.
Trong năm 2017, lao động của Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 8,3 triệu VND, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước (khoảng 6,6% theo giá so sánh), nhờ cải thiện năng suất lao động.
Mặc dù vậy, chất lượng của lực lượng lao động vẫn là một thách thức. Tuy đã có những cải thiện so với 14,5% năm 2009, nhưng tính đến quý 2/2018, chỉ có 21,9% lực lượng lao động được dạy nghề hoặc tham gia các hình thức giáo dục sau phổ thông khác.
Thành tựu lớn nhất trong những năm qua là số lượng người có bằng đại học (tăng 4,1 điểm phần trăm tỷ lệ trên tổng trong cùng kỳ) và các trường kỹ thuật (tăng 2,6 điểm phần trăm.)
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy kỹ năng của lao động và cung lao động vẫn là quan ngại nghiêm trọng hơn đối với các bên sử dụng lao động so với các vấn đề về thuế và quy định trên thị trường lao động.
Nhiều đơn vị sử dụng lao động cho biết tuyển dụng lao động mới là một thách thức đặc biệt nghiêm trọng do thiếu kỹ năng, nhất là trong số các ứng cử viên tìm việc ở các nghề kỹ thuật, chuyên môn và quản trị.
Thông tin trong bài viết được trích từ báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 11/12/2018.