Hội Đức Bác
Thời gian: 1/2 và 11 - 12/6.
Địa điểm: Xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Thánh Ông, Bát Nàn công chúa (tướng của Hai Bà Trưng), ông tổ hát xoan.
Đặc điểm: Lễ cầu đinh, đua thuyền sang Phượng Lâu (bên kia sông) cướp giỏ thóc (bó mạ) mang về, hát xoan.
Hội đình Tích Sơn
Thời gian: 3/1 âm lịch.
Địa điểm: Phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: 7 thần Lỗ Bình Sơn.
Đặc điểm: Tục, trò thi ném lợn, thi nấu cơm, thi kéo co nam, nữ.
Hội Bạch Lưu
Thời gian: 28/12 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Lã Công Lô, danh tướng có công đánh quân Triệu Văn Vương.
Đặc điểm: Cúng tế, chọi trâu.
Hội Bơi chải trên sông Cánh (Hương Canh)
Thời gian: Ngày 15/7 âm lịch
Địa điểm: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng suy tôn: Thần sông (thủy thần) Đặc điểm: Thi bơi chải.
Hội làng Bồ Sao
Thời gian: 15 - 16/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Đông Hải Đại Vương.
Đặc điểm: Trò trình nghề nông: dân đóng các vai người đi cày, người đi bừa, người quăng mạ... Ngày 16/5 lễ rước mạ lên kiệu đến đền Đuống, mâm mạ được đặt lên bàn thờ lễ thần, sau đó đem ra cấy.
Hội làng Cựu ấp
Thời gian: 10/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh.
Đặc điểm: Tục đua thuyền cướp kén: thuyền đua xuất phát từ đình Chải, bơi sang làng Xuân Viên bên kia sông cướp né kén đem về lấy may.
Hội làng Tiên Non
Thời gian: 10/8 âm lịch
Địa điểm: Làng Tiên Non, thuộc xã Tiền Châu, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng suy tôn: Đông Hối - tướng của Hai Bà Trưng và con trai là Đông Hải
Đặc điểm: Lễ tế, lễ rước. Đấu vật, cờ người…
Hội Mậu Lân
Thời gian: 12/12 âm lịch.
Địa điểm: Xã Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng bản thổ.
Đặc điểm: Lễ múa dâng thần, tế trận, 2 người chém lợn, cầm đầu lợn múa dâng thần (ban đêm), múa mo (biểu tượng hình sinh thực khí).
Hội Rưng
Thời gian: 6/1 - 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đặc điểm: Chợ xuân mua bán cầu may, đua thuyền, đấu gậy, nấu cơm thi, bắt chạch trong chum (đôi trai gái thanh tân bá vai nhau, mỗi người một tay thò vào chum có nước bắt cho được con chạch trong đó).
Hội Thượng Lạp
Thời gian: 10/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Tướng quân Cao Nguyên (thời Hai Bà Trưng).
Đặc điểm: Lễ hội có diễn trò hất phết.
Hội xuân làng Thổ Tang
Thời gian: 14 - 23/1 âm lịch (Hội xuân) và 18/12 âm lịch (Lễ khao thọ - 55 tuổi).
Địa điểm: Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Thần Đất (Nuôi Ná), Lâu Hổ Hầu (có công chống Nguyên Mông), Phùng Thị Dung tiên nương.
Đặc điểm: Rước, đấu vật, cờ tướng.
Hội Yên Lập (trong tháng 4 âm lịch)
Thời gian: 21/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Thần bản thổ.
Đặc điểm: Tiệc bánh giầy, múa gươm, chọi trâu.
Hội Yên Lập (trong tháng 5 âm lịch)
Thời gian: 25 - 27/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Đăng Đạo Song Nga, âm phù Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ trình Thánh, đón Ngài về dự hội trên ba thuyền ghép lại, thi bơi trải.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Thời gian: 17/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hải Lựu, huyện Sông Lô.
Đối tượng tôn vinh: Tinh thần thượng võ.
Đặc điểm: Lễ tế Thành Hoàng làng, Chọi Trâu.