Ngày 22/9/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1636/QĐ-TTg về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
Điều chỉnh mục tiêu phát triển đến năm 2020 như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế của vùng và cả nước về công nghiệp khai thác và chế biến sâu các loại khoáng sản, xuất nhập khẩu hàng hóa trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, dịch vụ của khẩu, du lịch, bước đầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; là địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); duy trì và phát huy được nét đẹp của văn hoá đa sắc tộc; bền vững về môi trường tự nhiên; chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia được bảo đảm.
Phấn đầu đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc. Đến năm 2030, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng them bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 10,5 – 11,5%/năm, trong đó ngành , lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,0 – 6,5%.năm, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12 – 12,5%/năm, ngành dịch vụ tăng 11 – 12%,năm. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 khoảng 75 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 13,0%; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 44,5%; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 42,5%.
b) Về xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm; tỷ lệ dân số thành thị đến năm 2020 còn khoảng 25%. Giảm tỷ lệ nghèo bình quân khoảng 3- 5%/năm, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với bình quân của vùng.
- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% (trong đó đào tạo ngành nghề 55%); tạo việc làm mới bình quân hàng năm cho khoảng 5,5 – 6,0 nghìn người.
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2020 hoàn thành khoảng 50 xã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bằng 34,7% tổng số xã toàn tỉnh.
- Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
c) Về môi trường:
- Phấn đầu tỷ lệ che phủ của rừng đạt 56%.
- Cơ bản dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; trên 95% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, phấn đấu 100% các khu vực công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; chất thải rắn được thu gom và xử lý.
III. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu chung
- Đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển bền vững các lĩnh vực từ dịch vụ đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như phát triển đô thị; các dịch vụ xã hội cũng được cung cấp hiệu quả trong mọi lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể thao. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt, an ninh được giữ vững.
- Về môi trường: Ngăn chặn đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Đến năm 2030, cơ bản các chất thải đều được xử lý.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9 – 10%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.500 – 7.000 USD; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn dưới 1%/năm; cơ bản lao động được đào tạo (trong đó đào tạo nghề đạt trên 80%); hàng năm tạo việc làm mới trên 6.000 người; 100% dân số trong tỉnh được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản chất lượng cao.
2. Định hướng phát triển
- Các ngành dịch vụ sẽ đóng góp trên 50% vào tổng GRDP với động lực chính là du lịch, chuyển dịch dần sang các phân khúc khách hàng cao cấp với những dịch vụ phụ trợ như buôn bán, bán lẻ, dịch vụ tài chính và giáo dục.
- Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển theo hướng chế biến sâu hình thành những cụm (cluster) công nghiệp với giá trị gia tăng cao, phát triển sạch và công nghệ cao.
- Khai thác khoáng sản phát triển theo hướng sạch và bền vững hơn.
3. Đô thị hoá và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
a) Đô thị hóa:
- Đối với khu vực nông thôn: Áp dụng các mô hình nông thôn mới theo hướng đảm bảo phát triển bền vững có hệ thống hạ tầng giao thông thuận tiện và hạ tầng thông tin phát triển; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống theo các tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế chăm sóc sức khoẻ giữa đô thị và nông thôn.
- Đối với khu vực đô thị: Cơ bản hỉnh thành và ổn định mạng lưới đô thị. Hệ thống các đô thị ở Lào Cai được phát triển theo hướng kết hợp giữa hiện đại và thân thiện môi trường, tôn trọng và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống về kiến trúc. Khu vực ngoài các đô thị có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo văn minh đô thị với sự phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản ở trình dộ cao, chất lượng cao.
b) Phát triển kết cấu hạ tầng:
- Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng, lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền trong cả nước (đặc biệt là các tỉnh biên giới Đông Bắc và Tây Bắc) và quốc tế. Hệ thống hạ tầng thông tin bảo đảm phủ sóng trên toàn lãnh thổ và tiếp cận tới các vùng, miền, quốc tế với chất lượng dịch vụ cao và ổn định. Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, khoa học công nghệ hiện đại phục vụ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả.
- Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình hiện đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo tiêu chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả.
(Nguồn: laocai.gov.vn)
(