1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát
Phát tiển kinh tế Đăk Nông với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động về chất lượng. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật tiên tiến đem lại hiệu quả cao và bền vững; Tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp có lợi thế, từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại hình thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng tăng cường chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho thị trường, nhất là các loại hình dịch vụ du lịch mà tỉnh có lợi thế. Phát triển sự nghiệp văn hoá xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế:
Thời kỳ 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 15,5%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 25,8%/năm, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,4%, dịch vụ tăng 18%/năm.
Thời kỳ 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16 – 17%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 22 -23%/năm, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 -5%, dịch vụ tăng 15 - 16%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế:
Đến năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 39,57%, dịch vụ đạt 26,7%, nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 33,73%.
Đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 45,7%, khu vực dịch vụ đạt 37,6%, khu vực nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 16,5%.
+ GDP bình quân đầu người: Đến năm 2015 đạt 27 triệu đồng, năm 2020 đạt gần 66 triệu đồng. Rút ngắn dần khoảng cách so với cả nước về GDP/người, từ 66% so cả nước vào năm 2010 lên 76% vào năm 2020.
+ Kim ngạch xuất khẩu: Đến năm 2015 đạt 550 triệu USD tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 -2015 đạt 16,17%/năm, năm 2020 đạt khoảng 1.500 triệu USD tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 -2020 là 22,2%/năm.
- Mục tiêu xã hội:
+ Dân số: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,3% giai đoạn 2011 -2015, và đạt 1,1% giai đoạn 2016 -2020. Dân số tỉnh đến năm 2015 ;à 670 ngàn người, năm 2020 là 830 ngàn người. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 20% năm 2015 và 30% năm 2020.
+ Nguồn nhân lực: Đào tạo nghề cho khoảng 24 ngàn người giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 16 ngàn người; giải quyết việc làm cho 17 -18 ngàn lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% năm 2015, 45% năm 2020. Phấn đấu giảm bình quân hàng năm 5 – 7% số hộ nghèo để đến năm 2020 nẳng mức bình quân cả nước.
+ Về y tế: Đến năm 2015 giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 20%; 90% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; có 6,2 bác sĩ trên một vạn dân. Đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 10%; 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; có 8,5 bác sĩ trên một vạn dân.
+ Về giáo dục: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; mở rộng quy mô giáo dục trung học phổ thông, phấn đấu 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ Cao đẳng trở lên, 100% giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt trình độ đại học trở lên.
+ Về văn hóa: Đến năm 2015 có 85% gia đình, 65% thôn bản, 95% cơ quan, đơn vị và 20% xã, phường,thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đến năm 2020 có 95% gia đình, 70% thôn bản, 100% cơ quan, đơn vị và 40% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá.
+Công tác Đảng: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Phấn đấu có trên 80% tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và trên 80% các tổ chức chính quyền, mặt trận, doàn thể đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
+ Quốc phòng – An ninh: Hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ, tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, phòng chống biểu tình, bạo loạn và vượt biên trái phép.
c) Hai lĩnh vực tập trung và ba khâu đột phá
- Các lĩnh vực tập trung phát triển là:
+ Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nguôn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm yêu cầu nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lao động qua đào tạo đạt 35% vào năm 2015, 45% năm 2020. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ từ 300 – 500 người sau đại học. Tập trung các nguồn lực xạy dựng trường cao đẳng văn hoá cộng đồng, trường chuyên của tỉnh, trường trung cấp nghề tỉnh Đăk Nông và trung tâm dạy nghề ở một số huyện. Phối hợp liên kết với một số trường đại học có uy tín cao trong nước, mở từ 1 -2 phân hiệu đại học tại tỉnh. Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích thành lập các trung tâm dạy nghề ngoài công lập.
+ Tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu và đô thị hạt nhân, thu hút đầu tư, đặc biệt là giao thông và hạ tầng đô thị lớn: Phối hợp với Trungg ương sớm hoàn thành các công trình lớn liên quan đến Tỉnh như tuyến đường sắt Đăk Nông – Bình Thuận phục vụ khai thác bô xít, các tuyến dường đối ngoại (Quốc lộ 14, 14C, 28…). Nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Gia Nghĩa (mạng lưới giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải rắn…), hạ tầng thiết yếu cho huyện mới Đức Xuyên, thị xã Đức Lập, Kiến Đức,… các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới…
- Ba khâu đột phá của tỉnh Đăk Nông:
+ Đột phá về kinh tế trong công nghiệp khai thác khoáng và năng lượng: Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạnh sản xuất vào chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao… Phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ phục vụ cgo khai thác bauxite sản xuất alumin – nhôm như: cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, bao bì, hoá chất, điện, nước, vận tải, phân bón, vật liệu xây dựng,…Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng , nguyên liệu.
+ Đột phá trong công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao: Công nghiệp chế biến hướng vào các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong tỉnh (cà phê, cao su, hồ tiêu, gỗ, lâm sản…), thu hút phát triển các nhà máy chế biến có công nghệ hiện đại, cho sản phẩm tinh chế phù hợp với quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại ứng dụng kỹ thuật cao, sản xuất hàng hoá, có khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đến năm 2015, cà tỉnh có từ 1 -2 khu nông nghiệp công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp; hình thành vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng kỹ thuật cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2020 mỗi huyện, thị xã có từ 1- 3 khu nông nghiệp công nghệ cao.
+ Đột phá trong dịch vụ và du lịch: Ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh, thi hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành trọng điểm quan trọng của tỉnh. Tập tring vào xây dựng và phát triển một số khu vực trọng điểm du lịch trong tỉnh đó là: khu du lịch sinh thái – văn hoá – lịch sử Nâm Nung (Đắk Song); Khu du lịch sinh thái – văn hoá – nghỉ dưỡng Tà Nùng (Đắk Glong). Điểm du lịch sinh thái văn hoá Liêng Nung (Gia Nghĩa); điểm du lịch sinh thái văn hoá – lịch sử hồ Ea Snô (Krông Nô). Mở các tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch trong Vùng Tây Nguyên, vùng lân cận và phát triển tuyến du lịch PhnomPênh – Đắk Nông – Tp. Hồ Chí Minh.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC.
1. Ngành nông, lâm, thủy sản
a) Nông nghiệp:
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai và các điều kiện tự nhiên nhằm đẩy mạnh phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, xuất khẩu, gắn sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến.
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng da dạng hoá sản phẩm, thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tập trung và phát triển các cây trồng chịu được hạn, ít lệ thuộc vào nước. Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cạy công nghiệp: Cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, ca cao, bông, mía, sắn, đậu nành, dâu tằm.v.v nhằm tạo khối lượng lớn hàng hoá xuất khẩu và đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành tập quán chăn nuôi theo chuồng trại, từng bước phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tập trung theo trang trại.
- Tăng cường các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, cải tạo giống cây trồng vật nuôi nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi để người dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khả năng đầu tư và trình độ canh tác của mình.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn theo chương trình nông thôn mới, mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các ngành nghề thủ công nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo.
- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi,, vườn rừng, nông lâm kết hợp nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất.
- Mục tiêu chung ngành nông nghiệp:
+ Tốc độ tăng giá trị tăng sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2011 -2015 bình quân 7,5%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7%/năm, chăn nuôi tăng 11,5%/năm, khâu dịch vụ tăng 21%/năm. Thời kỳ 2016 -2020 nhịp độ tăng chung đạt 6,8%/năm, trong đó các ngành tăng tương ứng là 6%, 12% và 19%
+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt giảm xuống còn 89,57%, chăn nuôi tăng lên chiếm 8,12%, dịch vụ chiếm 2,31% vào năm 2015. Đến năm 2020 các ngành chiếm tỷ lệ tương ứng là 86,2%, 10,3%, 3,5%
+ Hình thành một số khu nông nghiệp chất lượng cao đạt 1.000ha năm 2015, đạt trên 5.000ha năm 2020. Giá trị sản phẩm trung bình/ha năm 2015 đạt 100 triệu năm 2020 đạt 200 triệu.
+ Tăng dần hệ số sử dụng đất và đạt 2 lần trở lên vào năm 2020, tăng nhanh khối lượng và chất lượng nông sản hàng hoá. Đến năm 2020 giá trị sàn xuất/ha đất canh tác gấp 1,5 lần trở lên so với năm 2010.
+ Đóng góp của ngành trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh khoảng 20% (2015) và 12% (2020). Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản bằng các tỉnh trong khu vực trong vài năm tới.
+ Tỷ lệ giá trị hàng nông sản xuất khẩu đạt 20% vào năm 2015 và đạt khoảng 35% vào năm 2020.
+ Số lao động qua đào tạo tại khu vực nông nghiệp đạt tỷ lệ 35% năm 2015, đạt trên 50% năm 2020.
+ Đến năm 2015 thu nhập từ ngành nghề nông thôn và dịch vụ chiếm từ 15 -20% tổng thu nhập của cư dân nông thôn, đưa thuu nhập kinh tế hộ gấp 1,8 – lần hiện nay, sản lượng lương thực có hạt đạt 360.000 tấn, bình quân đầu người 537 kg. đến năm 2020, thu từ ngành nghề, dịch vụ chiếm 30% trở lên trong thu nhập của cư dân nông thôn, sản lượng lương thực 370.000 tấn, bình quân đầu người khoảng 500 kg đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.
Trồng trọt:
- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm. Quy hoạch phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu câu trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng diện tích chủ động tưới đên năm 2015 đạt trên 70% và năm 2020 đạt trên 90% diện tích có nhu cầu cần tưới.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu ve giống, quy trình kỹ thuật đối với các loại cây trồng có lợi thế của tỉnh, song song với đó là triển khai các mô hình trồng trọt tiên tiến cho giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích, bền vững về môi trường, từng bước nhân rộng mô hình trên các địa bàn có điều kiện thích hợp.
- Xây dựng thương hiệu các sản phẩm trồng trọt của Đăk Nông, tạo chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
- Phát triển trồng trọt theo hướng áp dụng công nghệ cao:
+ Giai doạn 2011 -2015: Tập trung vào các nhóm cạy trồng, nhóm sản phẩm đã được khẳng định như: Sản xuất chanh dây (tại các huyện Đắk Rlấp, Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Glong), chanh không hạt (Đắk R’Lấp, Tuy Đức), rau an toàn và hoa cao cấp trong nhà kính, nhà lưới, tưới tiết kiệm (thị xã Gia Nghĩa, Đăk Mil, Cư Jút, Krông Nô, Đắk Glong); khoai tây Atlantic (Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Mil); khoai lang Nhật (Đắk Song, Tuy Đức). Xây dựng mô hình trồng xen canh ca cao trong vườn điều (Đắk R’Lấp), cây cọ dầu (Đắk Glong), cây mắc ca (huyện Đăk Mil, Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô), cây măng tây xanh (Ty Đức), lúa chất lượng cao (Krông Nô), cây ăn quả (Gia NGhĩa, Đắk Mil, Đắk Glong).
Trước mắt cần tập trung xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng chất lượng cao tại các huyện Cư Jút (giống cây công nghiệp đậu đỗ, bông), huyện Krông Nô (giống cây thực phẩm lúa, ngô, rau).
Thực hiện sản xuất cà phê theo quy trình UTZ (cà phê bền vững, đảm bảo thân thiện với môi trường, tăng giá trị sản xuất); đầu tư xây dựng chè chất lượng cao tại Tuy Đức; phát triển ca cao, hồ tiêu theo hướng bền vững.
+ Giai đoạn 2016 -2020: tiếp tục đưa các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ vào sản xuất theo các mô hình trồng trọt công nghệ cao. Đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình trên các địa bàn có điều kiện phù hơp trong tỉnh.
Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa tăng quy mô đàn, vừa đầu tư chiều sâu: lai tạo giống, áp dụng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp lên 8-9% vào năm 2015 và tăng lên 10 -11% năm 2020.
Dịch vụ nông nghiệp: Tốc độ tăng của ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 17 -18%/năm giai đoạn 2011 -2015, 16 -17%/năm giai đoạn 2016 -2020.
Xây dựng mạng lưới các điểm cung cấp vật tư, kỹ thuật đến các vùng sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại vật tư có chất lượng cao trên các lĩnh vực giống cây trồng, giống vật nuôi, các loại phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh…dưới sự kiểm tra giám sát quản lý chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn.
Khai thác tốt hệ thống hạ tầng thuỷ nông đảm bảo các dịch vụ tưới tiêu cho các doanh nghiệp, hộ gia đình.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, tư vấn các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao…
b) Phát triển thủy sản, lâm nghiệp
Thủy sản: Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng với chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cải tạo ao hồ, diện tích mặt nước sông suối, hồ thủy điện chưa sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Lâm nghiệp:
- Bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các vùng rừng sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ xung yếu.
- Đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ nhằm phát triển vốn rừng, phủ xanh đất trồng, tăng tỷ lệ che phủ toàn tỉnh.
- Khai thác hợp lý tài nguyên rừng đảm bảo tài sinh rừng, hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh khai thác rừng trồng, rừng nguyên liệu.
- Tiếp tục đẩy mạnh giao đất khoán rừng, xã hội hóa nghề rừng, làm rõ và phát huy vai trò của các chủ rừng, đảm bảo trên từng mảnh rừng đều có chủ thực sự.
2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tập tring vào các ngành chế biến nông, lâm sản, thuỷ điện, khai thác và chế biến bauxite và vật liệu xây dựng trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho nguồn lao động.
- Có cơ chế, chính sách mở, thông thoáng nhằm huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương.
- Tiếp tục đầu tư hạ tầng và xúc tiến, vận động doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các khu công nghiệp: Tâm Thắng, Nhân Cơ và các cụm công nghiệp: Đắk Ha, Thuận An. Thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng trong thu hút đầu tư.
- Chú trọng tập tring đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và với nước ngoài để huy động vốn, công nghệ tiên tiến nhằm sản xuât các sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, hình thành các làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Phát triển công nghiệp kết cấu chặt chẽ với các yếu tố kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vệ sinh môi trường sống, giữ cân bằng sinh thái bền vững.
- Triển khai thực hiện dự án đầu tư khai thác bauxite luyện alumin để tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội tỉnh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp để đến năm 2020 đạt cơ cấu: công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2015 đưa giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh đạt 5.067 tỷ đồng, tăng bình quân 24,23%/năm thời kỳ 2011 -2015, đến năm 2020 đạt 11.490 tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 20,9%/năm thời kỳ 2011 – 2020.
- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
+ Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong tỉnh đó là: chế biến cà phê, cao su, mía đường, điều, cao cao, hồ tiêu, dầu thực vật, bông, sợi, tơ tằm, tinh bột, xay xát lương thực, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, gỗ và lâm sản.
+ Thủy điện: Phát triển thủy điện song hành với các chính sách bảo vệ môi trường. Đầu tư trồng rừng sinh thái đảm bảo vận hành ổn định các nhà máy thủy điện ĐrayH’Linh II 16 MW ở Cư Jút, thủy điện Đắk R’Tih 141 MW, thủy điện Sêrêpok 3 có công suất phát điện 220MW, sản lượng điện thương phẩm đạt khoảng 1.200 triệu Kwh.
Thu hút đầu tư xây dựng dự án thủy điện vừa và nhỏ như: thủy điện Đắk Nông có công suất 4-7MW, Đắk Rung I: 8MW, Đắk R’keh I: 11,5 MW, Đắk R’keh II: 10 11MW, Đắk R’Keh III: 10 -11MW, Đắk N’Teng 13 MW, Đắk So 5MW, Đắk Kar với tồng công suất 79MW, Đắk Ru, Đắk Rlấp, Quảng Tín. Khi các dự án thủy điện đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể vào nguồn điện quốc gia.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: Tập trung đầu tư xây dựng và sớm đưa vào vận hành nha máy Alumin tại Nhân Cơ. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường của dự án đề triển khai quy hoạch tổng thể khai thác, chế biến quặng trên địa bàn phù hợp với định hướng chung của cả nước.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đẩy manh phát triển công nghiệp vật liệu không nung sản xuất từ đá xay. Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung với quy mô phù hợp với từng vùng, từng khu vực. Khuyến khích các công trình sử dụng vật liệu không nung.
+ Ngoài ra tập trung phát triển công nghiệp sửa chữa cơ khí, điện tử, điện dân dụng; tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.
Xây dựng hạ tầng và tiếp tục lấp đầy 02 khu công nghiệp tập trung Tâm Thắng, Nhân Cơ và một số cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Đắk Ha, Thuận An, Quảng Tâm, Krông Nô, Đắk Song. Quy hoạch khu công nghiệp Quảng Đức, cụm công nghiệp Đắk R’La, Trúc Sơn, Quảng Khê.
3. Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
Đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 550 triệu USD, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.500 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 16,17%/năm giai đoạn 2011 -2015 và giai đoạn 2016 -2020 là 22,2%/năm.
Tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 18.405 tỷ đồng vào năm 2015, tăng bình qun6 26,8%/năm giai đoạn 2011 -2015; đạt 43.400 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2016 -2020 khoảng 18,72%/năm.
Giá trị tăng thêm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 26.31% năm 2015, chiếm tỷ trọng 26,4% năm 2020.
- Thương mại: Phát triển hệ thống chợ và hệ thống tring tâm thương mại, siêu thị, hạ tầng thương mại cửa khẩu.
- Dịch vụ: phát triển và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Chú ý hơn nữa các loại hình dịch vụ thông tin tới nông thôn vùng xa xôi hẻo lánh, phát triển các dịch vụ thông tin khoa học – kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp.
Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, khuýen nông, khuyến lam, lai tạo giống, cơ giới hoá nông nghiệp v.v.phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp.
Phát triển các loại hình dịch vụ văn hoá, du lịch, vui choi, giải trí, nghỉ dưỡng. Mở rộng mạng lưới dịch vụ ở các khu vực nông thôn nhằm giải quyết thêm việc làm cho lao động nông thôn.
- Du lịch: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành du lịch giai đoạn 2011 -2020 là 15 20%/năm. Đến 2020 đạt khoảng 600 650 ngàn lượt khách, trong đó có 40 ngàn lượt khách quốc tế. Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc giàu tính nhân văn, độc đáo, đồng thời khai thác được lợi thế cảnh quan thiên nhiên. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo hai loại hình chính là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Trong đó phải ưu tiên hình thành các sản phẩm du lịch có tính độc đáo, khác biệt so với các khu vực trong vùng Tây Nguyên và phụ cận. Gắn kết chặt chẽ du lịch tỉnh Đắk Nông với du lịch các tỉnh trong vùng tây Nguyên và vùng lân cận trong “Con đường xanh Tây Nguyên và chiến lược tăng tốc phát triển du lịch Tây Nguyên”.
4. Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Dân số, lao động, việc làm
- Dân số: Dự báo dân số cơ học tăng bình quân khoảng 3,5% thời kỳ 2011 -2015 và giảm dần đến năm 2020 chỉ tăng khoảng 1,4%/năm. Như vậy quy mô dân số của tỉnh năm 2015 là 670 nghìn người và năm 2020 là 830 nghìn người. Tỷ lệ đô thị văn hoá năm 2015 là 20% và năm 2020 là 30%.
- Lao động: đến năm 2015 có 327,4 nghìn người, năm 2020 có 386,9 nghìn người trong độ tuổi lao động. Trong đó số lao động cần bố trí việc làm năm 2015 là 347 nghìn người, năm 2020 khoảng 413 nghìn người, bình quân mỗi năm cần tạo them việc làm mới cho khoảng 12.000 -13.000 lao động.
Tỷ trọng lao động công nghiệp – xây dựng là 12,6% năm 2015 và lên 21,2% năm 2020, lao động nông, lâm nghiệp là 64,3% năm 2015 và còn 54,1% năm 2020, lao động khu vực dịch vụ là 23,1% năm 2015 và tăng lên 24,7% năm 2020
b) Giáo dục – Đào tạo
- Giáo dục: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non choo trẻ 5 tuổi vào năm 2015; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; mở rộng quy mô giáo dục trung học phổ thông, phấn dấu 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để các trường học có đủ phòng học và các phòng chức năng thực hiện giáo dục toàn diện, phấn đấu 80% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia, 100% trường phổ thông được nối mạng internet và có thư viện. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên, 100% giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt trình dộ đại học trở lên.
- Công tác đào tạo: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách từ trước cũng như lâu dài. Tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động ngành nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp ở các khu cụm công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề, dịch vụ - du lịch và hướng nghiệp, dạy nghề trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2015, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 35%, trong đó đào tạo nghề là 30% và năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 45% trong đó đào tạo nghề đạt 40%.
(Trích Quyết định số 1942/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020)