Trước khi đi đến Phan Thiết, bạn sẽ tự hỏi là "ăn gì ở Phan Thiết?". Cùng khám phá các món ăn đặc sản miền "nắng và cát" nhé.
1. Gỏi cá
Gỏi cá Phan Thiết được chế biến từ những loài cá có sẵn như cá mai, cá suốt hay cá đục. Gỏi cá rất dễ làm nên các quán thường cạnh tranh nhau ở cách xử lý hay cách gia giảm mùi vị, nguyên liệu đi kèm. Một đĩa gỏi cá ngon phải đạt đủ chuẩn chua, cay của ớt, của hành tây ngâm giấm, tươi ngon của cá, cả cái giòn của những sợi rong tuyết đi kèm.
Gói cá mai hấp dẫn với vị chua cay tươi ngon.
Gỏi cá đục cũng được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến Phan Thiết.
Địa chỉ tham khảo: Quán Việt Hải khúc bùng binh 19/4; Các quán nhậu ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty; Quán Cây Bàng ở Mũi Né.
2. Cá lồi xối mỡ
Cá lồi xuất hiện nhiều nhất là vào các tháng 7-8-9 âm lịch và thường có trọng lượng từ 0,5 – 5kg. Theo mẹo vặt của các bà nội trợ thì cá lồi lớn nhiều thịt và ngọt hơn cá lồi nhỏ.
Cá lồi xối mỡ độc lạ mà không phải ai cũng biết.
Có thể chế biến nhiều món ngon từ cá lồi như nấu canh chua, kho tỏi, tiêu hay ớt, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ. Ngoài điểm nhấn độ ngọt, tươi của cá, nước mắm me với vị béo của gan cá cũng mê hoặc thực khách không kém.
Địa chỉ tham khảo: Quán Xuân Vàng, đường Võ Thị Sáu, Phan Thiết và các quán năm trên khu vực Mũi Tàu (Bờ Kè) sát cầu Trần Hưng Đạo, Phan Thiết.
3. Bánh quai vạc
Bánh quai vạc không chỉ được bày bán tại các chợ, các con đường lớn nhỏ mà bạn còn dễ dàng thưởng thức ở các bãi biển của vùng đất này như Mũi Né, Hòn Rơm...
Bánh quai vạc dai mịn thơm ngon. Ảnh: Kevin.
Bánh quai vạc thu hút du khách ở lớp bột trong veo, dai mịn, com tôm lột đỏ au hấp dẫn. Song yếu tố khiến du khách muốn ăn lại lần nữa chính là chén nước mắm được pha chế từ loại mắm nổi danh của địa phương hay miếng chả cá hấp dai, mịn.
4. Bánh tráng nướng mắm ruốc
Bánh tráng nướng không lạ, mắm ruốc càng không nhưng cách nướng kết hợp hai nguyên liệu này ở Phan Thiết khiến du khách "tròn xoe mắt".
Bánh tráng dùng cho món ăn này là bánh tráng gạo, tráng mỏng điểm xuyết thêm vài hạt mè đen.
Bánh tráng dùng cho món ăn này là bánh tráng gạo, tráng mỏng điểm xuyết thêm vài hạt mè đen. Khi có khách yêu cầu, người bán sẽ lấy bánh tráng, trét lên một mắm ruốc, rồi thêm trứng cút thái múi cau, nem, chả cá, hành hoa... nướng trên lửa than nhỏ. Khi bánh chín đến một độ nhất định, đầu bếp sẽ dùng một thanh tre nhỏ, cuộn từ từ thành một chiếc kèn nhỏ sao cho các nguyên liệu đều nằm gọn trong cái cuốn bé xinh ấy.
Bánh tráng được cuộn lại gọn gàng cùng các gia vị và nướng.
Địa chỉ tham khảo: Thưởng thức món này ở ngã tư Thủ Khoa Huân và Trần Hưng Đạo hay góc Trần Hưng Đạo và ngã 3 Tam Biên.
5. Khoai lang hầm
Nếu giới trẻ xem khoai lang hầm như một món ngon, lạ, độc thì với những thực khách cao tuổi, món ăn này nhắc người ta gợi nhớ đến khoảng thời gian nghèo đói với ước mơ cháy bỏng về nồi cơm trắng.
Khoai lang hầm như một món ngon, lạ, độc.
Cách chế biến món ăn này cũng lạ. Khoai lang phơi thật khô, cho vào nồi hầm kỹ. Khi khoai đã chín mềm và tơi ra thì cho đường cục đã được chặt nhỏ vào nồi, trộn đều. Công phu như thế nhưng giá của món ăn này cực rẻ, từ 3.000 – 5.000 đồng/gói. Thêm một điều lạ là dù ăn nóng hay nguội, món ăn này luôn gợi người ta nhớ đến mùi hương của nắng, của gió.
Địa chỉ tham khảo: thưởng thức món ăn này ở khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong, Chợ Phường hay các chợ lớn nhỏ của tỉnh này. Lưu ý chỉ bán vào buổi sáng.