Giá bông atiso tươi tăng cao đang giúp nhiều nông dân Đà Lạt làm giàu vì loại cây này được tận thu từ thân, lá và hoa.
Ông Lan (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) sở hữu 7 sào trồng cây atiso thương phẩm đã hơn 4 năm. Đây chính là nguồn thu nhập lớn nhất của cả gia đình. Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông thu về hơn 400 triệu đồng (Ảnh: Zing)
Mỗi sào trồng loại cây này nông dân đầu tư khoảng 30 triệu đồng/năm, cho thu nhập khoảng 90 triệu đồng. Loại cây này có lợi thế là "tận thu" từ thân, lá, rễ và hoa (Ảnh: Zing)
Nông sản này nhiều thời điểm tăng giá đột biến nhưng nông dân vẫn không có để bán (Ảnh: Zing)
Theo thông tin từ Hội Nông dân TP Đà Lạt, địa phương hiện có khoảng 100 ha atiso (Ảnh: Zing)
Khi vào giai đoạn thu hoạch thì cách 20 ngày sẽ thu lá một lần. Mỗi cây atiso có thể cho 4-8 lá mỗi lần hái (Ảnh: Zing)
Cây atiso trồng tại Đà Lạt được đánh giá là có hàm lượng các hoạt chất cao nhất so với những nơi khác (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Nhắc đến Atisô - loại cây dược liệu quý và là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thì người ta thường nghĩ ngay đến địa danh Đà Lạt (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Năng suất Atiso giảm mạnh khiến giá thu mua tại Đà Lạt đang tăng cao kỷ lục (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Sản phẩm từ cây atiso không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu (Ảnh: Một thế giới)
Đằng sau những sản phẩm được coi là “thần dược” cho gan này là cả một quy trình sản xuất khép kín, từ nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn VietGap đến hệ thống nhà máy với dây chuyền công nghệ tiên tiến (Ảnh: Một thế giới)
Hiện tại, Đà Lạt khu vực phường Xuân Thọ, P.11, P.12 là người dân trồng Atiso rất nhiều (Ảnh: Một thế giới)
Theo PV
VOV