Nếu một ai đó hỏi tôi nơi đâu ở Cần Thơ đẹp và bình yên nhất thì tôi xin trả lời ba địa điểm. Đầu tiên là bến Ninh Kiều. Thứ hai là nhà cổ Bình Thủy và thứ ba là Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Trong ba địa điểm này thì tôi, không chỉ tôi mà rất nhiều người sẽ thích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam đẹp và bình yên nhất, rất thích hợp để thư giãn, giải trí vào mỗi buổi chiều tôi hay những ngày cuối tuần. Vậy thì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ đẹp và bình yên cỡ nào? Hãy cùng Godidigo.com khám phá Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ trong bài viết dưới đây.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ và những điều cần biết
Du khách chụp hình tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Tọa lạc tại địa phận ấp Nhơn Mỹ (gần và cách Làng du lịch Mỹ Khánh khoảng chừng 1km và trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 14km), xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là ngôi chùa được đề xuất xây dựng bởi Đại tướng Phạm Văn Trà – Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam nhiệm kỳ 1997 – 2001. Việc đề xuất của Bộ Trưởng hoàn toàn dựa trên tâm tư, nguyện vọng của tăng ni, bà con phật tử thành phố Cần Thơ trong việc khôi phục hệ phái Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.
Sau quá trình tổng hợp ý kiến, hoàn toàn các văn bản, hồ sơ cũng như nhận quyên góp từ quý bà con, phật tử. Ngôi đại tự chính thức khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 (nhằm ngày 19 tháng 6 năm Quý Trị) trên tổng diện tích quy hoạch gần 4ha (38,016 mét vuông). Tổng mức chi phí xây dựng cho tất cả các hạng mục ở Thiền Viện là 145 tỷ đồng.
Công trình xây dựng Thiền viện được tiến hành theo đúng kế hoạch, chỉ gần một năm thi công thì Thiền viện hoàn thiện và khánh thành ngày 17 tháng 5 năm 2014 (nhằm ngày 19 tháng 4 năm Giáp Ngọ) chính thức chào đón bà con Phật tử, khách du lịch đến thăm viếng và hành hương. Cũng trong thời gian này, ngôi thiền việc được công nhận là ngôi chùa thuần Việt hiếm hoi thuộc hàng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, tính đến thời điểm năm 2014.
Có thể nói, việc ra đời của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam mang một ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng tâm linh Phật pháp của bà con Phật từ cũng như tăng ni phái Thiền viện ở thành phố Cần Thơ. Nói đúng hơn, việc ra đời của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam như một điều thiết yếu để nhân dân và Phật tử lưu giữ những nét tinh hoa, đặc trưng trong truyền thống sùng Phật mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tâm quyết sáng lập nên.
Kiến trúc và những nét độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
Khám phá Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Vì là ngôi chùa thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử nên hầu hết các hạng mục đều mang đậm lối phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Đây là một nét đặc trưng rất rõ trong kiến trúc xây dựng của các ngôi Thiền Viện ở Việt Nam. Và đây cũng là yếu tố quan trọng để bất kỳ ai khi nhìn vào cũng đều phân biệt được với phong cách kiến trúc của những ngôi chùa Khmer Nam Tông hoặc Bắc Tông tại miền Tây Nam Bộ.
Đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, đi một vòng quan sát từ ngoài vào trong, điểm nhấn đầu tiên của ngôi chùa là diện tích rất rộng với nhiều hạng mục lớn như: cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, tháp trống, hậu điện, … đều chung một sắc thái chung là màu ngói nâu đỏ với các cây cột gỗ chống lớn và phần nền được làm bằng đá khối nhìn rất vững chãi.
Cổng chính của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Đầu tiên là hạng mục tam quan của thiền viện, là một hạng mục lớn được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ với ba lối đi, một lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai. Mái cổng có kiểu dáng chiếc thuyền với bốn đầu đao công vuốt, lợp ngói vi cá màu đỏ và trên đỉnh trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe. Chính giữa cổng là tấm biển bằng gỗ khắc chữ nổi mạ vàng “Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam”; phía dưới tấm biển hai bên cổng là hai tượng “Long thần hộ pháp” bảo hộ Thiền Viện. Nhìn chung, tam quan thiền viện rất bắt mắt trong ánh nhìn ban đầu khi toát lên hình ảnh vừa uy nghi, hiện đại nhưng rất truyền thống.
Từ tam quan đi thẳng vào là khoảng sân chính điện được lát gạch đỏ rất rộng, với hai bên tả hữu là 18 vị La Hán được tác bằng đá đang đứng ngoài với nhiều tư thế khác nhau. Có một điều đáng được quan tâm ở sân chính điện này là có thể chứa từ 600 đến 800 người nếu đại lễ diễn ra và sân là nơi để hành lễ.
Kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Tiếp tục đi thẳng vào trong là ngôi chính điện, hay còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện có diện tích rộng gần 680 mét vuông với sức chứa hơn 200 người cùng hành lễ. Cũng như bao chính điện của các ngôi Thiền viện khác, chính điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là nơi uy nghi, tôn nghiêm nhất trong các hạng mục.
Theo kiến trúc, chính điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được thiết kế theo kiểu năm gian hai chái và ba lối vào. Một lối đi từ cổng tam quan và hai lối đi phụ thông qua hành lang hai bên. Đa phần các nguyên vật liệu xây dựng hạng mục “Đại Hùng Bửu Điện” của các vì kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ hoàn toàn bằng gỗ lim và các loại gỗ quý nhập từ châu Phi.
Mặc dù là hạng mục được xây dựng lớn nhất trong tất cả các hạng mục, nhưng lại không có nhiều giang thơ như những thiền viện khác khi giang chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn đang ở tư thế ngồi, tay cầm cành hoa. Bên phải là gian thờ tôn tượng bồ tát Phổ Hiền đang cưỡi sư tử và đức thành hiền. Bên trái chính điện là gian thờ tôn tượng bồ tát Văn Thù đang cưỡi voi và đức chúa ông. Để nhấn mạnh thêm vẻ uy nghi cũng như nói lên sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời Lý – Trần, các kiến trúc sư đã trang trí trên các cột chống đỡ của chính điện có các câu đối tô son thiếp vàng và hình tượng rồng phượng uống lượm.
Rời chính điện tiếp tục dạo quanh một vòng khuôn viên thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là sự hiện hữu của hạng mục khác như Quan Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược, v.v… tất cả hoàn toàn đều được xây dựng bằng gỗ quý. Nổi bật hơn cả trong các hạng mục này phải kể đến tháp chuông và tháp trống được thiết kế theo kiểu dáng tháp chuông, tháp trống của chùa Keo ở tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, trong hai hạng mục này thì tháp chuông nổi bật hơn vì có đại hồng chung được đúc bằng đồng nặng 1,5 tấn được trạm trổ hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là bốn mặt có khắc dòng chữ nổi “Phương Nam Phật Tự”.
Trong các hạng mục làm nên điểm nhấn kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, cái cuối cùng có thể kế đến chính là khuôn viên phía sau chính điện, đó chính là thờ tổ có hai hành lang thông với chính điện.
Tại khuôn viên nhà thờ tổ này, cái làm nên điều thích thú chính là giữa hai hành lang bố trí các tượng phật các vị tổ khi được các nghệ nhân tạo tác bằng các khối đá to, điêu khắc rất tinh xảo. Thích thú hơn là từ hai hướng hành lang đi thẳng vào nhà thờ tổ là một không gian với các tiểu cảnh đặc trưng của non nước miền Tây tạo nên cảnh quan hài hòa, yên tĩnh. Thông thường, nhiều người sau khi vào chính điện hành hương thì sẽ đi thẳng ra nhà thờ tổ để kính viếng Bồ đề Đạt Ma và Trúc Lâm tam tổ là Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tổ sư Pháp Loa và Tổ sư Huyền Quan. Điểm đặc biệt của bốn bức tượng này là hoàn toàn tạc bằng gỗ du sam có niên đại hơn 800 năm tuổi.
Nhìn chung, các hạng mục của thiền viện Trúc Lâm Phương Nam thể hiện rất rõ nét hài hòa trong lối kiến trúc cổ xưa nhưng cũng rất hiện đại. Đặc biệt là không gian giữa các hạng mục rất thoáng mát, rộng rãi và hài hòa với thiên nhiên. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian nào của ngày, chùa vẫn toát lên vẻ bình yên, nhẹ nhàng, rất lý tưởng để tìm đến stress sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc.
Thông tin tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa
Địa chỉ: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 7h – 22h00 hàng ngày
Giá vé: miễn phí.
Cách di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Bản đồ vị trí Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ (trung tâm văn hóa Cần Thơ tại đường Lê Lợi) – bạn đi theo hướng đường Trần Phú – đến ngã tư giao đường Cách mạng tháng tám đi đường CMT8 – tiếp tục đến ngã tư giao đường Nguyễn Văn Cừ đi đường Nguyễn Văn Cừ khoảng 10km đến xã Mỹ Khánh là gặp bảng chỉ dẫn vào Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Theo godidigo