Câu chuyện cạnh tranh thương hiệu nội ngoại không còn mới khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa hội nhập từ khá lâu.
Khi các hiệp định thương mại tự do mở cửa, sự xâm nhập thị trường thời trang của các hãng nổi tiếng trên thế giới như CK, Chanel, D&G, Christian Dior, Louis Vuitton, Levis… tưởng chừng là nỗi lo đáng sợ, vì tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng đã từng làm nhiều thương hiệu trong nước phải điêu đứng.
Thế nhưng, người tiêu dùng lại đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các hãng thời trang Việt. Bởi, câu chuyện này đã khác. Thời gian gần đây, những tên tuổi trong nước đã và đang khẳng định vị thế ngay trên sân nhà. Cuộc chơi đang dần cân bằng hơn khi các DN Việt đã biết tập trung và phát triển sản phẩm dựa trên chính lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình.
Trẻ nhưng giỏi “võ”
Phần lớn các thương hiệu quần áo may sẵn của Việt Nam mới chỉ xuất hiện khoảng 5-10 năm trở lại đây. Điều này khó mà so sánh với bề dày hàng trăm năm của các hãng thời trang thế giới.
Tuy sinh sau đẻ muộn, thế nhưng với lợi thế về thị trường, am hiểu người tiêu dùng Việt, các nhà máy Việt Nam đã thực sự giành được thị trường trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Bằng những bước đi khôn khéo cùng với sự đồng hành của “Người Việt sử dụng hàng Việt”, các thương hiệu Việt đang lấn át các ông lớn ngoại, đi đúng hướng trên thị trường thời trang.
Đơn cử như thương hiệu Merriman của của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hoà Thọ. Mặc dù xuất khẩu vẫn là nguồn thu chủ lực nhưng đơn vị này đang chú trọng hơn đến thị trường nội địa, đặc biệt là ở phân khúc thời trang công sở nam.
Với lợi thế dòng thời trang công sở tiện dụng Casual, Merriman được rất nhiều khách hàng từ Bắc vào Nam yêu thích và lựa chọn. Thay vì mở cửa ồ ạt không kiểm soát, Merriman định hướng phát triển thương hiệu theo hướng bền vững, lấy sản phẩm làm trung tâm.
Điểm mạnh của Merriman là tuy tuổi đời mới chỉ hơn 5 năm nhưng rõ ràng đây là thương hiệu đang được nhiều người ưa dùng, đặc biệt là thời trang nam – một trong những gu khá kén của người tiêu dùng.
Mới đây, Merriman ra mắt dòng sản phẩm độc quyền là quần tây lưng tangdo (lưng thun co giãn được), có độ co giãn ở lưng giúp người mặc nhất là dân công sở với đặc tính ngồi nhiều sẽ cảm thấy thoải mái hơn các loại quần tây khác.
Điều đặc biệt là dù nhãn hàng thời trang nam cao cấp thì mức giá hàng Việt rất cạnh tranh, phổ giá trải rộng, chiều theo các phân khúc khách hàng.
Theo các chuyên gia, thị trường thời trang Việt Nam hơn 90 triệu dân đang tăng trưởng bình quân ở mức 10 – 15%. Sức hấp dẫn từ thị trường thời trang nói chung và thời trang nam nói riêng là vô cùng lớn trong thời gian tới.
Các thương hiệu thời trang Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về giá trị thương hiệu và uy tín tiêu dùng. Thị trường trong nước đa dạng, nhu cầu lớn. Tổng hạn ngạch xuất khẩu của ngành dệt may liên tục đạt mức cao.
Nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn cho biết, với định hướng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của quốc gia, ngành công nghiệp thời trang Việt không chỉ tiên phong trong việc đưa ra các xu hướng thời trang mang bản sắc dân tộc và định hướng người tiêu dùng trong chọn lựa hàng may mặc, mà quan trọng hơn, công nghiệp thời trang sẽ thúc đẩy phát triển ngành dệt may, giảm dần tình trạng làm gia công giá rẻ cho nước ngoài.
A.D
Theo Trí thức trẻ