Năm 2018, được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND; điều hành năng động, kịp thời của UBND thành phố cùng với sự phấn đấu của các ngành, các cấp và địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn,góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2018, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lại nền kinh tế;sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch,số doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tăng khá cao so năm 2017; sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành, vùng sản xuất và sản phẩm gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớinên bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.Thu ngân sách nhà nước cơ bản đạt yêu cầu. Quản lý xây dựng, đất đai, môi trường được chú trọng, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo cho sự phát triển của thành phố đô thị loại I.Kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp triển khai với nhiều hoạt động, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Cần Thơ và ĐBSCL.Giáo dục và đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội đạt kết quả tích cực.Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao từng bước hoàn thiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.Thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố.
1. Tài chính, ngân hàng
a. Tài chính ngân sách
* Thu ngân sách:Thực hiện đến 20 ngày tháng 12/2018, tổng thu NSNN 12.335,59 tỷ đồng đạt 86,14% dự toán, trong đó thu nội địa là 9.385,47 tỷ đồng với các nguồn thu chủ lực như thu thuế khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 1.866,71 tỷ đồng đạt 77,30% dự toán, thu từ doanh nghiệp nhà nước 1.517,64 tỷ đồng đạt 90,96% so dự toán, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 940,27 tỷ đồng đạt 56,32% so dự toán, thuế thu nhập cá nhân 748,28 tỷ đồng đạt 97,81% so dự toán. Tính đến 20/12/2018 hoạt động thu thuế hải quan ước đạt 1.105,08 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,96% trong tổng thu ngân sách nhà nước và đạt 106,67% so dự toán.
* Chi ngân sách: Ước đến 20 ngày tháng 12/2018 ngân sách đã chi 9.610,17 tỷ đồng chiếm 80,66% dự toán, bao gồm hoạt động chi đầu tư phát triển 4.564,95 tỷ đồng, chi thường xuyên 4.975,2 tỷ đồng.
b. Tín dụng ngân hàng
Vốn huy động đến cuối tháng 12 năm 2018 ước đạt 71.200tỷ đồng, tăng 1,04% so với đầu tháng, tăng 7,93% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động VNĐ là 69.600 tỷ đồng, chiếm 97,75%, tăng 1,08%, vốn huy động ngoại tệ là 1.600 tỷ đồng,chiếm 2,25%, giảm 0,74% so với đầu tháng; vốn huy động ngắn hạn là 45.300 tỷ đồng chiếm 63,62%, tăng 1,88%, vốn huy động trên 12 tháng là 25.900 tỷ đồng chiếm36,38%, tăng 0,37% so với đầu tháng.
Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 12 năm 2018 ước đạt 77.500 tỷ đồng, tăng 0,83% so với đầu tháng,tăng 14,70% so với đầu năm. Trong đó dư nợ cho vay VNĐ đạt 73.100tỷ đồng, tăng 0,74% so đầu tháng, chiếm94,32% trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 4.400tỷ đồng, tăng 2,30% so với đầu tháng, chiếm 5,68% trong tổng dư nợ cho vay; Phân theo thời hạn dư nợ cho vay ngắn hạn là 42.700tỷ đồng, tăng 1,02% so đầu tháng, chiếm55,10%, dư nợ cho vay trung dài hạn 34.800 tỷ đồng, tăng 0,59% so đầu tháng, chiếm 44,90% tổng dư nợ cho vay.
Nợ xấu đến cuối tháng 12 năm 2018 ước là 1.700tỷ đồng, chiếm 2,19% trong tổng dư nợ cho vay.
Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên địa bàn phổ biến như sau:
- Lãi suất huy động: Lãi suất huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến mức 0,2 - 1,0%/năm; lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,8% - 5,5%/năm; lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng phổ biến 5,3% - 6,5%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,6% - 7,3%/nămtùy theo từng loại kỳ hạn.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa 6,5%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến từ 7,0% - 9,0%/năm đối với ngắn hạn, 9,0% - 11%/năm đối với trung, dài hạn.
- Lãi suất USD: Lãi suất huy động thực hiện theo quy định là 0%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn 3,0% - 4,5%/năm, trung dài hạn 5,0% - 6,5%/năm.
2. Giá cả thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 giảm 0,31% so với tháng trước, tăng 2,20% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,20% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân cùng kỳ tăng 4,30%. Giá gas giảm, giá xăng dầu giảm, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế là những nguyên nhân chính tác động đến chỉ số giá CPI tháng này.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm với mức giảm từ 0,01% đến 5,85% so với tháng trước, có 6 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng với mức tăng từ 0,01% đến 4,74% so với tháng trước.
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giảm so với tháng trước gồm: May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,15%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,10%; Giao thông giảm 5,85% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số tăng so với tháng trước gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,06%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,74%; Giáo dục tăng 0,02%; Văn hoá, giải trí và du lịch 0,01%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%.
Diễn biến giá tiêu dùng tháng 12 năm 2018 của các nhóm hàng chính
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
+ Lương thực
Chỉ số giá lương thực tháng 12 tăng 0,04% so với tháng trước. Giá các mặt hàng gạo ổn định, giá một số loại gạo nếp tăng nhẹ, giá khoai lang tăng nhẹ do nhu cầu thu mua nguyên liệu sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tăng.
+Thực phẩm
Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,09% so với tháng trước do mặt hàng thịt gia cầm tươi sống tăng 0,96%; thịt chế biến tăng 0,62%; trứng các loại tăng 0,88%; thủy sản chế biến tăng 0,28%; các loại đậu và hạt tăng 0,12%; rau tươi, khô và chế biến tăng 0,11%; quả tươi, chế biến tăng 2,45% so với tháng trước.
Nguyên nhân do nguồn cung gia cầm giảm vì các hộ chăn nuôi đang tái đàn, chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán. Thịt chế biến, thủy sản chế biến tăng do giá nguyên liệu, chiphí sản xuất tăng, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhẹ. Lượng rau, củ quả tươi về chợ chưa cao, nhiều mặt hàng rau, củ, quả tươi chưa đến thời kỳ thu hoạch nên nguồn cung giảm, một số mặt hàng trái cây hết vụ làm cho giá tại các chợ tăng lên như cà chua, đậu que, măng tươi, su hào, xoài cát Hòa Lộc, táo, khóm, dưa hấu, thanh long...
Các nhóm thực phẩm khác trong tháng giảm so với tháng trước gồm: Thịt gia súc tươi sống giảm 0,10%; thủy sản tươi sống giảm 0,79%. Nguyên nhân là giá thịt heo giảm nhẹ ở một số chợ do lượng thủy sản nuôi trồng về chợ tăng mạnh, giá nhiều mặt hàng thủy sản nuôi trồng giảm như cá chép, cá điêu hồng, rô phi, cá lóc nuôi...
-May mặc, mũ nón, giầy dép
Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,15% so với tháng trước do tác động của chỉ số giá nhóm quần áo may sẵn giảm 0,24%, so với tháng trước. Nguyên nhân do một số sản phẩm may mặc khuyến mãi giảm giá nhân dịp cuối năm mừng giáng sinh. Tuy nhiên giá các dịch vụ may mặc như tiền công may, dịch vụ thuê quần áo tăng lên do nhu cầu may mặc cuối năm tăng, nhu cầu thuê quần áo trong mùa cưới tăng.
-Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,10% so với tháng trước do chỉ số nhóm nước sinh hoạt giảm 0,12%; chỉ số giá nhóm gas và các loại chất đốt giảm 6,14%. Nguyên nhân do thời tiết chuyển mùa, mát mẻ nhu cầu sử dụng nước giảm, giá gas tiếp tục giảm từngày01/12, giá dầu hỏa tiếp tục giảm ngày 6/12 và 21/12 đã tác động làm chỉ số giảm.
Tuy nhiên giá vật liệu xây dựng, dịch vụ sửachữa nhà ở, giá điện trong tháng tăng do nhu cầu xây dựng, sữa chữa nhà ở của người dân dịp cuối năm tăng lên. Nhu cầu sử dụng điện của người dân trong tháng tăng, việc trang hoàng nhà cửa, trang trí mừng giáng sinh cũng làm tăng việc sử dụng điện của người dân.
-Thiết bị và đồ dùng gia đình
Chỉ số nhóm thiết bị và đồ dùng tăng 0,11% so với tháng trước, do giá các mặt hàng đồ dùng gia đình tăng giá,chi phí sản xuất nhân công, nguyên liệu, điện nước tăng, nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng chủ yếu là các mặt hàng giường,tủ, bàn ghế, đồ dùng kim loại, các mặt hàng hóa mỹ phẩm như xà bông, sữa tắm, dầu gội...
-Thuốc và dịch vụ y tế
Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,74% so với tháng trước do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế áp dụng từngày15/12/2018thay thế giá dịch vụ y tế điều chỉnh hồi tháng 7/2018 theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y Tế (thực hiện theo hướng dẫn tính toán của Vụ Thống kê giá, với tỷ lệ bao phủ BHYT của Cần Thơ là 83.36%).
-Giao thông
Chỉ số giá nhóm giao thông giảm 5,85% so với tháng trước. Đây là nhóm giảm mạnh nhất trong tháng, đã tác động làm cho chỉ số CPI tháng 12 giảm so với thángtrước. Nguyên nhân do tác động của nhóm nhiên liệu giảm 9,92% so với tháng trước. Giá xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm vào các ngày 06/12 và ngày 21/12 đã đưa giá bán lẻ các mặt hàng xăng giảm từ 1.830-1840 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 1.630 đồng/lít so với tháng 11. Hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng E5 RON 92: 16.780 đồng/lít; xăng RON 95-III: 18.140 đồng/lít; dầu diesel 0,05S: 16.000 đồng/lít; dầu hỏa: 15.000 đồng/lít (giá tham chiếu vùng 1 của Petrolimex).
-Bưu chính viễn thông
Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông trong tháng giảm nhẹ 0,01% so với tháng trước. Nguyên nhân do giá một số sản phẩm điện thoại di động giảm giá của các chương trình khuyến mãi cuối năm.
-Giáo dục
Chỉ số giá giáo dục tháng 12 tăng 0,02% so với tháng trước do tác động của chỉ số giá của nhóm văn phòng phẩm tăng 0,11%, giá giấy in A4 tăng nhẹ do chi phí sản xuất tăng.
-Văn hóa, giải trí và du lịch
Chỉ số giá nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch trong tháng tăng 0,01% so với tháng trước. Do tác động tăng giá của nhóm mặt hàng hoa tươi, cây cảnh vì nhu cầu cho mùa cưới, trang trí nhà cửa tăng nhưng nguồn cung chưa tăng.
-Hàng hóa và dịch vụ khác
Chỉ số nhóm hàng này tăng 0,21% so với tháng trước, do tác động tăng giá của nhóm đồ dùng cá nhân như các sản phẩm chăm sóc cơ thể, đồ trang sức vàng.., các dịch vụ phục vụ cá nhân tăng như gội đầu, cắt, uốn tóc do nhu cầu tăng dịp cuối năm, các dịch vụ phục vụ cho việc hiếu, hỉ cũng tăng do chi phí sản xuất, nhân công tăng, nhu cầu mùa cưới tăng.
-Chỉ số giá vàng
Chỉ số giá vàng tăng 0,40% so với tháng trước do đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm làm cho giá vàng thế giới tăng lên. Giá vàng ngày 21/12/2018 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 3.593.000đ/chỉ.
-Chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,03% so với tháng trước. Nguyên nhân là do đồng Đô la Mỹ giảm giá trước những tín hiệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ và những lo ngại về nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới của các nhà đầu tư. Giá đô la Mỹ ngày 21/12/2018 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 23.325 đồng/USD.
3. Đầu tư, xây dựng
a. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Ước tình hình thực hiệnvốn đầu tư phát triển toàn xã hội thành phố Cần Thơ năm 2018 nhìn chung thuận lợi. Giá cả vật liệu xây dựng ítbiến động là điều kiện tốt cho việc đấu thầu, hợp đồng thi công và triển khai thực hiện các công trình xây dựng.
Ước thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018được44.975,71tỷ đồng.Trong đó,vốn nhà nước trung ương quản lý là1.743,34tỷ đồng, Vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được6.033,67tỷ đồng, Nguồn vốn ngoài nhà nước thực hiện là35.352,18tỷđồng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được1.922,45tỷ đồng.
+ Vốn nhà nước Trung ương quản lý chủ yếu các công trình của cácBộ ngành,Tập đoàn,Tổng công ty, cụ thể Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ với tổng vốn đầu tư là 358 tỷ đồng và đã hoàn thành trong quý IV năm 2018.
+ Vốn ngoài nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư,hiện nay hầu hết các doanh nghiệp và hộ gia đình đang tập trung mọi nguồn lực về vốn tập trung nguyên vật liệu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân vào dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới, hoặc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể như đầu tư về máy móc thiết bị, thuê mướn đất nông nghiệp để canh tác cho mùa vụ mới.
+Năm 2018,thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố còn hạn chế,chủ yếu thực hiện là các dự án chuyển tiếp các năm trước, cụ thể thành phố đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải với tổng vốn đầu tư hơn một ngàn tỷ đồng, được thực hiện tại Huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
* Tình hình thực hiện các công trình chủ yếu của thành phố
Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Công trình có tổng mức đầu tư 2.097 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2018 phân bổ 303,669 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu dự án đến cuối tháng 11/2018 thực hiện được 1.802,33 tỷ đồng đạt 85,95%. Từ đầu năm đến tháng 11/2018 tiến độ thực hiện của dự án tương đối chậm, do việc phân bổ vốn chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của dự án.
Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị. Công trình có tổng mức đầu tư 7.339 tỷ đồng do Ban Quản lý ODA làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2018 được giao 1.622,11 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 394 tỷ đồng, vốn ODA (được cấp phát) là 578,11 tỷ đồng và vốn ODA (vay lại) là 650 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu dự án đến tháng 12/2018 thực hiện được 1.034,25 tỷ đồng đạt 14,09% tổng mức đầu tư toàn dự án.
Dự án Kè sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ (Vốn AFD). Công trình có tổng mức đầu tư là 810,74 tỷ đồng, dự án do Ban quản lý dự án thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2018 được giao là 150 tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu dự án đến tháng 12/2018 thực hiện được 68 tỷ đồng đạt 8,39% tổng mức đầu tư toàn dự án.
Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bảncác nguồn vốn năm 2018của thành phốđều đạt kế hoạch đề ra song cũng còn gặp nhiều khó khănnhư: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án gặp nhiều vướng mắc làm chậm tiến độ thi công, một số dự án chưa quyết toán kịp thời nên chủ đầu tư nợ các nhà thầu, công tác bố trí vốn đối ứng chậm (dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ), một số dự án gặp khó khăn trong công tác tìm kiếm nhà thầu (cụ thể dự án Đường tỉnh 922).
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch XDCB năm 2018,đề nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND cácquận, huyệntập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trìnhđã bố trí vốn thực hiện trong năm 2018 để các công trình sớm đưa vào hoạt động phục vụ tốt hơn cho người dân.
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục hành chính để nhà thầu và chủ đầu tư thuận tiện trong việc quyết toán giải ngân vốn đối ứng.Chỉ đạo các chủ đầu tư quan tâm đến giải ngân vốn,thanh toán dứt điểm khối lượng các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, nhất là các công trình thuộc nguồn vốn ODA, nguồn vốn trái phiếu chính phủ và các công trình quan trọng thuộc các nguồn vốn khác.
b. Kết quả hoạt động xây dựng
Ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn giá hiện hành năm 2018 thực hiện được 16.521,04 tỷ đồng tăng 15,25% so với cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp thực hiện được 11.080,46 tỷ đồng tăng 19,31% so với cùng kỳ, khu vực loại hình khác thực hiện được 5.440,58 tỷ đồng tăng 9,15% so với cùng kỳ.
Ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn giá so sánh năm 2018 thực hiện được 11.651,54 tỷ đồng tăng 9,06% so với cùng kỳ.
Tình hình thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2018 nhìn chung ổn định, do giá cả vật liệu xây dựng ít biến động. Hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung ở các công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước, năng lực tài chính của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn còn hạn chế, nên khó tiếp cận được các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách. Giá trị xây dựng ở hộ dân cư tăng mạnh so với các quý trước do vào dịp cuối năm nên người dân xây dựng, sửa chữa nhà cửa để chuẩn bị đón Tết, một số doanh nghiệp xây dựng, lắp ráp, sửa chữa nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu cũng như hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xây dựng vẫn còn gặp khó khăn do không tìm kiếm được công trình và không cạnh tranh được các nhà thầu lớn, một số doanh nghiệp xây lắp từ đầu năm đến nay vẫn chưa nhận được công trình, hoạt động cầm chừng nên ảnh hưởng đến thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng của thành phố. Nhiều doanh nghiệp xây dựng đến thời điểm này không phát sinh doanh thu và chi phí cho hoạt động xây dựng rất thấp, cụ thể như Công ty Cổ Phần Xây dựng Hồng Trung, Công ty Cổ Phần Xây dựng Cadif (hiện đang tạm ngưng hoạt động).
Để tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xây dựng, thành phố chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán các công trình đã hoàn thành năm 2018 và các năm trước để các doanh nghiệp xây lắp có vốn hoạt động giải quyết khó khăn về vốn hiện nay.
4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Nông Nghiệp
- Trồng trọt:
+ Cây lúa:
Về diện tích:Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm đạt 237.326 ha, so năm 2017 giảm 1,17%, bằng 2.800 ha. So kế hoạch đạt 109,40% (KH 216.930 ha); Trong đó: Diện tích gieo trồng lúa Đông xuân đạt 82.501 ha, so KH đạt 98% (KH: 83.930 ha), so với cùng kỳ năm trước thấp hơn 2.948 ha; Diện tích lúa Hè thu gieo trồng được 80.754 ha, đạt 103,79% so với kế hoạch (KH: 78.100 ha), giảm so với vụ Hè thu 2017 là 305 ha; Diện tích lúa vụ Thu đông là: 74.071 ha so với cùng kỳ tăng 0,62%, bằng 453 ha; so với kế hoạch (KH 54.900 ha) đạt 113,49%.
Nguyên nhân:Diện tích gieo trồng lúa giảm so năm 2017, tập trung chủ yếu ở vụ lúa Đông xuân và vụ Hè thu, do hầu hết quận, huyện nông dân lên vườn trồng cây lâu năm, cây hàng năm khác trên nền đất gò khó giữ nước hoặc diện tích canh tác lúa nhỏ, lẻ không đồng nhất hay bị chuột cắn phá nên cho năng suất thấp, khó khăn trong thu hoạch và một số diện tích chuyển đổi sang mục đích xây dựng nhà ở, công trình công cộng,... Vụ Thu đông có tăng nhưng không nhiều.
Về năng suất và sản lượng:Năng suất lúa cả năm 2018 ước đạt 60,10 tạ/ha, so năm 2017 tăng 4,04%, bằng 2,33 tạ/ha; Sản lượng lúa ước đạt 1.426.309 tấn, so với năm 2017 tăng 2,82%, bằng 39.159 tấn. Trong đó năng suất lúa Đông xuân đạt 71,63 tạ/ha, so vụ lúa Đông xuân 2017 tăng 9,95%; bằng 6,48 tạ/ha, sản lượng đạt 590.917 tấn, so với cùng kỳ tăng 6,15%, bằng 34.237 tấn; Năng suất lúa Hè thu đạt 57,66 tạ/ha, so với Hè thu 2017 tăng 1,00%, bằng 0,57 tạ/ha, sản lượng ước 465.639 tấn, so cùng kỳ tăng 2.879 tấn; Năng suất gieo trồng vụ Thu đông ước là 49,92 tạ/ha, ổn định so với cùng kỳ, sản lượng đạt 369.753 tấn, tăng so cùng kỳ 0,56%, bằng 2.043 tấn.
Nguyên nhân năng suất và sản lượng tăng là do:
Vụ lúa Đông xuân 2018 là vụ chính của địa phương, gặpthời tiết thuận lợi, bà con nông dân xuống giống đồng loạt, tuân thủ đúng lịch thời vụ của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên đã né được rầy, tránh được dịch muỗi hành cộng với tình hình lũ về của năm 2017 đã rửa sạch đồng ruộng, tăng thêm lượng phù sa cho nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt; Ngoài ra, trong vụ Đông Xuân này, người dân được ngành chức năng cử cán bộ kỹ thuật của thành phố, quận, huyện xuống tận xã, phường bám chặt đồng ruộng chỉ đạo, hướng dẫn nông dân từ lúc xuống giống cho đúng lịch thời vụ và chăm sóc lúa đúng kỹ thuật nên cũng giúp bà con sản xuất lúa hạn chế sâu bệnh;Năng suất năm nay tăng so với năng suất 2017 do vụ lúa đông xuân 2017 bị giảm quá sâu do bị bệnh muỗi hành.
Vụ Hè thu năng suất tăng ít so năm 2017; Vụ Thu đông ổn định so với cùng kỳ.
Năm 2018, tổng diện tích nhiễm dịch bệnh trên cây lúa khoảng 23.017 ha; Tuy nhiên dịch bệnh đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.
Năm 2018,Thực hiện chủ trương nhân rộng mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt khoảng 68.944 ha diện tích gieo trồng, tăng21,74% so năm 2017(vụ Đôngxuânvới 93 cánh đồng với tổng diện tích 23.211 ha và 16.349 hộ; vụ Hè thu 106 cánh đồng với tổng diện tích 25.417 ha và 18.052 hộ; vụ Thu đông76 cánh đồng với tổng diện tích20.316ha và 15.260 hộ);Sản xuất cánh đồng lớn đã tăng cường thực hiện liên kết và đảm bảo sản xuất bền vững, giúp nâng cao lợi nhuận cho nông dân từ2triệu đồng/ha đến 4,5 triệu đồng/ha.
Hiện nay, tổng sốmáy gặt đập liên hợp toàn thành phố hiện có khoảng 789 máy, có khả năng đảm bảo cắt gặt trên 92% diện tích gieo trồng; hệ thống lò sấy lúa có khoảng 1.300 lò, đáp ứng sấy trên 70% sản lượng lúa Hè thu và Thu đông trên địa bàn. Việc cơ giới hóa trong các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... đã góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng năng suất lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc thời vụ, đồng thời giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.
Giá lúa năm nay có xu hướng tăng so với năm 2017 từ 200-550đ/kg cụ thể như: vụ Đông xuân nông dân bán lúa tươi Jasmine 85:5.500-6.000đồng/kg,giá các giống lúa OM:5.300-5.700 đồng/kg, giá lúa IR 50404:5.000-5.300 đồng/kg;Vụ lúa Hè thu (Lúa cắt máy bán tại ruộng)giá lúa IR 50404: 5.100-5.300 đồng/kg, OM5451: 5.400-5.700 đồng/kg;Giá lúa Thu đôngIR 50404: 4.600-5.100 đồng/kg, các lúa giống OM:5.000-5.100 đồng/kg.Nguyên nhân giá lúa tăng là do các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo cùng với việc đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, xây dựng vùng nguyên liệu gạo an toàn, chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến ngày 12/12/2018, lúa Đông xuân 2019 toàn thành phố xuống giống ước được 81.161 ha, đạt 101% so với kế hoạch (KH 80.540 ha), cao hơn 4.536 ha so với cùng kỳ;Cây lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ đếnđẻ nhánhsinh trưởng và phát triển khá tốt;Các giống lúa được nông dân sử dụng gồm:Giống Jasmine 85: chiếm tỷ lệ64%, gieo trồng chủ yếu tại các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt…;IR 50404: chiếm tỷ lệ9%;OM 4218: chiếm1%;OM 5451 chiếm 5%và giống khácchiếm khoảng11%.
Ngành nông nghiệp địa phương cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đê bao, tăng cường công tác gia cố đê bao để tránh ngập úng.Đồng thời,triển khai tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, tưới tiêu nước tiết kiệm, công nghệ sinh thái trong canh tác lúa, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh VL, LXL. Tổng diện tích nhiễm dịch hại 186 ha tăng 98 ha so với tháng trước và cao hơn 65 ha so với cùng kỳ vụ Đông Xuân 2018 chủ yếu cao hơn diện tích nhiễm rầy nâu, chuột, bệnh đạo ôn lá.
Hiện nay, giá lúakhôcụ thể như sau: lúa IR 504045.700-5.800 đồng/kg, các lúa giống OM6.000-6.100 đồng/kg;Tuy nhiên, hiện tại lúatrongnông dân không còn nhiều.
+ Cây hàng năm khác vụ Đông xuân 2019:
Đến ngày 12/12/2019, toàn TP đã xuống diện tích gieo giống cây hàng năm khác ước đạt 2.529 ha, so với cùng kỳ cao hơn 1.130 ha; Bà con tiếp tục chăm sóc và thu hoạch diện tích các nhóm cây hằng năm đã gieo trồng trong vụ mùa 2018, năng suất ổn định so với cùng kỳ.
+ Các loại cây lâu năm:
Tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2018 đạt 20.128 ha, tăng 1.142 ha (+6,02%) so cùng kỳ năm trước; Trong đó diện tích cây ăn quả toàn thành phố Cần Thơ ước tính năm 2018 đạt 18.291 ha, chiếm 90,87% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 1.177 ha so cùng kỳ năm 2017. Chủ yếu cây xoài tăng 4,52%; cây chuối tăng 4,43%; cây sầu riêng tăng 17,39%, cây nhãn tăng 12,30%;...
Nguyên nhân:
Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố được các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư đê bao khép kín bảo vệ vườn cây ăn quả, vận động nông dân cải tạo vườn tạp vàchuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển vườn cây ăn trái; đượctrợ giá cây giống từ nguồn hỗ trợ của thành phố cũng như phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh trên cây ăn trái, vì vậy đã đạt được sự đồng thuận từ người dân, nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó đã hình thành các vườn cây ăn trái chuyên canh kết hợp với du lịch sinh thái nên diện tích một số cây ăn quả được mở rộng như: na, vú sữa Lò rèn, vú sữa Bơ, dâu Hạ Châu, Sa Pô chê, nhãn xuồng cơm vàng, cam, quýt, bưởi…Với định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện nay đã xây dựng được 12 vườn cây ăn trái kết hợp phát triển du lịch sinh thái, lợi nhuận cao gấp 1,5- 2 lần so với trồng chuyên cây ăn trái.
Bên cạnh đó nhiều hộ dân trồng xen canh các loại cây ăn quả (mật độ như trồng trần) để thay thế các vườn cây bị già cõi, năng suất thấp từ các năm trước, đến nay khi người dân chặt bỏ các vườn cây già cõi, năng suất thấp để các cây trồng xen canh phát triển nên diện tích trồng mới, diện tích chưa cho sản phẩm và diện tích cho sản phẩm trên thành phố có sự biến động đáng kể;
Mô hình trồngdâu xanh, dâu bòn bon, dâu Hạ Châu được phát triển mạnh ở Phong Điền để đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM,…;
Ngoài ra, các hộ dân còn tận dụng các phần diện tích bờ đê quanh ao nuôi thủy sản để trồng một số loại cây ăn quả khác như: đu đủ để tăng thêm thu nhập;
Tuy nhiên, một số diện tích trồng cây ăn quả đã được chuyển sang mục đích sử dụng khác như xây dựng khu dân cư, mở rộng khu công nghiệp, công trình công cộng, tập trung chủ yếu ở quận Thốt Nốt, Cái Răng và Ô Môn…
Ngành Nông nghiệp tổ chức hướng dẫn cho HTX làm vườn Trường Thuận 1 về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt-VietGAP với quy mô 17,5 ha với 21 hộ dân tham dự, các loại cây trồng chủ yếu như mít, vú sữa, sầu riêng, nhãn, chanh, chôm chôm, hạnh, ổi,...
Trong năm, tổng diện tích nhiễm dịch hại trêncây ăn trái 1.589 ha. Riêng bệnh chổi rồng trên nhãn 712 ha: diện tích nhiễm trên 40% là 62 ha; 20-40% là 373 ha; diện tích nhiễm ít hơn 10-20% là 277 ha.Tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có58cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn tráivới năng lực cung ứng 650.000 cây/năm.
- Chăn nuôi:
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không xảy ta dịch bệnh tai xanh ở heo, dịch tả heo Châu Phi, lở mồm long móng trên gia súc và dịch cúm gia cầm.Ngành đã chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm(Thực hiện tháng vệ sinh, tiêuđộc khử trùng, tiêm phòng gia súc, cúm gia cầm vào tháng 2/2018). Hình thành các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn liên kết sản xuất theo chuỗi.Công tác ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi được tăng cường nên năng suất và chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao.
+ Đàn Trâu, Bò
Tính đến 01/10/2018 đàn Trâu toàn TP có 144 con, đàn Bò có 4.508 con (So thời điểm 01/10/2017 tổng đàn bò giảm 172 con, thời điểm 01/4/2018 giảm 148 con).Nguyên nhân là do: Do diện tích đất chăn thả dần bị thu hẹp.
Sản lượng thịt Bò xuất chuồng trong kỳ đạt 247 tấn, so cùng kỳ năm 2017 tăng 4.22% bằng +10 tấn. Nguyên nhân, do đàn bò cho thịt tăng dẫn đến sản lượng thịt tăng.
+ Đàn Heo
Tổng đàn heo toàn TP có đến 01/10/2018 là 130.132 con, so cùng kỳ năm 2017 giảm 0,79%, bằng 1.030 con; So thời điểm 01/4/2018, đàn heo tăng 4.821 con. Trong đó, Đàn heo thịt có 116.677 con, chiếm 89,66% trong tổng đàn; đàn heo nái đạt 13.190 con, chiếm 10,14% trong tổng đàn; Đàn heo đực giống có 265 con.
Nguyên nhân đàn heo biến động tăng như trên là do:
Giá heo bắt đầu tăng từ tháng 04/2018 và giữ ở mức cao trong những tháng gần đây, giá heo hơi bình quân trong kỳ dao động từ 44.000-50.000đ/kg, so với cùng kỳ năm trước tăng từ 18.000đ/kg đến 24.000đ/kgđã khiến các hoạt động đầu tư tái đàn, nuôi quay trở lại diễn ra. Tuy nhiên giá heo giống khoảng 1.100.000đ/con là tương đối caonên một bộ phận người dân đã bắt đầu gây dựng đàn heo nái trở lại.
Dù hiện nay giá heo tăng trở lại nhưng người chăn nuôi cẩn thận khi tái đàn; Vì trong những năm trước, khi giá tăng, người nuôi cũng ồ ạt chăn nuôi heo dẫn đến cung vượt cầu, heo ế ẩm, quá lứa, thương lái ép giá. Đỉnh điểm là vào năm 2017, giá heo rớt thê thảm cần phải giải cứu.
Sản phẩm thịt heo xuất chuồng trong kỳ đạt 20.597 tấn, so cùng kỳ 01/10/2017 tăng 2,12%, bằng +428 tấn. Nguyên nhân do giá bắt đầu có xu hướng tăngcaotừthờiđiểm tháng 04/2018 bà con nông dân bắt đầu lựa chọn con giống, chăm sóc và đầu tư kỹ thuật,tăng thêm lượng thức ăn để đàn heo phát triển nhanh nên làm sản lượng xuất chuồng tăng.
+ Đàn gia cầm
Tính đến 01/10/2018, đàn gia cầm TP Cần Thơ có 1.824 ngàn con, so 01/10/2017 giảm 4,59%, bằng 88.000 con. Trong đó, đàn Gà đạt 597 ngàn con, so 01/10/2017 giảm 2,80%; đàn Vịt đạt 1.156 ngàn con, so 01/10/2017 giảm 72 ngàn con.
Nguyên nhân:
Giảm chủ yếu ở đàn vịt thời vụ và đàn gà thịt.Do diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng, mưa, nước lũ năm nay về nhiều có thể phát sinh một số loại dịch bệnh, nên bà con nông dân không tái đàn một cách ồ ạt, mà chỉ chăn nuôi cầm chừng chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình. Mặt khác chỗ chăn nuôi ngày càng thu hẹp. Nước lũ dâng cao nên khó khăn trong việc chăn thả đàn vịt đẻ trứng, nông dân nuôi vịt chạy đồng phải chăn thả ở các tỉnh khác như An giang, Kiên giang cũng làm tăng chi phí nên bà con nông dân chưa yên tâm phát triển đàn gia cầm.
Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng trong kỳ đạt 5.911 tấn, so cùng kỳ năm 2017 giảm 2,15%, bằng -69 tấn. Tập trung ở sản lượng đàn vịt và đàn gà.
Sản lượng trứng gia cầm trong kỳ đạt 75.076 ngàn quả, so cùng kỳ năm 2017 tăng 3,97% bằng 2.865 ngàn quả. Nguyên nhân, chủ yếu là do sản phẩn trứng của đàn gia cầm thời vụ tăng.
Hiện nay,có14cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm. Trong đó, có 8 cơ sở chăn nuôi heo sản xuất con giống với khả năng cung cấp gần 5.000 con giống/năm và 6 cơ sở chăn nuôi vịt sản xuất con giống với khả năng cung ứng khoảng 700.000 – 750.000 con giống/năm; Cơ sở nuôi giữ heo đực giống hiện có 29 cơ sở với tổng đàn 127 con. Hàng năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 110.000 – 115.000 liều tinh.
Lĩnh vực chăn nuôi có sự chuyển dịch từ các quận trung tâm về các huyện theo hướng tập trung, vệ sinh an toàn: mô hình nuôi bò thịt giống cao sản, nuôi heo siêu thịt, mô hình chăn nuôi bán công nghiệp…đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó,Ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thịnhư nuôi thỏ, gà lôi, các giống đặc sản...tập trung tại vùng ven các quận như Bình Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng và huyện Phong Điền nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và tăng thu nhập cho nông hộ.
b. Lâm nghiệp
- Trồng cây lâm nghiệp phân tán:Triển khai Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2018 cây lâm nghiệp phân tán trồng mới trong nhân dân ướclà: 850 ngàn cây, so với cùng kỳ2017 giảm 1,28%, bằng 24 ngàn cây.
Nguyên nhân trồng cây phân tán năm nay giảm so cùng kỳ:
Do thời tiết năm nay mưa nhiều, lũ về sớm nên cây phân tán bị ngập nước chết nhiều và nông dân cải tạo vườn tạp nên số lượng cây trồng lâm nghiệp phân tán giảm. Ngoài ra, các hộ dân trồng nhỏ lẻ quanh vườn nhà và ven bờ kênh thủy lợi, ao mương, hơn nữa người dân không chú trọng trồng cây lâm nghiệp.
Ươm giống cây được 18 ngàn cây so cùng kỳ năm trước giảm 28% bằng 7 ngàn cây.Ươm giống chủ yếu là ở Huyện Cờ Đỏ và quận Bình Thủy.
c. Thủy sản
- Diện tích nuôi trồng:Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 toàn TP Cần Thơ đạt 7.313,5 ha, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 8,04%, bằng 639 ha. Tập trung giảm chủ yếu ở diện tích nuôi cá trê 47,6 ha giảm 21 ha, nuôi cá trên ruộng 4.365,3 ha giảm781.8 ha; tôm càng xanh: 20,1 ha, giảm 5 ha,… so cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, cá tra thâm canh, bán thâm canh đạt 741 ha tăng 27,2 ha so với cùng kỳ năm 2017. Nuôi thủy sản lồng bè ước đạt 341 bè, tăng 50 bè so với cùng kỳ năm 2017 (Trong đó 76 lồng bè nuôi cá điêu hồng, còn lại cá chim trắng, cá he, cá sát sọc,…).
Nguyên nhân diện tích nuôi thủy sản giảm do:
Do ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước nên một số khu vực sâu trong nội đồng không còn phù hợp để nuôi tôm, từ đó diện tích nuôi tôm bị thu hẹp lại;
Diện tích thả nuôi cá trên ruộngdo người dân làm lúa vụ lúa Thu đông trong diện tích có đê bao nên làm cho diện tích cá ruộng giảm;
Hiện tại, nuôi cá rô đầu vuông đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, giá cả xuống thấp nên bà con lỗ vốn nhiều, đầu ra sản phẩm không ổn định và giá thức ăn tăng cao như hiện nay, vì vậy nhiều hộ đã treo ao hoặc nuôi cầm chừng để giảm chi phí đầu tư;
Nuôi cá trong lồng bè được nhân rộng tại các quận: Ô Môn, Thốt Nốt và Bình Thủy, chủ yếu là cá diêu hồng, cá chim trắng,…. Cỡ cá giống được chọn thả nuôi từ 35-40 con/kg. Trung bình một năm nuôi từ 1-3 vụ, giá bán dao động khá lớn từ 30.000-31.000 đồng/kg với giá thành sản xuất 29.000-30.000 đồng/kg, người nuôi đạt lợi nhuận khoảng 1.000 đồng/kg;
Những năm gần đây, mô hình nuôi thủy sản trong bể bồn, vèo được người dân phát triển mạnh mẽ cho năng suất và sản lượng cao. Hiện nay toàn TP Cần Thơ có 1.259 hộ nuôi ếch, lươn, cá,… trong bể bồn, vèo với tổng thể tích nuôi là 61.663 m3tăng so cùng kỳ 2017 là 5,57%. Không ít hộ nông dân trên địa bàn các quận, huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai đã thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ếch, lươn thương phẩm. Do nguồn ếch đồng, lươn đồng ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn gia tăng, nhiều mô hình nuôi ếch, lươn trong bể bồn trên địa bàn đã và đang mang lại lợi nhuận cao cho nông dân góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và nâng cao thu nhập.
Trong năm 2018, giá cá tra tăng ổn định ở mức cao từ 28.500đồng/kg đến 35.000 đồng/kg, vì vậy nhiều hộ dân đã đầu tư thả nuôi cá trở lại. Đến thời điểm hiện tại, giá bán cá tra nguyên liệu dao động 28.500 – 29.000 đồng/kg (kích cỡ 700 – 800 g/con) giảm khoảng 250 đồng/kg so với tháng trước, giá thành bình quân 22.500 – 23.500 đồng/kg và một số hộ ký hợp đồng với doanh nghiệp chế biến thủy sản để nuôi gia công với hệ số 1,57kg thức ăn và 10.000đ/kg cá thành phẩm dẫn đến diện tích tăng.Với tình hình giá cả như trên người nuôi cá tra hiện nay thuận lợi,một số hộ có điều kiện về vốn đang đầu tư trở lại.
- Giống thủy sản
Hiện có 113cơ sở sản xuất(61 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống và 52 cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống),cung ứng giống thủy sản với diện tích đạt319ha với lượng giống ước đạt774 triệu congiống các loạităng 10,25% so với cùng kỳ, trong đó cá tra giống 387 triệu con, tăng 41 triệu con;Đáp ứng nhu cầu con giống thủy sản của thành phố và một phần xuất sang các tỉnh lân cận.Nguyên nhân giống thủy sản tăng là: Do ảnh hưởng sức tiêu thụ cá giống trên thị trường tăng, nhất là giống cá tra, do giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh từ đầu năm, dẫn đến nhiều hộ dân ồ ạt thả nuôi cá tra trở lại làm cho cá tra giống khan hiếm, giá cá giống tăng cao, hiện tại giá cá tra giống khoảng 60.000-70.000 đồng/kg loại 30 con/kg. Nắm bắt tình hình này, nhiều hộ sản xuất cá giống đã mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thả nuôi cá tra nguyên liệu.
- Sản lượng nuôi trồng
Sản lượng thuỷ sản thu hoạch năm 2018 sơ bộ đạt 210.434 tấn, tăng 24.853 tấn (+13,39%) so cùng kỳ 2017, chiếm 97,07% tổng sản lượng thủy sản toàn thành phố; Sản lượng cá tra sơ bộ đạt 182.271 tấn, so cùng kỳ năm 2017 tăng 26.601 tấn (+17,09%).
Nguyên nhân:Sản lượng cá tra tăng so với cùng kỳ do những hộ có điều kiện về vốn, diện tích nuôi trồng thủy sản và nhưng hộtham gia liên kết sản xuất với cácdoanh nghiệp, đầu tư mạnh thức ăn công nghiệp nên năng suất tăng (Có hộ năng suất trên 300 tấn/ha), dẫn đến vòng quay diện tích nuôi trồng thủy tăng (từ đầu năm đến nay diện tích thu hoạch ước 610 ha tăng so với năm 2017 khoảng 54 ha);Hiện tại các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ có khuynh hướng xây dựng vùng nuôi tập trung để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến,cơ sở nuôi tham gia xây dựng mối liên kết 4 nhà, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.NgànhNông nghiệpđang chú trọng phát triển các mô hình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa thủy sản. Đến nay, có 02 HTX nuôi cá tra với diện tích 27 ha; 43 hộ tham gia liên kết sản xuất với các nhà máy với diện tích 144 ha; 20 vùng nuôi của 08 doanh nghiệp tham gia nuôi cá tra với diện tích 159,7 ha và tổng diện tích nuôi thủy sản ATTP theo tiêu chuẩn đạt 228,5 ha, bao gồm: 214,75 ha VietGAP (trong đó có 17 ha BMP+ASC) và 13,5 ha BAP+ASC.
- Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước tính năm 2018 đạt 6.346 tấn tăng 100 tấn (+1,61%) so cùng kỳ năm 2017, cụ thể cá khai thác nước ngọt ước đạt 5.244 tấn (+87 tấn, +1,68%), tôm khai thác nước ngọt là 12 tấn, thủy sản khai thác nước ngọt khác (cua đồng, ốc, hến, …) đạt 1.091 tấn (+1,46%) so cùng kỳ năm 2017. Khai thác thủy sản chủ yếu trên sông Hậu,các sông, rạch lớn bằng các ghe thuyền có công suất nhỏvà trên ruộng; Nguyên nhân tăng là domùa nước nổi năm nay đến sớm hơn mọi năm và lượng cá vềnhiềutừ đórất nhiều người khai thácnên sản lượng tăng.Tuy nhiênnguồn lợi thủy sản tự nhiên trên sông rạch ngày càng cạn kiệt nên sản lượng đánh bắt có xu hướng giảmsẽảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận người dân hành nghề đánh bắt trên sông.
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 diện tích sản xuất được giữ vững, bệnh trên gia cầm đã chủ động phòng tránh được không để lây lan thành dịch, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung, hiện đại hóa, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và ổn định trong sản xuất.Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thách thức do giá cả các mặt hàng nông sản; Người dân chủ động hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ ở các cánh đồng mẫu lớn nên việc tiêu thụ lúa tương đối thuận lợi và đảm bảo người sản xuất lúa có lãi trên 30% tạo tâm lý an tâm cho người sản xuất để tập trung đầu tư và mở rộng sản xuất trong năm 2019; vừa góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
5. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tháng 12 tăng 2,54% so với tháng trước và tăng12,46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 12,83%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,48%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 6,30% so với cùng kỳ.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước thực hiện 12 tháng năm 2018 tăng8,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,30%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 7,07%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 5,74%.Trong đó, có một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khác như: Phi lê đông lạnh tăng 9,81%; tôm đông lạnh tăng2,42%;gạo xay xát tăng 10,07%;thức ăn cho thủy sản tăng 22,41%; bia lon tăng 11,75%; quần áo tăng 40%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 14,61%; sản phẩm in khác tăng25,24%;thuốc diệt cỏ tăng 8,64%; dược phẩm tăng 8,81%; xi măng tăng0,95%;găng tay thể thao tăng17,63%; nước sinh hoạt tăng 6,21%.Nguyên nhân tăng do các doanh nghiệp đang tập trung sản xuất, chủ động nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2019 và tăng tốc hoàn thành kế hoạch năm đề ra.Công tác xúc tiến thương mại được thực hiện khá tốt, góp phần mở rộng phạm vi hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tiếp cận và mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu và đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nội địa. Doanh nghiệp và chính quyền địa phương cùng đồng hành trên chặng đường phát triển để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Thành phố, với vị trí giao thương thuận lợi, hạ tầng được quan tâm đầu tư ngày càng đồng bộ là tiền đề quan trọng để thu hút đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến Cần Thơ. Song song đó, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn cũng không ngừng nỗ lực sản xuất, kinh doanh; nhạy bén bắt nhịp nhu cầu thị trường để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, thành phố tập trung xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường... Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và phát triển.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 12 tăng1,21% so với tháng trước. Tính chung 12 tháng chỉ số tiêu thụ tăng8,52% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,92%; sản xuất đồ uống tăng 7,67%; sản xuất trang phục tăng23,38%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 25,24%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 11,96%;sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng8,22%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng18,53%. Một số sản phẩm trên tăng do nhiều doanh nghiệp đang từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại để cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm nhằm tạo ra giá trị cao hơn so với sản phẩm truyền thống, thủ công. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao để đáp ứng quy trình sản xuất hiện đại, khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/12/2018 là87,43% so với tháng cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 12/2018 tăng 0,23% so với tháng trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nướctăng 0,13%, doanh nghiệp Ngoài Nhà nướctăng 0,25% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng0,17%. Số lao động tại các doanh nghiệp không có biến động nhiều, vẫn giữ ở mức ổn định.
Để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng phát triển bền vững, Chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách, giải pháp và vận dụng linh hoạt vào thực tế nhằm tạo điều kiện để mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận các ưu đãi. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh dịp cuối năm, nhất là nguồn vốn và có chính sách hợp lý, kích cầu đầu tư để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt, đảm bảo an toàn, cung ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra, ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành, các cấp cần khuyến khích, kêu gọi và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là các khu công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, ngành công nghiệp mới, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Song song đó, các doanh nghiệp cần định hướng rõ trong công tác tiếp cận thị trường, tạo dựng thương hiệu và kết nối với nhà đầu tư. Tăng cường tìm kiếm nhiều thị trường và các kênh phân phối sản phẩm, chú trọng đầu tư chiều sâu và nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để đảm bảo cân đối cung - cầu và nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế.
6. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ cá thể trên địa bàn TP. Cần Thơ năm 2018 nhìn chung phát triển khá tốt. Trong năm 2018, doanh thu bán lẻ tăng mạnh ở các nhóm lương thực thực phẩm, hàng may mặc, vật phẩm văn hóa giáo dục và vật liệu xây dựng. Trong tháng 12, trên đại bàn TP Cần Thơ diễn ra nhiều hoạt động mua bán thương mại sôi nổi tại các siêu thị, trung tâm thương mại, bên cạnh đó các chương trình giảm giá khuyến mãi vào dịp cuối năm thu hút được rất nhiều người dân đến mua sắm nhằm chuẩn bị cho các ngày lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch.
Ước tháng 12/2018, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 10.223,56 tỷ đồng tăng 13,20% so cùng kỳ, trong đó thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 6.122,73 tỷ đồng tăng 13,18% so cùng kỳ, thành phần kinh tế cá thể đạt 2.872,26 tỷ đồng tăng 14,53% so cùng kỳ, thành phần kinh tế Nhà nước đạt 1.023,29 tỷ đồng tăng 10,22% so cùng kỳ.
Phân theo ngành kinh tế thì ngành Thương nghiệp chiếm 82,32% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 12/2018 đạt 8.416,10 tỷ đồng tăng 13,70% so cùng kỳ. Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 809,36 tỷ đồng tăng 14,79% so cùng kỳ. Du lịch lữ hành ước đạt 22,82 tỷ đồng tăng 15,04% so cùng kỳ. Dịch vụ ước đạt 975,28 tỷ đồng tăng 7,86% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Thành phố ước tính năm 2018 đạt 120.530,35 tỷ đồng tăng 12,28% so cùng kỳ, trong đó thành phần kinh tế tư nhân ước đạt 72.261,46 tỷ đồng tăng 11,37% so cùng kỳ, thành phần kinh tế cá thể ước đạt 33.197,04 tỷ đồng tăng 15,06% so cùng kỳ, thành phần kinh tế Nhà nước ước đạt 12.621,70 tỷ đồng tăng 11,15% so cùng kỳ.
Phân theo ngành kinh tế thì ngành Thương nghiệp chiếm 82,55% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2018, ước đạt 99.496,03 tỷ đồng tăng 12,58% so cùng kỳ. Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 8.865,13 tỷ đồng tăng 14,07% so cùng kỳ. Du lịch lữ hành ước đạt 442,81 tỷ đồng tăng 13,93% so cùng kỳ. Dịch vụ ước đạt 11.726,38 tỷ đồng tăng 8,44% so với cùng kỳ.
b. Giao thông vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông
- Vận tải hàng hoá: Tháng 12/2018, ước vận chuyển 1.185,47ngàn tấn hàng hoátăng1,77% so cùng kỳ; luân chuyển đạt209,38triệu T.Km đạt101,53%so cùng kỳ. Ước năm 2018 vận chuyển 12.423,18 ngàn tấn hàng hóa tăng 1,71% so cùng kỳ; luân chuyển đạt 2.195,1 triệu T.Km đạt 101,44% so cùng kỳ.
Chia ra: Đường bộ tháng 12/2018, ước vận chuyển đạt 486,61 ngàn tấn tăng1,85% so cùng kỳ; luân chuyển 108,28triệu T.Km đạt101,55% so cùng kỳ. Đường sông ước vận chuyển đạt672,79ngàn tấn tăng1,71% so cùng kỳ; luân chuyển 74,34triệu T.Km đạt 101,53% so cùng kỳ. Đường biển ước vận chuyển đạt 26,07 ngàn tấn tăng 1,63% so cùng kỳ;luân chuyển 26,76 triệu T.Km đạt 101,41% so cùng kỳ.
- Vận tải hành khách: Tháng 12/2018, ước vận chuyển 3.205,04 ngàn lượt hành khách tăng1,71% so cùng kỳ; luân chuyển 45,73triệu lượt HK.Km đạt 101,34% so cùng kỳ. Ước năm 2018 vận chuyển 31.340,10 ngàn lượt HK tăng 1,71% so cùng kỳ; luân chuyển đạt 456,27 triệu HK.Km đạt 101,46% so cùng kỳ.
Chia ra: Đường bộ tháng 12/2018, ước vận chuyển 1.755,54 ngàn lượt HK tăng1,73% so cùng kỳ; luân chuyển 43,5 triệu HK.Km đạt 101,34% so cùng kỳ. Đường sông ước vận chuyển 1.449,50 ngàn lượt HK tăng 1,69% so cùng kỳ; luân chuyển 2,23 triệu HK.Km đạt 101,20% so cùng kỳ.
- Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải:Tháng12/2018 doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước thực hiện 378,29 tỷ đồng, tăng 7,40% so cùng kỳ. Trong đó:vận tải hành khách thực hiện 86,87 tỷ đồng tăng 7,52%; vận tải hàng hóa thực hiện 205,25 tỷ đồng, tăng 7,34%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 86,17 tỷ đồng, tăng 7,44% so cùng kỳ.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước quý IV năm 2018 thực hiện 1.149,36 tỷ đồng, tăng 7,56% so cùng kỳ.Trong đó: vận tải hành khách thực hiện 263,77 tỷ đồng tăng 8,48%; vận tải hàng hóa thực hiện 624,03 tỷ đồng, tăng 7,20%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 261,56 tỷ đồng, tăng 7,50% so cùng kỳ.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước năm 2018 thực hiện 3.328,54 tỷ đồng, tăng 7,62% so cùng kỳ.Trong đó: vận tải hành khách thực hiện 762,07 tỷ đồng tăng 7,84%; vận tải hàng hóa thực hiện 1.856,39 tỷ đồng, tăng 7,58%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 710,07 tỷ đồng, tăng 7,58% so cùng kỳ.
- Hoạt động du lịch:Đầu tư phát triển mạnh du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác, liên kết phát triển du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch.Tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch “Đến Cần Thơ - Đô thị miền sông nước” năm 2018 tại Phú Yên, Đà Nẵng. Tổ chức gian hàng chung quảng bá du lịch Cụm liên kết, hợp tác phát triển du lịch phía Tây ĐBSCL với các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khảo sát xây dựng 02 tuyến du lịch đường sông; Bến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Vườn du lịch Tư Dũng và Bến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Vườn trái cây Bà Hiệp. Nâng chất các dịch vụ công cộng hiện đại tại quận Ninh Kiều để phát triển du lịch MICE.
- Lĩnh vực bưu chính:Thành phố có 23 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, tổng cộng Thành phố có 209 điểm phục vụ bưu chính đạt 113,6% kế hoạch tăng 28 điểm so với cùng kỳ. Bán kính phục vụ là 1,46 km đạt 107% kế hoạch 2018. Số dân phục vụ là 6.155 người đạt 114% kế hoạch 2018. Tổng số xã của toàn thành phố là 36 xã, trong đó có 27 xã có bưu điện văn hóa xã (do một số điểm phải giải tỏa, di dời), đạt tỷ lệ xã có bưu điện văn hóa xã là 75% số xã, đạt 79,4% so với kế hoạch. Các điểm phục vụ bưu chính đã phủ hết 09 quận, huyện trên địa bàn TPCT.
Hoạt động bưu chính đã dần đi vào ổn định, phạm vi cung cấp dịch vụ ngày càng tăng qua triển khai thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích được thường xuyên, ổn định; Thương mại điện tử được phổ biến cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn mở rộng kinh doanh và là thời cơ để doanh nghiệp phát triển.
- Lĩnh vực viễn thông:Tổng số thuê bao điện thoại là 1.571.770; Tổng số thuê bao internet là 527.822; Tổng thuê bao internet băng rộng là 187.628. Hiện nay, số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông và truyền hình cáp trên địa bàn là 10 đơn vị (08 doanh nghiệp viễn thông và 02 doanh nghiệp truyền hình cáp) với khoảng 293 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong năm 2018, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện hoàn thành chuyển đổi từ đầu số 11 số sang 10 số, 03 doanh nghiệp lớn Vinaphone, Viettel và Mobiphone đã triển khai chuyển mạng giữ số từ ngày 16/11/2018, Vietnammobile triển khai từ ngày 01/11/2018, riêng Gmobile được đặc cách không áp dụng chuyển mạng giữ số.
Lĩnh vực viễn thông đã phát triển hoàn thiện về hạ tầng, các doanh nghiệp tập trung vào việc chăm sóc và phát triển dịch vụ để phục vụ khách hàng. Hạ tầng 4G đã được 03 nhà mạng lớn (Vinaphone, Mobiphone, Viettel) triển khai trên địa bàn thành phố, về cơ bản đảm bảo việc cung cấp dịch vụchongười dân, tổ chức và xu thế ứng dụng IOT vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
7. Các vấn đề xã hội
Tình hình đời sống dân cư thành phố Cần Thơ năm 2018 được cải thiện rất nhiều, về cả đời sống tinh thần và vật chất. Tình hình giá cả được giữ ổn định, các hoạt động phong trào văn nghệ, thể thao được diễn ra thường xuyên, dịch bệnh trên người ko xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, tình hình dịch bệnh trên gia súc và gia cầm được kiểm soát chặt chẽ, số lượng lao động được giải quyết việc làm không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ công chức và người hưởng lương được cải thiện, đời sống người dân khu vực nông thôn được ổn định, tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được ngành nông nghiệp hướng dẫn tận tình trong công tác phòng chống các dịch bệnh, công tác giảm nghèo và chăm lo cho gia đình chính sách và người có công được quan tâm.
a.Tình hình đời sống dân cư
Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương:Tình hình đời sống cán bộ công chức thành phố Cần Thơ được giữ ổn định, thành phố tập trung các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn và người lao động một cách thiết thực, hiệu quả.
Vận động CNVCLĐ đóng góp quỹ “Tấm lòng vàng Công đoàn Cần Thơ” tổng số tiền trên 2 tỷ 960 triệu đồng. Ban Quản lý Quỹ Tấm lòng vàng Công đoàn Cần Thơ đã xét hỗ trợ 40 “Mái ấm Công đoàn” (trong đó hỗ trợ 01 Mái ấm Công đoàn LĐLĐ thành phố Đà Nẵng), mỗi căn trị giá 40 triệu đồng, cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, đạt 80% chỉ tiêu năm; Trao 1.021 suất học bổng cho con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, bình quân mỗi suất 700.000 đồng, tổng số tiền 715,1 triệu đồng; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà nhu yếu phẩm cho 500 công nhân lao động, tổng số tiền trên 885 triệu đồng (trong đó Quỹ “Tấm lòng vàng Công đoàn Cần Thơ” hỗ trợ 649 triệu đồng); Trợ cấp khó khăn 16 trường hợp công nhân, viên chức, lao động mắc bệnh hiểm nghèo số tiền 37.000.000 đồng; Thăm và tặng quà 25 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động mỗi phần trị giá 1.000.000 đồng, tổng số tiền 25.000.000 đồng.
Thành phố hiện có 122 đơn vị hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động, trong đó có 95 đơn vị hỗ trợ bữa ăn ca trên 15.000 đồng và 29 đơn vị hỗ trợ bữa ăn ca dưới mức từ 12.000 đến 25.000 đồng, một số doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn 680.000 đồng được khoán vào lương để người lao động tự lo bữa ăn, những doanh nghiệp còn lại chưa hỗ trợ bữa ăn ca chủ yếu là các đơn vị có số lượng công nhân ít, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Một số công ty không tổ chức bữa ăn ca tại chỗ nhưng lại hỗ trợ tiền ăn ca, dẫn đến người lao động tiết kiệm chi phí, nên bữa ăn không bảo đảm chất dinh dưỡng, để tái tạo lại sức lao động.
Nhìn chúng đời sống cán bộ công chức, người lao động hưởng lương trong năm 2018 được cải thiện, do công việc ổn định, ít biến động về việc làm, thu nhập tăng lên nhờ chính sách lương cơ bản và lương tối thiểu qui định của nhà nước, và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong điều kiện làm việc cũng như thu nhập cho người lao động hưởng lương.
Thực trạng đời sống dân cư nông thôn
Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ dân cư khu vực nông thôn chủ yếu là diện tích nhỏ, nên thành phố Cần Thơ đưa ra chiến lược là sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị được nhân rộng; thành phố đã xây dựng 15 vườn cây ăn trái kết hợp phát triển du lịch sinh thái, lợi nhuận cao gấp 1,5 - 2 lần so với chuyên canh cây ăn trái. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất, nâng cao phẩm chất, chất lượng nông sản hàng hóa; nhân rộng, phổ biến các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (VietGAP, Global GAP...).
Tình hình lao động ở khu vực nông thôn rời bỏ địa phương lên các khu vực thành thị, các khu công nghiệp để tìm và làm việc diễn ra rất phổ biến, nguyên nhân là do việc cơ giới hóa phương tiện sản xuất nông nghiệp, và ở khu vực nông thôn trong giai đoạn nông nhàn, người dân không có việc làm và cũng không có thu nhập, nhất là những hộ gia đình không có ruộng đất hoặc phương tiện, cơ sở sản xuất. Các lao động này thường rời địa phương khoảng vài tháng đến một năm để đi làm kinh tế cho hộ gia đình, ở lại chỉ còn người già và trẻ em trong độ tuổi đi học. Thành phố cần có giải pháp về tình hình này, như tạo thêm việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở nhiều nhóm đối tượng và các khoảng thời gian khác nhau trong năm phù hợp với mùa vụ ở từng địa phương, thành lập các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở các khu vực nông thôn, để thu hút nguồn lao động ở khu vực này. Giải quyết được tình trạng di cư tìm việc làm giúp giảm được áp lực cho khu vực thành thị và các thành phố lớn, mà vẫn tạo được việc làm và thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn.
Nhìn chung tình hình dân cư khu vực nông thôn ở mức độ ổn định, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần có các giải pháp thiết thực, cụ thể để giải quyết việc làm, tạo việc làm ổn định và thu nhập. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được chủ động phòng dịch nên bảo đảm được năng suất cho người nông dân, trong năm 2018 giá bán các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân. Không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa nông nghiệp, tạo dựng mô hình phát triển nông nghiệp bền vững cho người dân nông thôn, gắn kết người nông dân sản xuất và nhà doanh nghiệp, từ đó tạo được thị trường ổn định cho sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập, làm cải thiện được đời sống người dân nông thôn.
b.Công tác an sinh xã hội
-Lao động việc làm: Trong tháng 12, giải quyết việc làm cho 537 người.Ước năm 2018, giải quyết việc làm cho63.669lao động (trong đó: giải quyết việc làm trong nước cho 63.414 lao động và 255 lao động đi làm việc ở nước ngoài), đạt 126% kế hoạch năm, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017.Phối hợp các Sở, Ban, Ngành tổ chức thành công Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018.
Tháng 12 năm 2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tuyển mới và đào tạo cho 2.592 người; ước năm 2018, tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 46.677 người(trong đó: trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là38.338người; trung cấp nghề là 2.897 người; cao đẳng nghề là 5.442 người),đạt 101,47% so với kế hoạch năm 2018, tăng12,42% so với năm 2017. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 72%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 56,5%.Các quận, huyện tổ chức được140 lớp đào tạo nghề cholao động nông thôn(đạt 100% kế hoạch năm) với 4.765học viên.
- Công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới:
Trợ cấp thường xuyên cho trên 40.000 đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí hơn 173 tỷ đồng. Trợ giúp đột xuất cho 11 trường hợp bị thiên tai có nhà bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng, cháy, ngập, tốc mái, số tiền 95,9 triệu đồng.100% đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp thẻ BHYT.
Xây dựng 1.000 căn nhà Đại đoàn kết hỗ trợ cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, kinh phí 34.096 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, quận, huyện và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; đạt 100% kế hoạch năm.Dự kiến đến cuối năm 2018, toàn thành phố giảm 1,02% tỷ lệ hộ nghèo so với đầu năm, hạ tỷ lệ hộ nghèo còn 1,53% so với tổng số hộ dân, vượt 0,02% mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tổ chức Hội thi Tìm hiểu về Luật Trẻ em; 02 cuộc Hội thảo chuyên đề về Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và 01 cuộc Hội thảo chuyên đề về Lao động trẻ em. Trong “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2018, thành phố đãtổ chức thành công “Diễn đàn trẻ em”,vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 6.102 phần quà, với tổng kinh phí 1 tỷ 082 triệu đồng. Tổ chức kịp thời các điểm giữ trẻ mùa lũ năm 2018. Kiểm tra công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Tổ chức các hoạt động Tết Trung Thu năm 2018 (tặng 130.504 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 19 tỷ đồng).
Tổ chức Hội thảo chuyên đề “Quyền bình đẳng của lao động nữ trong doanh nghiệp”; Treo 240 băng rôn tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên các tuyến đường thuộc quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tổ chức tập huấn về chuyên môn cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; Hội thảo nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Tổ chức Lễ phát động cấp quốc gia và triển khai các hoạt động “Tháng hành động vì bình đẳng giới” năm 2018. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về sửa đổi quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới tại 09 xã, phường; tuyên truyền về Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Chăm lo Tết Nguyên đán cho các đối tượng:
Toàn thành phố tổ chứcthăm, tặng quà và chi trợ cấp khó khănTết Nguyên đán năm 2018 cho69.146 lượt đối tượngvới tổng số tiền 45 tỷ 305,6triệu đồngcho người có công với cách mạng, hộ nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định. Các đối tượng tại các Trung tâm xã hội trực thuộc Sở được chăm lo chu đáo, đầy đủ chế độ, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, thể thao, sinh hoạt lành mạnh. Các Sở, Ban, Ngành, các đoàn thể và địa phương đã vận động xã hội hóa trao tặng quà cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng với tổng giá trị trên 37,2 tỷ đồng.
c. Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và Đào tạođảm bảo chất lượng và nâng cao; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,09%, tăng 0,28% so với năm 2017; tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học,cao đẳng đạt 50,24%; trong năm học, có 1.578 học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi cấp thành phố và quốc gia; trong dịp khai giảng năm học mới, có 04 công trình xây dựng mới được đưa vào sử dụng;Tăng cường đầu tư sách, thiết bị trường học nhằm tạo điều kiện tích cực trong dạy và học, bổ sung cho các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường mầmnontiếp tục thực hiện duy trì, nâng chất phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi, thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ và trang bị bổ sung cho các trường mới xây dựng, thay thế các thiết bị đã bị hư hỏng với tổng kinh phí 69,6 tỷ đồng. Tỷ lệ học sinh trên địa bàn trúng tuyển lớp 1 đạt 97,84%, lớp 6 đạt 99,6%; tổng số thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 là 12.674 học sinh, tỷ lệ 95,41%. Năm học 2018 - 2019, thành phố có 462 trường với 246.821 học sinh; tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi: Mẫu giáo đạt 96% (KH 91%); tiểu học 100% (KH 100%); trung học cơ sở 94,8% (KH 89,5%); trung học phổ thông 68,12% (KH 67%). Ước năm 2018,công nhận 25/23 trường đạt chuẩn quốc gia, vượt 8,7% KH; tổng số có 306/461 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 66,4%.
Trong thời gian qua, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh, đảm bảo an ninh chính trị tư tưởng, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục. Công tác đảm bảo an toàn, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành giáo dục và y tế kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trong năm học, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học.
d. Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân
Mạng lưới y tế được kiện toàn, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không có dịch lớn xảy raTuy nhiên trong tháng một số bệnh như:Sốt xuất huyết ghi nhận 65 trường hợp mắc, giảm 48% so với tháng trước (125 trường hợp), lũy tích từ đầu năm đến nay 988 trường hợp mắc, giảm 13,33% so cùng kỳ (1.140 cas), không có tử vong; Tay chân miệng ghi nhận 253 trường hợp mắc, giảm 22,63% so với tháng trước (327 trường hợp), lũy tích từ đầu năm 2018 đến nay ghi nhận 1.153 trường hợp mắc, tăng 28,54% so cùng kỳ (897 cas), không có tử vong; Thủy đậu không ghi nhận trường hợp mắc giảm 02 ca so với tháng trước, lũy tích từ đầu năm đến nay 43 trường hợp mắc, tăng 08 trường hợp so với cùng kỳ 2017; Tiêu chảy 360 ca, giảm 10,45% so với tháng trước.100%trạm y tế đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân 14,61 bác sĩ, đạt 100% KH. Thực hiện tốt kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh, 100% xã phường thị trấn có cán bộ Y học cổ truyền;100% các bệnh viện đảm bảo việc xử lý chất thải y tế theo quy định, đưa vào sử dụng các dự án xử lý chất thải lỏng y tế. Tiếp tục triển khai thí điểm mô hình bác sỹ gia đình kèm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân tại 27 trạm y tế trên 9 quận huyện. Đẩy mạnh đối thoại và tuyên truyền đến đoàn viên hội viên, các đoàn thể và hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời giới thiệu các dịch vụ kỹ thuật y tế cung cấp cho người bệnh, phạm vi quyền lợi và chế độ được hưởng khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;tỷ lệ dân số tham gia BHYT ước đạt 82,5%, đạt 100% KH.Triển khai thực hiện tích cực các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.Đến thời điểm báo cáo, tổng số người nhiễm HIV phát hiện được phát hiện là 6.074 người, trong đó tử vong 2.443 người, số người nhiễm HIV còn sống là 3.631 người. Thành phố có 2.779 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV.Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.Thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố.
e. Văn hóa, Thể dục thể thao
Các hoạt động lễ, hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch thực hiện đảm bảo cả về hình thức và nội dung.Tổ chức67chương trình nghệ thuậtphục vụ nhân dân trong dịp tết, các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị, thu hút114.170lượt người xem(Chương trình nghệ thuật “Cần Thơ - Chào năm mới 2018”,đón giao thừa Xuân Mậu Tuất 2018vàkỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân-1968, với chủ đề “Cần Thơ – 50 Năm Hào Khí Mùa Xuân”; chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức tại huyện Cờ Đỏ và chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, tổ chức tại huyện Vĩnh Thạnh; kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại thành phố Cần Thơ).
Tổ chức187chương trìnhbiểu diễnnghệ thuật định kỳ tại Bến Ninh Kiều,Chợ nổi Cái Răng,sân chơi Tài tử tại Cầu đi bộ,thu hút300-500lượt người xem/chương trình.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nếp sống văn hóa - văn minh đô thị được chú trọng, nâng cao chất lượng; ước cả năm 2018, công nhận mới21 đơn vị đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”và “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đạt 100% KH. Các hoạt động phục vụ tham quan di sản văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử - văn hóa, trưng bày, triển lãm ,… thu hút 782.059 lượt khách, vượt 126,7% KH; tổ chức sưu tầm và xác minh 727 hiện vật, vượt 263,5% KH. Hệ thống thư viện và phòng đọc sách phục vụ 2,97 triệu lượt người đọc, vượt 1% KH và 4,95 triệu lượt sách báo. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Tổ chức kiểm tra 510 lượt cơ sở, vi phạm 32 cơ sở, nhắc nhở, chấn chỉnh 346 trường hợp.
Thể dục, thể thao quần chúng: Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp.Tổ chức 22 giải thể thao cấp thành phố, quốc gia, có 4.623 vận động viên tham gia, thu hút 65.500 lượt người xem.
Tổ chức lớp phổ cập bơi cho trẻ em tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố năm 2018, kết quả: Thốt Nốt có 35 học viên, Bình Thủy có 50 học viên, Phong Điền có 41 học viên, Thới Lai có 60 học viên.
Thể thao thành tích cao:Tổ chức 12 giải thể thao quốc gia và quốc tế,thu hút khoảng 80.000 lượt người xem. Tham dự 74 giải thể thao, kết quả đạt 450huy chương các loại (135 HCV - 145 HCB - 170 HCĐ),vượt21,6% KH.
f. Tình hình tai nạn giao thông, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài nguyên môi trường
Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm,đảm bảo trật tự, an toàn xã hội;phạm pháp hình sự xảy ra 356 vụ, tăng 08 vụ so năm 2017, điều tra làm rõ 345 vụ, tỷ lệ phá án 96,91% (trong đó: trọng án xảy ra 09 vụ, giảm 08 vụ, điều tra làm rõ 09 vụ, đạt tỷ lệ 100%; thường án xảy ra 347 vụ, tăng 16 vụ; điều tra làm rõ 336 vụ, đạt tỷ lệ 96,82%); xử lý 47 vụ, 113 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ, siết nợ, thu giữ hàng trăm nghìn tờ rơi quảng cáo, hồ sơ vay…; triệt phá, xử lý 841 vụ, 3.616 đối tượng đánh bạc, giảm 198 vụ; phát hiện 04 vụ, bắt 30 đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội; xử lý 274 vụ, 266 đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế; triệt phá 353 vụ, 575 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất ma túy, trồng cây cần sa, tăng 57 vụ; phát hiện 206 vụ vi phạm các quy định về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm 64 vụ so năm 2017.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông;tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông được đẩy mạnh;chủ động thực hiện phòng ngừa, hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn.Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ tình hình tai nạn giao thông (từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018)trên địa bàn thành phốđã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 10 người, bị thương 03 người.So với cùng kỳ năm 2017, số vụ giảm 02 vụ, số người chết giảm 02 người, số người bị thương giảm 05 người. Năm 2018,trên địa bàn thành phốđã xảy ra 104vụtai nạn giao thông đường bộ, làm chết 110người, bị thương 37người.So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tăng 12vụ, số người chết tăng 12người, số người bị thương giảm09người.
Trong tháng 12 năm 2018 đã xảy ra 07 vụ cháy, nổ tăng 01 vụ so với tháng trước, thiệt hại 241 triệu đồng. Ước năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 32 vụ cháy, nổ làm chết 01 người, bị thương 01 người, thiệt hại tài sản 3.093,5 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2017, tăng 18 vụ, số người chết tăng 01 người, số người bị thương giảm 02 người.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường, tập trung các khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở y tế, lĩnh vực chế biến thủy hải sản, các khu xử lý chất thải sinh hoạt, năm 2018 đã tổ chức 03 cuộc thanh tra hành chính và 20 cuộc thanh tra chuyên ngành về đất đai, công tác bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với 44 doanh nghiệp, cơ sở. Hoạt động thẩm định và hậu kiểm báo cáo đánh giá tác động môi trường trước và sau khi dự án hoạt động được thực hiện chặt chẽ. Công tác quan trắc môi trường thực hiện định kỳ theo kế hoạch. Công tác cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện đúng quy định pháp luật. Năm 2018, gia hạn 02 giấy phép khai thác khoáng sản; 57 giấy phép khai thác nước dưới đất (với tổng lưu lượng khai thác 19.927 m3/ngày đêm); 04 giấy phép khai thác nước mặt (Tổng lưu lượng khai thác 25.500 m3/ngày đêm) và 14 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Tổng lưu lượng xả thải 1.676 m3/ngày đêm).Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành pháp luật, tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.Hưởng ứng Ngày Nước Thế giới, Giờ Trái đất; Ngày Đất ngập nước, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học; tổ chức hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 chủ đề năm 2018 "Giải quyết chất thải nhựa và ni lông".
UBND thành phố Cần Thơ
Nguồn: mpi.gov.vn