Kết quả xuất khẩu này đã hụt rất xa so với mục tiêu đề ra từ đầu năm 2016 từ 30-31 tỷ USD và thấp hơn mốc 29 tỷ USD sau khi đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu.
Vitas dự tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2016 là 28,3 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với 2015
Năm 2016 là một năm trầm của ngành dệt may, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu.
Theo ước tính của ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas),
Do tình hình dệt may toàn cầu đều suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của dệt may tăng trưởng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28,3 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 5%, tăng gần 1,5 tỷ USD so với năm 2015.
Đối với Vinatex, tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cũng không mấy sáng sủa.
Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm qua của Vinatex chỉ tăng 3%, đạt 37.757 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.477 tỷ đồng, tăng 4%, tổng doanh thu (không VAT) đạt 40.563 tỷ đồng, tăng 3%, lợi nhuận trước thuế ( không tính đơn vị phụ thuộc) đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ.
Các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có mức tăng rất thấp 1 con số.
Việc hụt hơi xuất khẩu đã được các doanh nghiệp trong ngành quan ngại từ quý 2/2016, khi đơn hàng sụt giảm đáng kể ở cả các doanh nghiệp lớn, đi kèm theo đó là giá xuất khẩu cũng giảm hơn 10% so với 2015.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, năm 2016 là năm khó khăn nhất của ngành dệt may trong 10 năm trở lại đây và thực tế này còn tiếp cho đến hết quý 3/2017.
Thế Hải / baodautu