Thời vua Nguyễn, súng thần công được xem như là 1 vũ khí hiện đại, trong đó Cửu vị thần công được đúc bằng đồng và trang trí đẹp nhất, kích thước lớn nhất.
Cửu vị thần công trước đây được đặt ở trước mặt Ngọ Môn trong hai dãy nhà đặt tên là Pháo Xưởng, hiện nay được đặt ở cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập), là hai cửa của Kinh thành Huế.
Cửu vị thần công
Cửu vị thần công được đúc tại Huế từ tháng 2 năm 1803 đến tháng 1 năm 1804 (12 tháng) do lính thợ ở bộ Công và binh sĩ ở bộ Binh thực hiện, vật liệu là tất cả các khí mảnh bằng đồng tịch thu được của triều Tây Sơn đem nấu chảy, đúc thành súng để làm “kỷ niệm muôn đời”.
Cửu vị thần công
Một số họa tiết trên quai, thân súng, giá gỗ trên Cửu vị thần công
Cửu vị thần công được đặt tên theo “Tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; “Ngũ hành”: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm 1816, chín khẩu súng còn được triều Gia Long đặt tên mới nữa là: Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Công Cửu Vị.
Trong Cửu vị thần công, khẩu nặng nhất nặng là 18.400 cân, khẩu nhẹ nhất là 17.200 cân, trọng lượng đồng của chin khẩu là 140.300 cân. Mỗi khẩu được kê trên một giá súng bằng gỗ chạm trổ rất công phu. Hai bên giá là 4 bánh xe bằng gỗ viền sắt dùng để di chuyển.
Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên giá súng đều rất điêu luyện, tinh xảo. Đây là những khẩu thần công lớn nhất Việt Nam, một trong những bộ tác phẩm mỹ thuật bằng đồng có giá trị nhất của dân tộc.
Cửu vị thần công
Sau khi đã đánh đổ vuơng triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long hạ lệnh tập trung các mảnh khí bằng đồng tịch thu được của triều đại này đem nấu chảy và đúc thành 9 khẩu súng lớn để làm kỷ niệm muôn đời. Tên mỗi khẩu đại bác được đặt trước, gọi tên là bốn mùa (tứ thời) trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông và năm yếu tố tự nhiên (ngũ hành) là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ rồi khắc chữ ở nuốm từng đuôi súng. Năm 1816, chín khẩu súng này còn được triều đình Gia Long tặng thêm tên mới là Thần oai vô địch tướng quân cửu vị.
Súng có chiều dài 5,10m, đường kính nòng 0,23m, trọng lượng khẩu nặng nhất là 18.400kg, khẩu nhẹ nhất la 17.000kg. Mỗi khẩu súng đặt trên một cái giá bằng gỗ chạm trổ rất công phu. Hai bên giá có 4 bánh xe gỗ viền sắt để tiện cho việc di chuyển.
Trọng lượng “Cửu vị thần công” được tính theo cân – theo Hệ đo lường cổ của Việt Nam, trọng lượng được cân trong khi làm và được khắc trực tiếp trên thân súng.
* Súng thứ 1: Xuân, nặng 17.700 cân
* Súng thứ 2: Hạ, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 3: Thu, nặng 18.400 cân
* Súng thứ 4: Ðông, nặng 17.800 cân
* Súng thứ 5: Mộc, nặng 17.000 cân
* Súng thứ 6: Hoả, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 7: Thổ, nặng 18.800 cân
* Súng thứ 8: Kim, nặng 17.600 cân
* Súng thứ 9: Thủy, nặng 17.200 cân
Cửu vị thần công
Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị Thần công còn mang giá trị nghệ thuật rất cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên 9 giá gỗ đều rất điêu luyện và tinh xảo.
Nguồn: Sưu tầm.