Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè quận 4Gánh bún tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4 hút khách dù không có biển hiệu, chỉ để chữ "Bán bún suông". Tô bún suông gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc, khô mực cộng thêm suông (đuông). Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me. Giá mỗi tô là 40.000 đồng.Quán bún Huế không thịt bòBún chả cua giò heo trên đường số 5, đường Tạ Quang Bửu, quận 8 là địa chỉ quen thuộc của người thích món Huế. Món bún có nước dùng thanh, thơm mùi sả, được nấu từ đường phèn, xương heo hầm trong nhiều giờ bằng than củi, đượm mùi khói. Một tô bún thập cẩm gồm chả cua, chả lụa, giò heo và huyết. Ăn kèm còn có dĩa rau sống gồm giá, bắp chuối bào, xà lách, ngò rí, húng quế. Chả cua là điểm nhấn của tô bún này với phần thịt càng cua biển quết nhuyễn rồi trộn với thịt nạc heo có độ dai và vừa ăn. Giá mỗi tô là 50.000 đồng, quán bán từ 6h30 đến 13h mỗi ngày. Quán bún mọc gia truyền cầu Bà TàngQuán bún mọc Cầu Bà Tàng ở số 2429A đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hút khách nhất trong gần 10 quán quanh khu cầu Bà Tàng với giá từ 35.000 đến 75.000 đồng/tô. Quán mở bán khoảng 600 tô mỗi ngày từ 15h đến 0h. Bún riêu không cua, không ốc 40 năm ở chợ Bến ThànhQuán bún riêu gánh ở góc đường Lê Lợi và Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1 có giá 55.000 đồng/tô và được gọi là bún riêu "sang chảnh" nhờ đón nhiều lượt khách nước ngoài, Việt kiều trước khi có dịch Covid-19. Tô bún nhìn đơn giản gồm phần bún sợi nhỏ, huyết vịt, chả cua thịt, đậu hũ cắt góc và cà chua, thêm hành trụng bên trên. Từng thành phần của tô bún đều có kích cỡ lớn, phải cắn 3 miếng mới hết phần chả cua thịt chắc nịch và miếng huyết dai mềm, đậu hủ nóng chấm cùng nước me pha sệt và mắm ớt. Quán mở bán từ 8h đến hơn 19h hàng ngày, khách đến phải trả thêm phí giữ xe là 5.000 đồng/lượt.