Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ về du lịch biển đảo.
TỔNG QUAN
Con người: Nguồn gốc, Tập quán sống, Tập quán văn hóa, Tôn giáo
Người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng… rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là yếu tố văn hóa biển.
Là vùng đất có những của biển kín gió rất thuận lợi về giao thông đường thủy, Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá sớm nhất Nam Bộ, khoảng thế kỷ XVII. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ mặt của vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những thay đổi sâu sắc. Từ một nơi hoang vu, biển cả mênh mông, đồi núi, rừng rậm đã trở thành ruộng đồng, làng mạc trù phú. Tài nguyên đất, rừng, biển đã được khai thác để phục vụ cuộc sống ngày càng sung túc hơn của con người. Quá trình khẩn hoang lập ấp cũng là thời gian hình thành các tín ngưỡng làm chỗ dựa về tinh thần, vừa đem đến cho cư dân. Nơi đây từ rất sớm, tín ngưỡng dân gian vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa đem đến cho các cư dân miền biển Bà Rịa – Vũng Tàu một không gian hội hè sau những ngày lao động mưu sinh.
Theo thời gian, cư dân đa nguồn gốc từ các nơi trong nước di cư đến ngày càng đông đúc, ruộng đồng phì nhiêu, ngành nghề phát triển và có sự phân công lao động theo nghề nghiệp. Trong đó, bộ phận dân cư sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản chiếm tỷ lệ khá cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện sự pha trộn tín ngưỡng hết sức rõ rệt và trở thành một đặc điểm nổi bật rất đáng lưu ý. Đối tượng thờ cúng của ngư dân BàRịa – Vũng Tàu khá đa dạng. Họ có phong tục thờ thần Thành Hoàng và các vị thần dân gian; thờ cá Ông (cá voi); thờ cúng ông bà tổ tiên; thờ Bà Ngũ Hành và Thần Bà Thiên Yana; thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và tín ngưỡng Ông Trần…
Chính cộng đồng đa nguồn gốc đã góp phần làm phong phú và tạo diện mạo đặc trưng của các yếu tố văn hóa biển Bà Rịa – Vũng Tàu… Sự hội tụ đó đã hóa giải mọi độc tôn, tạo nên sự thăng bằng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân Bà Rịa – Vũng Tàu xưa và nay.
Lịch sử:
•Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất được khai phá và xây dựng cách nay hơn 300 năm.
•1698 – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay được lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá từ thời nhà Nguyễn, là vùng đất của thành Gia Định.
•1895 – Thực dân Pháp tách phần đất của thành phố Vũng Tàu ngày nay lập thành phố Cap Saint Jacques.
•1945 – Chính quyền cách mạng thành lập tỉnh Cáp (bao gồm Bà Rịa và Vũng Tàu ngày nay).
•1967 – Thành lập tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.
•1975 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là một phần của tỉnh Đồng Nai.
•1980 – Thành lập Đặc Khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai và Côn Đảo.
•12/08/1991 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII và phát triển đến nay.
Địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh BìnhThuận, phía Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ về du lịch biển đảo.
Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng của biển, phân thành hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 25°C -27°C, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%. Bà Rịa – Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, du lịch cả năm.
Diện tích - Dân số
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.982km2, dân số 1.041.565 người, mật độ dân số 525 người/km2 (Theo số liệu thống kê năm 2013).
Các đơn vị hành chính
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 08 đơn vị hành chính gồm thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức, và huyện Côn Đảo. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hóa và Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế như: dầu khí, cảng và vận tải biển, sản xuất - chế biến hải sản và đặc biệt là du lịch… Có giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không phát triển khá đồng bộ… là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
(Nguồn: bariavungtautourism.com.vn)