Xứ Huế không chỉ được biết đến với cảnh sắc thơ mộng và con người ngọt ngào, hiếu khách mà còn được du khách yêu mến bởi lễ hội truyền thồng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.
Nếu bạn có dịp tham gia một tour du lịch Huế vào khoảng tháng 7 âm lịch, đừng bỏ lỡ cơ hội chứng kiến một lễ hội cổ truyền khá thú vị tại đây – Lễ hội làng Chuồn. Làng Chuồn hay còn gọi là làng An Truyền, một ngôi làng cổ có lịch sử hơn 600 năm, cách Huế khoảng 10 km theo hướng đông bắc, gần phá Tam Giang.
Lễ Thu Tế trong ngày lễ chính
Lễ hội làng Chuồn – Truyền thống văn hoá đẹp của cố đô Huế. Hầu hết các cẩm nang du lịch Huế đều có giới thiệu về lễ hội này như một nét đẹp văn hoá và tinh thần quan trọng của người dân cố đô. Lễ hội Làng Chuồn được tổ chức vào các ngày 15, 16 và 17/7 âm lịch và thường bắt đầu vào sáng sớm. Đám rước luôn thu thút người dân địa phương và cả những du khách bởi bầu không khí vừa trang nghiêm vừa sôi nổi, vừa bình dị vừa mang nét tâm linh huyền bí. Lễ hội hội tụ nhiều màu sắc sặc sỡ với màu của lễ phục cổ truyền, các loại áo lính màu vàng và màu đỏ quyện với màu của đủ loại cờ xí, kiệu lọng thắm tươi. Lộ trình của đám rước bắt đầu từ Ðồng Miễu (Miễu giữa đồng) đến Ðình làng vào khoảng một cây số, đám rước đi thật chậm di chuyển từng bước qua các cổng chào của các thôn xóm trong làng. Lễ hội Làng Chuồn có những đặc điểm đặc sắc và khác biệt so với các lễ Tế ở các vùng miền và địa phương khác. Đám rước luôn được tổ chức rất trọng thể và đẹp mắt, với 3 bộ kiệu lộng hoành tráng để rước 3 vị thành hoàng của làng. Đặc biệt, mỗi năm dân làng lại thay đổi các linh vật, hoặc vật thờ cúng khi thì hai chim hạc, khi thì cá hóa rồng, lại có lúc là cả bộ tam sự gồm lư trầm và hai độc bình. Các vật trang trí và linh vật được chính tay các nghệ nhân tài giỏi trong làng chuẩn bị và trang hoàng vô cùng kỳ công, tỉ mỉ. Các nghệ nhân này luôn dành cả tâm huyết và xem nhiệm vụ trang hoàng cho đám rước là bổn phận thiêng liêng.
Lễ hội Làng Chuồn có những đặc điểm nổi bật so với các lễ Tế ở các nơi khác. Lễ rước cung nghinh ba vị Thành Hoàng thờ ở Miễu giữa đồng (gọi là đồng Miễu) được cử hành rất đẹp mắt và trọng thể. Ðám rước có đủ cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng. Có tất cả 3 kiệu rước, sắp đặt cách xa đều nhau, có âm nhạc véo von nhịp nhàng. Ðặc sắc của đám rước là mỗi năm dân làng lại thay đổi linh vật, hoặc vật thờ cúng được đan bện, trang hoàng kỳ công, khi thì hai chim hạc, khi thì cá hóa rồng, lại có lúc là cả bộ tam sự gồm lư trầm và hai độc bình. Các nghệ nhân tài giỏi trong làng xem công việc trang hoàng cho đám rước là bổn phận thiêng liêng để họ góp công sức, tài năng nghệ thuật, cho nên các linh vật và lễ vật đã được kiến tạo rất công phu và tỉ mỉ.
Lễ hội làng Chuồn là một nét đẹp văn hoá và có ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn với người dân Huế. Khi dẫn các đoàn khách đến với cố đô vào dịp tháng 07 âm lịch, hầu hết các công ty du lịch uy tín đều dành thời gian để giới thiệu về lễ hội này, cũng như tạo điều kiện để du khách có dịp trải nghiệm không khí lễ hội ấn tượng của miền đất Thần Kinh.
Nguồn: Tổng hợp