I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quan:
Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốt độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với các địa phương trong vùng; thu nhập bình quan đầu người ở mức trung bình. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trị tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phia Nam và thế mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa – xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển, nhất là với các địa phương rong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,8%/năm trong 10 năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13%/năm, và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14,5%/năm.GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD vào năm 2015 và khoảng 3.300 USD vào năm 2020; chỉ số HDI đạt khoảng 0,9.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30,3% - 27,4% - 42,3%, đến năm 2020 là 19,2% - 32,6% - 48,2%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt tre6n575 triệu USD năm 2015 và khoảng 1,4 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 20%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 13%/ năm theo giá so sánh. Tiết kiệm trong dân đến năm 2020 đạt 22% GDP; chỉ số ICOR toàn thời ký khoảng 2,8.
b) Phát triển xã hội:
- Tốc độ tăng dân số bình quân 0,4%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25% vào năm 2015 và khoảng 30% vào năm 2020. Đến năm 2020 mật độ đường ô tô đạt 1,2 km2; mật độ điện thoại đạt 90 máy/100 dân; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%; tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% tại khu vực đô thị và 95% hộ nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào khoảng năm 2015. Từ năm 2012 có 100% giáo viên đạt chuẩn; năm 2020 , trên 66% tổng số lao động được qua đào tạo, phấn đấu từ năm 2010, 100% cán bộ các cấp tốt nghiệp trung học phồ thông và qua đào tạo chính trị, nghiệp vụ. mở rộng hệ thống đào tạo nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.
- Phát triển cân đối hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh theo cụm dân cư, hiện đại hóa bệnh viện y học cổ truyền; xây dựng thêm các chuyên khoa, trung tâm chuẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao; chỉnh trang và nâng cấp cơ sở và trang bị hệ thống y tế cấp huyện, thị trấn và phường, xã; tăng cường các bộ y tế, nhất là bác sĩ cho vùng nông thôn. Đến năm 2020, đạt 10,3 bác sĩ/1 vạn dạn và 30,7 giường bệnh/vạn dân.
- Xây dựng hoàn chỉnh nhà văn hóa Tỉnh, nhà thi đấu thể dục thể thao Tỉnh. Đến năm 2020 có 95% xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh hệ thống cơ sở trung văn hóa – nhà truyền thống – thư viện – phát thanh truyền hình – thể dục thề thao.
- Phấn đấu đến năm 2020, có trên 98% gia đình văn hóa và trên 80% phường, xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa. Hình thành các khu đô thị và khu dân cư nông thôn mới, bảo đảm mỗi người dân đều có nhà ở; các xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; hộ nghèo giảm chỉ còn dưới 3% theo tiêu chuẩn mới, số lao động có việc làm chiếm 77,5% lao động trong độ tuổi, lao động dữ trữ chiếm 5,5% lao động chưa có việc làm chiếm dưới 1%.
c) Về khoa học công nghệ:
Phát triển khoa học và côngười nghệ, phấn đấu đến năm 2020, yếu tố công nghệ vá quản lý đóng góp 20% GDP tăng thêm, tốc độ đổi mới công nghệ 205/năm.
d) Về bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ và cải thiện môi trường tại khu vực đô thị, nông thôn, công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là vùng ngập mặn – bãi triều.
- Phấn đấu khu đô thị mới và khu cụm công nghiệp xây dựng mới về cô bản có hệ thông thu gom chất thải, trong đó trên 65% được xử lý.
II. DỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Phát triển kinh tế vườn và kinh tế biển; phấn đấu tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,3%/năm, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực với mục tiêu chính là hiệu quả sản xuất và chất lương sản phẩm, hình thành và phát triển bền vững các vùng nuôi trồng chuyên canh, hướng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa quy mô tập trung và tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi tròng, đáp ứng nhu cấu của thị trường, tạo nền tảng ổn định của tăng trưởng kinh tế, phát triển các sản phẩm có tình chiến lược và đặc thù là: trái cây, dừa, tôm cá, giống cây ăn trái,hoa kiểng, thị heo, thịt bò.
- Ổn định diện tích canh tác lúa trong khoàng 25.000 ha, kết hợp phát triển các hệ thống canh tác cây hoa màu và mía. Xác định kinh tế vườn là ngành phát triển chủ lực với quy mô 54.000 ha dừa và 33.600 ha cây ăn trái, tập trung khai thác tổng hợp các sản phẩm về thương hiệu và hiệu quả sản xuất, tiếp cận phấn đầu thực hiện đạt các tiêu chuẩn xác nhận đối với các sản phẩm trái cây.
- Đổi mới phương pháp tổ chức sản xuất làng nghề kết hợp với kỹ thuật canh tác theo công nghệ - kỹ thuật cao đối với nghề sản xuất hoa kiểng và giống cây ăn trái tại Cái Mơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và vị thế trên thị trường.
- Phát triển đàn heo cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở tăng quy mô nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi trang trại, nuôi tập trung. Phát triển mạnh nuôi bò lên quy mô hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long, hình thành vùng chăn nuôi và cung ứng giống bò tập trung. Phát triển ổn định gia cầm theo hướng kiểm dụng, chú trọng phát triển hình thức nuôi công nghiệp kết hợp vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt.
- Hình thành và ổn định trên 31.100 ha mặt nước chuyên nuôi cá tại vùng ngot hóa, nuôi tôm biển tại vùng nặm lợ, các vùng nuôi luân canh và xem canh lúa – tôm, rừng – tôm. Phân bổ tương thích các loại hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, sinh thái; chú trọng phát triển bền vững trên cơ sở tiêu chuẩn hóa và tích cực bảo vệ môi trường nước mặt và vùng biển tiều ven biển. phát triển đánh bắt thủy sản theo hướng xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản khu vực nội địa và ven bờ. Phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng nghề cá tại 3 cảng cá Bình Thắng, An Thụy, An Nhơn.
- Mở rộng, phục hồi, phát triển 5.100 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại khu vực bãi triều, bao gôm cả khu vực thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú.
2. Phát triển công nghiệp và xây dựng:
- Tăng trưởng với tốc độ bình quân 22,0%/năm, là cơ sở đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các ngành công nghiệp chủ đạo là chế biến nông – lâm – thủt – súc sản, đồ uống từ trái cây, dừa, tôm, cá, thịt heo; các ngành cơ khí và chế tạo tàu thuyền, hóa chất, may mặc, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm điện và điện tử.
- Nhiệm vụ của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bao gồm chế biên nông, thủy sản sau thu hoạch, sản xuất hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông – ngu nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng có lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp.
- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu có lợi thế phát triển là thủy sản đông lạnh, trái cây sơ chế, chế phẩm từ trái dừa, đường tinh khiết, bánh kẹo, thịt chế biến, thức ăn gia súc và thủy sản, hành may mặc, giày xuất khẩu, sản phẩm cơ khí, máy móc các loại, sản phẩm điện tử.
- Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 giao động trong khoảng 2.200 ha – 2.600 ha, tùy vào khả năng thu hút đầu tư và các điều kiện phát triển công nghiệp trên địa bàn, trong đó các khu công nghiệp tập trung trong khoảng 1.800 – 2.200 ha.
- Đối với ngành xây dựng, tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây mới các công trình công cộng và dân dụng, chủ yếu là các cơ quan nhà nước, các công trình phúc lợi công cộng, các thiết chế văn hóa, các khu dân cư mới, các khu tái định cư và nhà ở trong dân, các khu cụm công nghiệp và các cơ sở công nghiệp – thương mại – dịch vụ.
3. Phát triển thương mại dịch vụ:
- Tăng trưởng với tốc độ 16,2%/năm; phấn đấu đến năm 2020, phát triển với mức độ khá so với các địa phương trong Vùng về các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, vận tải, tài chính, ngân hàng.
- Ngành thương mại: ưu tiên quy hoạch và xây dựng các khu thương mại tại thành phố Bến Tre và các khu thương mại cấp tiểu vùng (Ba Tri, Mỏ Cáy Nam, Bình Đại), chợ đầu mối, chợ bán sĩ có khả năng phát luống, tiếp nhận và cung ứng hàng hóa cho các chợ và khu vực lân cận. Đầu tư xây dựng mô hình cửa hàng tự chọn, các cựa hàng liền kề tại trung tâm chợ huyện, thành phố, xây dựng siêu thị, trung tâm bán sỉ, trung tâm chuyên doanh hàng cao cấp; đồng thời chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống chợ dân sinh, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm thông qua việc mờ rộng hệ thống hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế với các địa phương khác, đặc biệt với vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Ngành vận tải: khuyên khích và hỗ trỡ các thành phần kinh tế đầu tư phương tiện, khai thác vận tải thủy bộ và đầu tư mạnh vào vận tải công cộng.
- Ngành du lịch: tập trung phát triển các khu du lịch sinh thài, du khảo văn hóa gắn với miệt vườn, sông nước (khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Phụng, khu du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp Bến Tre, khu du lịch miệt vườn làng quê Cồn Quý, khu du lịch sinh thái – văn hóa - làng nghề Thạnh Phú, khu du lịch sinh thái tham quan – nghiên cứu Vàm Hồ, khu du lịch sinh thái – văn hóa cộng đồng Cồn Ốc). Xây dựng các sự kiện, lệ hội du lịch; hình thành 4 cụm du lịch (Châu Thành – thành phố Bến Tre, Châu Thành – Bình Đại, Chợ Lách – Mỏ Cày – Thạnh Phú, Giồng Trôm -Ba Tri) và 4 tuyến du lịch nội tỉnh, xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông: gắn kết với mạng lưới giao thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Phát triển hệ thống giao thông Tây Bắc –Đông Nam nối liền các củ lao bao gồm tuyến Quốc lộ 60 kết hợp với việc nâng cấp các tuyến đường huyện thành đường tỉnh: ĐH.14, Bình Đại – Ba Tri – Thạnh Phú, Thanh Hải – Mỹ An, Phong Mẫn – thị trấn Mỏ Cày Nam.
- Phát triển hệ trục giao thông đông bắc Đông Bắc – Tây Nam, bao gồm các tuyến Quốc lộ 57 kết hợp với nâng cấp các tuyến đường tỉnh: ĐT.885, ĐT.886, ĐT.887, ĐT.888 và nâng cấp tuyến ĐH.10 thành đường tỉnh.
- Nâng cấp các tuyến đường huyện và liên xã, phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị.
- Đầu tư nâng cấp cảng Giao Long thành cảng biển phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh, nâng cấp cảng Bình Thăng, An Thủy và hoàn chỉnh cảng An Nhơn.
b) Thủy lợi:
- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre nhằm ngăn mặn, tạo nguồn ngọt và điều tiết nước nội đồng trên địa bàn cù lao An Hòa, cù lao Bảo.
- Xây dựng các tiểu khu thủy lợi ngăn mặn, tiếp ngọt trên địa bàn cù lao Minh; sau năm 2020 kết nối hoàn chỉnh thủy lợi Nam Bến Tre.
c) Điện, cấp, thoát nước và xử lý nước thải:
- Xây dựng hệ thống cấp nước thô từ Châu Thành – Chợ Lách về các huyện ven biển; hoàn chỉnh hệ thống cấp nước. Đến năm 2020, đạt 100% hộ dân thành thị, 95 hộ dân nông thôn được cấp nước sạch tập trung.
- Tập trung đầu tư, nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống thoạt nước mưa, thu gom và lý nước thải, đặc biệt là tại các khu đô thị, khu công nghiệp.
d) Thông tin liên lạc: phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Đến năm 2002, đạt 100 máy điện thoại/100 dân.
5. Các lĩnh vực xã hội
a) Phát triển dân số: đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản để nâng cao chất lượng dân số; dân số tăng bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 0,4%/năm.
b) Giáo dục và đào tạo:
- Phấn đấu 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 60% trướng mầm non, 60% trường tiểu học, 50% trường Trung học cơ sở và 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Mổi huyện có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và phấn đấu có 90% xã, phường có Trung tâm học tập công đồng.
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có 2 trường Đại học, 2 trường Dạy nghề, 3 trường Cao đẳng, 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 10 Trung tâm dạy nghề; thực hiện chương trình phổ cập nghề nghiệp và đào tạo so với lao động trong đô tuổi chiếm khoảng 66,3%; phấn đấu đạt tỷ số sinh viên cao đẳng, đại học/10.000 dân (kể cả các dạng đào tạo không chính quy) là 287.
c) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, giảm tỷ lệ măc bệnh, nâng cao thể lực và tăng tuổi thọ.
- Xây dựng mới khu cấp cứu bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và các công trình phụ. Trang bị theo đúng tiêu chuẩn cho các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm kiểm nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm phòng chống AIDS.
- Xây dựng mới bệnh viện đa khoa 600 giường Tỉnh và bệnh viện Sản Nhi; nâng cấp, mở rộng, hoàn chỉnh bệnh viện Trần Văn An, Cú Lao Minh, Quận Dân Y. Nâng cấp các phòng khám đa khoa khu vực và sửa chựa nâng cấp tất cả cac trạm y tế xã, phường theo chuẩn quốc gia. Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Phấn đấu sau năm 2010, có 85% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 100% vào năm 2012; năm 2015 có 100% làng văn hóa sức khỏe. năm 2020, đạt 30,7 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi còn dưới 3%, trẻ dưới 5 tuổi còn dưới 4%; tỷ lệ trẻ sinh thấp cân dưới 2,5 kg khoảng dưới 2%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng khoảng 10%; tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản khoảng 11/100.000; tỷ lệ tử 037%.
d) Văn hóa – thông tin và thể dục – thể thao
- Phát triển văn hoá – thông tin với mục tiêu xây dựng con người mới; tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; tăng cường hệ thống cơ sở vật chất và lực lượng thông tin. Phấn đấu đến năm 2020, đạt 98% hộ gia đình văn hoá, 100% ấp văn hoá, 80% xã, phường văn hoá.
- Phát triển các cơ sở vật chất thể dục thể thao; mở rộng và duy trì thường xuyên phong trào toàn dân luyện tập, rèn luyện thân thể trong cơ quan, trường học, dân cư; đẩy mạnh xã hội hoá công tác thể thao. Phấn đấu đến năm 2020, dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 35 – 40%.
e) Xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội:
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội.
- Đến năm 2020. Phấn đấu giảm hộ nghèo còn khoảng 3% theo tiêu chuẩn mới; giảm tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 1%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn lên 95%; tạo nguồn kinh phí giúp cho lao động nghèo học nghề, tìm việc làm sau đào tạo, thông qua trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề.
f) Khoa học và công nghệ, môi trường:
- Tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ, phục vụ công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo giống, công nghệ bảo quản chế biến nông sản.
- Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển công nghệ tiên tiến trong chế biến nông – lâm – thuỷ sản; tiếp tục đổi mời cơ chế quản lý; xã hội hoá đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, cá nhân và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường tại khu vực đô thị, các khu cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, khu giết mổ gia súc – gia cầm, các cụm, tuyến dân cư tập trung.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn và bãi biển ven biển.
(Nguồn: www.bentre.gov.vn)