Với những nỗ lực quyết liệt của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu (ACP) – công ty thành viên nằm trong hệ sinh thái thương mại, sản xuất, nghiên cứu thuộc Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu (AIG), tin tưởng rằng trong thời gian không xa, sản phẩm dừa Việt Nam sẽ tạo lập vị thế tại các thị trường quốc tế.
Nông sản là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam lâu nay luôn giữ một con số ấn tượng khi thường xuyên đạt mức trên 40 tỷ đô la Mỹ hàng năm. Đáng chú ý, trong năm 2021, dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID -19, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn đạt được mức cao kỷ lục với trên 48,6 tỷ đô la Mỹ. Kết quả này vượt xa mục tiêu 42 tỷ đô la Mỹ mà Chính phủ đưa ra. Còn 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 16,8% so cùng kỳ năm 2021.
Do đó, có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành khiến cho các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, thì việc ngành nông sản vẫn đạt được những con số ấn tượng kể trên, thực sự là một nỗ lực, cố gắng, cho thấy nông sản Việt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vẫn luôn là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, bất kể trong hoàn cảnh nào.
Tuy nhiên, khoảng 85% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô sang thị trường các nước nên giá trị thu về không cao, thậm chí bị ép giá bởi khi xuất các loại rau, củ quả tươi không qua khâu chế biến sau thu hoạch nên thời gian bảo quản ngắn, số lượng, chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng suy giảm đáng kể. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp thúc đẩy để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
Nông sản Việt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vẫn luôn là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, bất kể trong hoàn cảnh nào.
Trong đó, định hướng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân được coi là một trong những định hướng góp phần thúc đẩy thị trường nông sản của nhà nước. Bởi lẽ việc này không chỉ thực hiện sự chuyên môn hóa trong sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị hàng nông sản, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, hiện đại, công nghệ cao mà còn là “chìa khóa” trong xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, mở ra cho hàng nông sản Việt Nam nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường thế giới, tăng cường năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, góp phần gia tăng giá trị nông sản Việt và tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong vùng.
ACP – AIG và hành trình nâng tầm giá trị dừa Việt
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ như cà phê, gạo, điều, thủy sản, cao su, rau quả, gỗ và đồ gỗ, dừa, …
Trong đó, dừa Việt Nam, nhất là vùng Bến Tre có chất lượng và hương vị ngọt mát, khả năng đáp ứng thị trường cao và được xác định là cây trồng quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Đồng thời, thông qua sự phát triển của việc kết nối dịch vụ logistic toàn cầu hiện nay, dừa tươi Việt được tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa, và là lĩnh vực xuất khẩu có tính tiềm năng đối với Việt Nam.
Nhà máy chế biến dừa của ACP ở Khu Công Nghiệp Giao Long, Châu Thành, Bến Tre.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp đầu ngành trong thị trường dừa như Công ty Cổ phần Chế biến dừa Á Châu (ACP) – công ty thành viên nằm trong hệ sinh thái thương mại, sản xuất, nghiên cứu thuộc Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu (AIG), thì so với tiềm năng to lớn, giá trị của trái dừa Việt Nam hiện chưa xứng tầm.
Cụ thể, chuyên gia của ACP cho rằng, do chưa xây dựng được chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, nên giá trị dừa Việt hay bị thị trường chi phối.
Vì thế, ACP đã không ngừng mở rộng, phát triển vùng dừa hữu cơ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và tổ chức lại khâu sản xuất, chú trọng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng công nghệ cao và cho ra đời những sản phẩm từ dừa chất lượng nhất, nhằm nâng cao giá trị cho trái dừa Bến Tre
Ngoài ra, ACP đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu, đồng thời, đem lại những lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bởi lẽ, việc hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn giúp ACP nâng cao chuỗi giá trị đã từng bước đưa trái dừa phát triển theo hướng tăng chế biến, giảm xuất dừa thô để nâng cao giá trị cho trái dừa.
Hiện tại, các sản phẩm chủ lực như: nước dừa, cơm dừa sấy khô, bột sữa dừa, nước cốt dừa, dầu dừa, sữa dừa… của ACP đang được thị trường trong nước và nước ngoài đón nhận nhiệt tình.
Đặc biệt, doanh nghiệp luôn nỗ lực tạo sự gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa doanh nghiệp và người dân trồng dừa Bến Tre, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông sản Việt Nam. Tạo ra các sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, với công nghệ cao, sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Tạo sự ổn định, phát triển và gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động.
Với những nỗ lực quyết liệt của doanh nghiệp, ACP tin tưởng rằng trong thời gian không xa, sản phẩm dừa Việt Nam sẽ tạo lập vị thế tại các thị trường quốc tế.
Minh chứng là hiện tại, các sản phẩm chủ lực như: nước dừa; cơm dừa sấy khô; bột sữa dừa; nước cốt dừa; dầu dừa; sữa dừa… của ACP đang được thị trường trong nước và nước ngoài đón nhận nhiệt tình.
Để có thể trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dừa Việt Nam, Tập đoàn AIG (công ty mẹ của ACP) tập trung vào nghiên cứu các giải pháp chế biến tối ưu về thực phẩm và sản xuất nguồn nguyên liệu tự nhiên từ nông sản Việt. Qua đó, thúc đẩy việc sáng tạo những sản phẩm mới với chất lượng tuyệt hảo để giới thiệu với thị trường và tận dụng được thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam cũng như mang đến giá trị gia tăng cho nông sản Việt và góp phần cải thiện đời sống của nông dân Việt.
AIG cho rằng, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và an toàn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Do đó, Tập đoàn đã bắt đầu cung cấp nguyên liệu theo mô hình B2B cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, đồng hành cùng với những văn phòng đại diện của những công ty sản xuất nguyên liệu quốc tế như Givaudan, DSM, CP KelCo.
Đồng thời, AIG còn đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống logistic, kho bãi, phương tiện vận chuyển. Đặc biệt hệ thống kho của AIG vận hành theo chuẩn quốc tế, có mặt ở khắp đất nước, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo nguyên liệu có chất lượng cao nhất khi đưa vào sản xuất.
Đặc biệt, Tập đoàn luôn tiên phong cùng những nhà sản xuất nguyên liệu quốc tế đưa những công nghệ tiên tiến nhất để phát triển các nguyên liệu thực phẩm từ nông sản Việt Nam thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất tại những vùng nguyên liệu khác nhau, góp phần tạo nên những sản phẩm có giá trị gia tăng.
Đồng thời, AIG luôn thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy định về thuế quan, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được Tổng cục Hải quan trao quyết định doanh nghiệp ưu tiên trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ: tầng 12, Vinamilk Tower, số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, HCM Điện thoại: (+84)28 5411 1557 | Fax: (+84)28 5411 1667 Email: info@asiagroup-vn.comWebsite: www.asiagroup-vn.com |