1. Các chỉ tiêu chủ yếu:
Với việc triển khai tích cực, sáng tạo và kịp thời các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, năm 2014 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | TH năm 2013 | KH năm 2014 | Ước TH 2014 | Ước TH so với KH đề ra (%) | Ước TH 2014 so với năm 2013 (%) |
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn | % | 6,7 | 15 | 18,6 | Vượt 3,6% | - |
2. GDP bình quân đầu người | Tr.đồng | 29 | 35 | 38 | 108,6 | 131 |
3. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) | Tỷ đồng | 25.000 | 47.86 | 160.000 | 334 | 640 |
- Công nghiệp TW | Tỷ đồng | 13.334 | 15.965 | 12.837 | 80,4 | 96,61 |
- Công nghiệp địa phương | Tỷ đồng | 9.445 | 16.015 | 12.940,5 | 80,8 | 137 |
- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Tỷ đồng | 2.222 | 15.884 | 134.222 | 845 | 6.042 |
4. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn | Tr.USD | 24,4 | 1.000 | 8.818 | 818 | 3.333,4 |
Trong đó địa phương | Tr.USD | 141,2 | 146 | 226,6 | 155,2 | 160,05 |
5. Thu ngân sách trong cân đối | Tỷ đồng | 3.926,26 | 4.252 | 4.492 | 105,6 | 114,4 |
6. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh năm 2010) | Tỷ đồng | 9.219 | 9.825 | 9.718 | 98,9 (không đạt) | 105,4 |
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất | % | 6,1 | 6 | 5,4 | Không đạt |
|
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi | % | 14,1 | 9,5 | 6,5 | Không đạt |
|
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt | % | 0,5 | 2,3 | 3,7 |
|
|
- Giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt | Tr.đồng | 72 | 80 | 78 | Không đạt |
|
- Sản lượng lương thực có hạt | Nghìn tấn | 444,6 | 420 | 448,1 | 106,7 | 100,78 |
- Diện tích trồng rừng mới tập trung | Ha | 6.553 | 5.200 | 6.428 | 123,6 | 98,1 |
+ Địa phương trồng | ha | 6.145 | 5.000 | 5.997 | 119,9 | 97,6 |
- Diện tích chè trồng mới và trồng lại | Ha | 1.553 | 1.600 | 1.744 | 109 | 112,3 |
+ Trong đó trồng chè mới | Ha | 536 | 500 | 714 | 142,8 | 133,2 |
- Tỷ lệ độ che phủ rừng | % | 50 | 50 | 50 | Đạt KH |
|
- Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh | % | 80 | 82 | 82 | Đạt KH |
|
7. Nhóm chỉ tiêu xã hội |
|
|
|
|
| |
- Giảm tỷ suất sinh thô bình quân trong năm | %0 | +2,78 | -0,20 | -0,20 | Đạt KH |
|
- Tạo việc làm mới | Người | 23.832 | 22.000 | 22.000 | Đạt KH |
|
+ Trong đó Xuất khẩu lao động | Người | 1.298 | 1.000 | 1.000 | Đạt KH |
|
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm | % | 2,2 | 2 | 2 | Đạt KH |
|
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong năm | % | 16 | 15,5 | 15,5 | Đạt KH |
|
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực cụ thể, như sau:
2.1. Về lĩnh vực kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tính tăng 18,6% so với năm 2013 (cả nước dự ước đạt trên 5,8%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4,8%, đóng góp 1 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 40,5%, đóng góp 14,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,4%, đóng góp 2,72 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.
Năm 2014, sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và ngành sản xuất thép nói riêng còn gặp khó khăn, song do năng lực sản xuất mới của ngành sản phẩm điện tử, thiết bị truyền thông và quặng kim loại màu tăng đột biến... nên tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn cả năm đạt mức tăng 50,6%; ngành xây dựng tăng 10%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng mức trung bình, trong đó các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tài chính, ngân hàng, vận tải, kho bãi năm nay tăng trưởng chậm lại và chỉ tăng dưới 5%; ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ tăng 7,4%; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,6%.
Riêng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản, mặc dù chăn nuôi năm nay không phát sinh dịch bệnh lớn, nhưng hiệu quả chăn nuôi các tháng đầu năm đạt thấp do giá bán sản phẩm giảm... nên giá trị tăng thêm tính chung ngành nông nghiệp đạt mức tăng 4,6%; trong ngành lâm nghiệp, sản lượng khai thác gỗ chỉ tương đương cùng kỳ nên giá trị tăng thêm cả năm tăng 3,4%; ngành thủy sản tăng trưởng 14% so cùng kỳ.
Về cơ cấu trong tổng sản phẩm năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm cơ cấu 19,14%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,65% và khu vực dịch vụ chiếm 36,21% (năm 2013 có cơ cấu tương ứng là 19,74% - 41,44% - 38,82%).
- Về sản xuất công nghiệp: sản xuất thép, xi măng là những sản phẩm chủ lực của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, mặc dù giá bán tăng nhưng sản lượng vẫn đạt thấp; tuy nhiên do trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác... tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩy tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các khu vực đã có sự thay đổi so với năm 2013, cụ thể khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 9% lên 84%; khu vực công nghiệp Trung ương giảm từ 53,3% xuống còn 8%; công nghiệp địa phương giảm từ 37,7% xuống còn 8%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm 16% tổng giá trị sản xuất toàn ngành.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước tính cả năm như sau: điện thoại thông minh ước đạt 24 triệu chiếc; máy tính bảng ước đạt 9 triệu chiếc; Volfram và các sản phẩm của Volfram ước đạt 6,2 nghìn tấn. Nhóm sản phẩm có sản lượng ước tính tăng cao gồm sảm phẩm may mặc ước đạt 37,5%, tăng 27% so với cùng kỳ, nhóm công cụ, dụng cụ đạt 18,6 triệu cái, tăng 38%; phụ tùng của xe có động cơ 3.620 tấn, tăng 27%; nước máy 13 triệu m3 tăng 6%... Nhóm sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ là than khai thác 1,1 triệu tấn, giảm 2%; đá khai thác đạt 2 triệu m³, giảm 3%; điện sản xuất 550 triệu kwh, giảm 10%; sắt thép các loại 640 nghìn tấn, giảm 2,5%; xi măng 2 triệu tấn, giảm 2%.
- Về sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.718 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ; trong đó: ngành nông nghiệp là 9.066 tỷ đồng tăng 5,2% (trồng trọt tăng 3,7% cùng kỳ; chăn nuôi tăng 6,5% cùng kỳ và dịch vụ tăng 10%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 366 tỷ đồng, tăng 3,4%; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 285 tỷ đồng, tăng 14,2% (do tăng cao ở nhóm dịch vụ, ươm giống thủy sản).
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 78 triệu đồng/80 triệu đồng kế hoạch và tăng 6 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân chưa đạt kế hoạch chủ yếu do giá bán sản phẩm trồng trọt của người sản xuất chỉ tăng khoảng 5% (trong khi xây dựng kế hoạch là lượng tăng 2,3% và giá tăng 6,5%).
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2014 ước đạt 448 nghìn tấn, tăng 0,8% (+3,5 nghìn tấn) so với 2013 và bằng 106,7% so với kế hoạch.
Các cây trồng hàng năm khác có sản lượng tăng so với năm trước là: rau các loại tăng 10,2%; đậu các loại tăng 4,2%; lạc tăng 1,2%... nhóm cây có sản lượng giảm là: mía giảm 35,1%; khoai lang và đậu tương giảm 14%, sắn giảm 1,7% cùng kỳ... và chủ yếu do hiệu quả thấp nên diện tích giảm.
Cây chè: Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2014 ước đạt 1.744 ha (toàn bộ là chè cành), bằng 109% kế hoạch và tăng 12,3% (+191 ha) so với năm 2013. Trong đó chè trồng mới là 714 ha (bằng 142,8% kế hoạch) và trồng cải tạo là 1.030 ha (bằng 93,6% kế hoạch). Tổng diện tích chè hiện có dự tính đến cuối năm 2014 là 20.735 ha, tăng 3,6% so cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 17.618 ha, giảm 3% so với cùng kỳ. Dự ước năng suất chè bình quân chung đạt 109,4 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha (+2,8%), sản lượng ước đạt khoảng 193 nghìn tấn, giảm 0,3% so với sản lượng năm 2013 và bằng 96,5% kế hoạch cả năm.
Chăn nuôi: năm 2014 tuy không thiệt hại về dịch bệnh nhưng trong các tháng đầu năm giá bán chăn nuôi liên tục giảm nên các hộ chăn nuôi giảm quy mô tổng đàn; các tháng cuối năm do nguồn cung giảm nên giá bán đã tăng dần, hiện nay các hộ chăn nuôi đang phát triển quy mô tổng đàn (chủ yếu là đàn lợn và đàn gà) nhằm chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng của người dân vào dịp Tết Nguyên đán( ). Về sản lượng xuất chuồng: Tổng sản lượng thịt hơi thu hoạch 2014 đạt 96 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2013; trong đó thịt lợn hơi 68 nghìn tấn, tăng 6,7%; Gia cầm 22,3 nghìn tấn, tăng 6,7% (riêng sản lượng gà tăng 6,8%); sản lượng thịt trâu hơi đạt 3,3 nghìn tấn, tăng 3,5% và thịt bò hơi đạt 2,2 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm 2013. Tính riêng khu vực trang trại và gia trại (các hộ có quy mô chăn nuôi tương đối lớn nhưng không đạt tiêu chí trang trại), sản lượng thịt hơi (lợn và gà) xuất chuồng là 34,6 nghìn tấn, chiếm 36% tổng lượng cung ra thị trường và tăng 6,2% cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm là 6.428 ha, bằng 123,6% kế hoạch, giảm 125 ha (-1,9%) so với năm 2013 (bao gồm 6.378 ha rừng sản xuất, 50 ha rừng đặc dụng). Trong đó địa phương trồng tập trung là 5.997 ha, bằng 120% kế hoạch và giảm 2,4% (-148 ha) so với năm 2013; các đơn vị do Trung ương quản lý trồng được 431 ha/200 ha kế hoạch. Dự ước năm 2014 toàn tỉnh khai thác 162 nghìn m³ gỗ các loại, tăng 0,8% về sản lượng gỗ khai thác so với năm 2013. Các cơ quan chức năng và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; trong 10 tháng đầu năm 2014, đã xử lý 397 vụ vi phạm; tịch thu 493 m³ gỗ quy tròn các loại, trong đó gỗ quý hiếm 120 m³³; tịch thu 115 phương tiện các loại; thu nộp ngân sách nhà nước 3 tỷ đồng.
Thủy sản: Năm 2014 trên địa bàn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình trình diễn khuyến ngư: Mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 là 4.881 ha, tăng 106 ha (+2,2%) so với năm 2013 chủ yếu do tận dụng diện tích mặt nước ở hồ, đầm. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 7,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng cá các loại 7,4 nghìn tấn, tăng 4,5% cùng kỳ; tôm 60 tấn... chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ.
- Về thương mại, dịch vụ:
Xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2014 tăng cao đột biến và về trước kế hoạch năm là 7 tháng. Đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu năm nay là nhóm mặt hàng điện tử, viễn thông của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó các đơn vị trong nước giá trị xuất khẩu cũng tăng cao do mức tăng xuất khẩu của các sản phẩm kim loại màu (thiếc, vonfram, đồng...). Dự ước cả năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 8,2 tỷ USD, bằng 820% kế hoạch, gấp 33 lần (tăng 3.233%) so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 8 tỷ USD, gấp 854 lần so với cùng kỳ và khu vực kinh tế trong nước đạt 236 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu: nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ đầu tư, xây lắp nên giá trị nhập khẩu trên địa bàn năm 2014 tăng cao. Dự ước cả năm 2014 giá trị nhập khẩu khoảng 8,1 tỷ USD, gấp 13,3 lần so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 521,3 triệu USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 6,5% tổng giá trị nhập khẩu); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, gấp 31,2 lần so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 93,5% tổng giá trị nhập khẩu).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2014 ước đạt 18,06 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2013. Khu vực cá thể (chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn 60%) đạt 10.834 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2013; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 16.386 tỷ đồng, tăng 14%; khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 1.671 tỷ đồng, tăng 5,4%. Chỉ số giá tiêu dùng tính chung 10 tháng đầu năm 2014 tăng 2,9% so với bình quân cùng kỳ; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,44% (lương thực tăng 5,7%; thực phẩm tăng 1,24%); chỉ số nhóm hàng phi lương thực thực phẩm tăng 2,5%. Chỉ số giá nhóm dịch vụ tăng 3,7% so với bình quân cùng kỳ.
Vận tải hàng hoá: Khối lượng vận chuyển hàng hoá ước tính cả năm 2014 đạt 19,2 triệu tấn với khối lượng luân chuyển là 720 triệu tấn.km, tăng 0,8% về khối lượng vận chuyển và tăng 3% về khối lượng luân chuyển năm 2013. Vận tải hành khách số lượt hành khách ước đạt 10,5 triệu lượt với số lượng luân chuyển là 750 triệu lượt khách.km; trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm tỷ trọng 93,7% tổng số vận chuyển) tăng 22% về số lượt vận chuyển và tăng 24,3% về khối lượng luân chuyển; khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 12,3% số lượt hành khách và giảm 7,7% về số lượng hành khách luân chuyển. Doanh thu vận tải trên địa bàn cả năm 2014 ước đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cả năm 2013, trong đó, vận tải hàng hóa là 1.360 tỷ đồng, tăng 7,7% và chiếm 78% tổng doanh thu vận tải, còn lại là doanh thu vận tải hành khách, ước đạt 380 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013.
- Tài chính, tín dụng: thu ngân sách năm 2014 ước được 4.492 tỷ đồng, so với dự toán đầu năm tăng 240 tỷ đồng, tăng 5,6% dự toán. Trong đó: thu nội địa dự ước đạt 3.802 tỷ đồng, bằng 110,1% dự toán, thu xuất nhập khẩu được 690 tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán. Tổng chi ngân sách dự toán đầu năm 6.893,3 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 8.907,5 tỷ đồng, tăng 2.014,2 tỷ đồng (tăng 29% do nguồn tăng thu ngân sách địa phương; nguồn NSTW bổ sung tăng, thu vay, thu kết dư và chuyển nguồn năm 2013 sang); trong đó chi cân đối ngân sách 7.993,4 tỷ đồng, tăng 1.828,3 tỷ đồng (tăng 29,7%). Trong chi cân đối thì chi đầu tư phát triển tăng 803,6 tỷ đồng (tăng 108,7%); chi thường xuyên tăng 992,6 tỷ đồng (tăng 19,4%); Chi chương trình mục tiêu tăng 185,9 tỷ đồng (tăng 26%). Mức độ tăng chi đầu tư phát triển và chi chương trình mục tiêu tăng nhanh hơn chi thường xuyên.
Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay đã giảm khoảng 1-1,5%/năm so với cuối năm 2013, trong đó lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam đối với kỳ hạn từ dưới 6 tháng tối đa là 5,5%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 5,5-7%/năm, từ 12 tháng trở lên cao nhất là 8%/năm. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam tương đối ổn định, hiện nay phổ biến đối với lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác đối với các kỳ hạn ngắn ở mức 8-10,50%/năm và từ 10,5-12%/năm ở các kỳ hạn trung và dài hạn. Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn tính đến 31/10/2014 là 22.540 tỷ đồng, tăng 13,93% so với cuối năm 2013 (thời điểm 31/12/2013); trong đó nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng là 22.900 tỷ đồng, tăng 15,8% so với 31/12/2013 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước; dự ước đến 31/12/2014 đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 16,26% so với 31/12/2013. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25.248 tỷ đồng, tăng 9,45% so với 31/12/2013 (trong đó: dư nợ cho vay bằng Việt Nam đồng 24.150 tỷ đồng, tăng 9,64% so với 31/12/2013); ước đến 31/12/2014 đạt 25.953 tỷ đồng tăng 12,5% so với 31/12/2013.
- Đầu tư xây dựng: Vốn đầu tư trên địa bàn do nhiều công trình, dự án trên địa bàn đã đẩy mạnh đầu tư trong quý 4/2013 để kịp thời gian hoàn thành và đi vào sản xuất trong quý I/2014 nên tốc độ tăng vốn đầu tư tính chung cả năm 2014 thấp hơn so với tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2014. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn cả năm 2014 ước đạt 33.870 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2013, trong đó nguồn vốn do Nhà nước quản lý trên địa bàn ước thực hiện 4.047 tỷ đồng, tăng 6,6%; vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp, cá thể và hộ dân cư) ước thực hiện 10.653 tỷ đồng, giảm 10%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm ước thực hiện 19.170 tỷ đồng, tăng 57,3% so 2013, chiếm khoảng 60% tổng số.
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tính chung từ đầu năm đến đầu tháng 10 năm 2014, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 22 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 163,18 triệu USD và tăng vốn 05 dự án, với vốn đầu tư điều chỉnh tăng 104,76 triệu USD. Thu hồi 02 dự án (có vốn đăng ký 14,5 triệu USD). Như vậy tính đến thời điểm đầu tháng 10/2014 tỉnh Thái Nguyên có 66 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3.776 triệu USD, trong đó có 25 dự án ngoài khu công nghiệp và 41 dự án trong khu công nghiệp. Dự ước cả năm 2014 sẽ cấp mới được khoảng 45 dự án FDI với vốn đăng ký là 3.500 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với vốn tăng thêm là 150 triệu USD.
Đến tháng 11/2014, tỉnh đã tiếp nhận 1.439 hồ sơ, cấp mới đăng ký kinh doanh 342 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 1.185 tỷ đồng; thay đổi đăng ký kinh doanh cho 730 doanh nghiệp, thành lập 141 đơn vị trực thuộc, giải thể và thu hồi 61 doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động 59 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 4.205 với số vốn đăng ký trên 30.300 tỷ đồng; đã cấp mới 38 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư trên 3.500 tỷ đồng. Về Tổ hợp tác đến nay, toàn tỉnh có 763 Tổ hợp tác, với 5.316 thành viên và người lao động, bao gồm: 466 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp; 195 tổ vay vốn tín dụng và 114 tổ hoạt động trong các lĩnh vực khác như: chế biến lâm sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng, dịch vụ vận tải, sửa chữa kinh doanh thiết bị điện gia dụng, dịch vụ môi trường. Tổng số HTX toàn tỉnh là 357 HTX, với 39.343 thành viên và người lao động.
Giá trị sản xuất xây dựng: do các đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện (bao gồm cả loại hình xây dựng cá thể, hộ gia đình) theo giá hiện hành ước đạt 10.030 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2013; trong đó khu vực doanh nghiệp thực hiện 3.730 tỷ đồng, tăng 16%, còn lại là giá trị xây dựng của hộ dân cư và xã phường do khối cá thể thực hiện 6.300 tỷ đồng, tăng 12,4%.
(Nguồn: UBND Tỉnh Thái Nguyên)