Tồn tại hơn 700 năm và gắn liền với nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi, "gốc thị sử tích" tại xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được người dân xem là bảo vật vô giá
Cây thị cổ nằm trong khu vườn của gia đình anh Uông Trung Hòa (SN 1960), trú tại xóm Kim Sơn, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Cây thị này được xác định đã hơn 700 năm tuổi. Theo chia sẻ của anh Hòa, từ khi sinh ra, anh đã thấy gốc thị sừng sững ở góc vườn rồi.
Cây thị cao khoảng gần 50m, tán lá rộng 30m, chu vi gốc gần 13m, thân thon nhỏ dần lên ngọn.
Dưới gốc thị có chỗ được khoét rỗng ruột cao khoảng 5m, nhiều người có thể ẩn nấp bên trong.
Cây thị cổ này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi. Theo đó, trong một lần đánh nhau với giặc Minh, bị giặc ráo riết truy lùng, Lê Lợi đã liền chạy vào ẩn mình trong hốc cây và sau đó đã trốn thoát được.
Cũng tại gốc thị cổ này, Lê Lợi đã cùng Nguyễn Tuấn Thiện – thủ lĩnh đội quân Cốc Sơn, có cùng chí hướng chống quân Minh đã giết ngựa trắng uống máu, cắt tóc ăn thề, kết nghĩa tình anh em.
Trải qua hơn 700 trăm, gốc chị vẫn sừng sững hiên ngang vươn cao và xanh tốt, cành lá sum suê vươn cao che bóng mát quanh năm. Được biết, cây luôn sai quả khi vào mùa thị, tỏa mùi thơm ngào ngạt.
Gốc cây to nhiều người ôm không xuể, rêu phong phủ kín
Thân cây khá xù xì biểu lộ tuổi thọ lâu đời của cây thị cổ.
Gắn với giai thoại về vua Lê Lợi, từ đó người dân trong vùng lập đền thờ, đặt tên là "cây thị ăn thề" hay "gốc thị sử tích". Bốn câu thơ vẫn được người dân lưu truyền để ghi nhớ: "Cắt tóc, giết ngựa trắng/Dưới gốc thị thề nguyền/Nguyện đồng tâm đồng chí/Phá giặc xây cơ đồ". Dân trong làng xem cây thị như là bảo vật vô giá và là niềm tự hào của tất cả mọi người. Lư hương và hoa luôn được người dân đưa đến thắp tại cây thị cổ.
Được biết, năm 2015, đền thờ "Gốc thị sử tích" đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Theo Linh Chi / Người đưa tin