I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Chỉ tiêu | Đơn vị | Chỉ tiêu HĐND tỉnh năm 2014 | Ước TH Năm 2014 |
1. Tốc độ tăng giá trị GDP | % tăng | 11 | 11 |
2. Kim ngạch xuất khẩu | Triệu USD | 325 | 370 |
3. Tổng vốn đầu tư phát triển tòan xã hội | Tỷ đồng | 12.500 | 25.000 |
4. Thu Ngân sách nhà nước Thu Xổ số kiến thiết | Tỷ đồng Tỷ đồng | 1.230 400 | 1.485,56 500 |
5. - Tỷ lệ sinh giảm - Tốc độ tăng dân số tự nhiên | %o % | 0,30 1,11 | 0,10 1,05 |
6. Tạo việc làm mới | Lao động | 22.000 | 23.612 |
7. Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi: - Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông |
% % % |
99,4 93,5 66 |
99,5 96 65,5 |
8. Giảm tỷ lệ hộ nghèo Trong đồng bào Khmer giảm | % % | 3 4 | 3 4 |
9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm |
% |
1,5 |
0,3 |
10. Số giường bệnh/vạn dân - Số bác sỹ/vạn dân | Giường Bác sỹ | 18,5 5,5 | 18,5 5,5 |
11. Có thêm xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn văn hóa | xã | 3 - 4 | 3 - 4 |
12. Tỷ lệ hộ dùng điện | % | 98 | 98,04 |
13. Cung cấp nước hợp vệ sinh cho dân số nông thôn - Cung cấp nước hợp vệ sinh cho dân số thành thị | %
% |
78
96 |
78
96 |
14. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom |
% |
92 |
92 |
15. Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế | % | 100 | 100 |
16. Xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng | Cơ sở | xử lý cơ bản | xử lý cơ bản |
17. Tỷ lệ che phủ rừng | % | 43,5 | 43,5 |
18. Hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, huấn luyện, diễn tập; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng biên chế theo quy định. |
|
| Đạt |
19. Xây dựng, củng cố 95% trở lên xã, phường, thị trấn vững mạnh về quốc phòng – an ninh |
|
|
Đạt |
20. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội |
|
| Giữ vững |
Trong 20 chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, có 17/20 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch; 03/20 chỉ tiêu không đạt, gồm: chỉ tiêu giảm sinh, chỉ tiêu tỷ lệ học sinh trong độ tuổi bậc THPT, chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU
1. Về kinh tế: GDP (theo giá cố định 1994) tăng trưởng 11% so với năm 2013, trong đó: khu vực I tăng 4,18%; khu vực II tăng 10,09%, khu vực III tăng 15,71%( ). GDP bình quân đầu người 27,588 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng/người so với năm 2013). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I (48,53% năm 2013) giảm còn 44,33%; khu vực III (từ 35,38% năm 2013) tăng lên 39,88%; riêng khu vực II tỷ trọng chiếm trong cơ cấu thay đổi không đáng kể. Tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế chủ yếu:
1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: Giá trị sản xuất ước đạt 8.649,32 tỷ đồng (giá cố định 1994);
- Về trồng trọt: Sản xuất lúa, diện tích gieo trồng 235.878 ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn, năng suất bình quân 5,63 tấn/ha, tăng 0,21 tấn/ha so với năm 2013. Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích gieo trồng trên 56.227 ha (đạt 101,07% kế hoạch), tăng 2.968 ha so với năm 2013; sản lượng tăng 36.982 tấn so với năm 2013.
Ngoài tăng thêm diện tích gieo trồng (hơn 3.100 ha), thời tiết thuận lợi, dịch bệnh gây thiệt hại không đáng kể, ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống thủy lợi phát huy tác dụng, chủ động cung cấp nước tưới tiêu, xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất cánh đồng lớn, sản xuất kết hợp nuôi - trồng, luân canh màu trên chân ruộng... góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất, sản lượng lúa, màu; cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa của Chính phủ (giải ngân trên 90 tỷ đồng cho hơn 93.700 hộ trồng lúa), chính sách mua tạm trữ lúa gạo nhằm bình ổn giá (trên địa bàn tỉnh mua khoảng 13.700 tấn gạo), giúp nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Vận động nông dân chuyển đổi 1.461 ha diện tích gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp 217 ha, rau các loại 741 ha, trồng đậu phộng 30 ha, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi 473 ha; ….
- Chăn nuôi: Những tháng đầu năm 2014, phát hiện dịch cúm trên đàn gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng tái phát trên đàn gia súc, tỉnh đã kịp thời thực hiện các giải pháp quyết liệt, khống chế dịch bệnh không để phát sinh trên diện rộng…; thực hiện kịp thời việc hỗ trợ tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, góp phần hạn chế thiệt hại đối với người nuôi. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tiến bộ được quan tâm thực hiện như sử dụng đệm lót sinh học, liên kết sản xuất giữa người nuôi với danh nghiệp sản xuất thức ăn..., góp phần phục hồi và phát triển chăn nuôi.
- Lâm nghiệp: Trồng 323 ha rừng tập trung, khoán bảo vệ 489 ha; chăm sóc rừng trồng 295 ha; khoanh nuôi tái sinh 45 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 3,4% (tính theo diện tích tự nhiên). Thực hiện tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý 38 trường hợp vi phạm.
- Ngư nghiệp: Tổng sản lượng thủy sản ước 177.941 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 15.421 tấn so với năm 2013. Trong đó: sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 11.413 tấn (đạt 102,79% kế hoạch); sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 4.008 tấn (đạt 103,42% kế hoạch).
+ Nuôi thủy sản vùng nước mặn - lợ có 41.673 ha, giảm 4.940 ha so cùng kỳ. Diện tích nuôi giảm, nhưng do chuyển đối tượng nuôi (từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng), mật độ thả nuôi tăng gấp 1,4 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung nuôi thủy sản vùng nước mặn, lợ, tình hình thời tiết thuận lợi, người nuôi tuân thủ lịch thời vụ, ý thức bảo vệ môi trường nuôi được nâng lên, mô hình nuôi công nghiệp phát triển…, tình hình thiệt hại giảm, sản lượng tăng hơn 12% so cùng kỳ, phần lớn người nuôi có lợi nhuận.
+ Vùng nước ngọt: thả nuôi 4.026 ha. Trong đó, nuôi tôm càng xanh diện tích 1.187,8 ha; cá lóc 258 ha, cá tra 15 ha,...Những tháng đầu năm, do gặp khó trong tiêu thụ nên việc nuôi cá lóc, cá tra phát triển chậm, hiện nay tình hình tiêu thụ cá lóc ổn định, nên người nuôi tiếp tục đầu tư, riêng cá tra vẫn gặp khó khăn, nhất là thị trường xuất khẩu, nên diện tích nuôi thu hẹp, người nuôi không dám đầu tư, mở rộng.
- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 85/85 xã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch và tổ chức quản lý quy hoạch xã nông thôn mới, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các ngành, các cấp và sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của nhân dân trên địa bàn, đến nay cơ bản toàn tỉnh có 14 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới (đạt 19/19 tiêu chí), riêng năm 2014 có 12 xã (trong đó có 02 xã Tân Hùng, Mỹ Long Bắc không nằm trong kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015). Đối với các xã còn lại, có 01 xã đạt 18 tiêu chí; 22 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 48 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí.
Đầu tư xây dựng 08 công trình cấp nước tập trung; lắp đặt ống dẫn nước 7.050 hộ, nâng số hộ dân nông thôn trong tỉnh được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt trên 78% (sử dụng nước sạch đạt chuẩn y tế 52%). Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đầu tư 08 công trình hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, trồng lúa; 04 công trình đê, kè; thực hiện 03 dự án di dân ở những nơi thường xuyên bị sạt lở. Thi công đào đắp, nạo vét 471 công trình thủy lợi nội đồng, tổng chiều dài hơn 330 km, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên 90% diện tích đất sản xuất
1.2. Sản xuất công nghiệp - xây dựng: sản xuất công nghiệp có bước phục hồi tích cực so năm 2013, xây dựng tiếp tục phát triển, tăng trưởng hơn 10% so năm 2013; trong đó: công nghiệp tăng 5,53%, xây dựng tăng 16,46%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 ước đạt 5.200 tỷ đồng (giá 1994), đạt 100,52% so với kế hoạch, tăng 6,12% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực quốc doanh 495 tỷ đồng, giảm 68,31%( ), khu vực ngoài quốc doanh 2.925 tỷ đồng, tăng 47,72%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.780 tỷ đồng, tăng 31,02%. Phát triển mới hơn 300 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (trong đó: 20 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã, 279 cơ sở kinh doanh và hộ cá thể), toàn tỉnh có 9.964 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng 180 cơ sở so với năm 2013.
Năm 2014, phát triển 2.295 km đường dây trung thế, 3.365 km đường dây hạ thế, 2.670 trạm biến thế (dung lượng 285.040 kVA) và 4.719 hộ sử dụng điện, đến cuối năm 2014 toàn tỉnh có 258.677 hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 98,04%, điện thương phẩm 630 triệu Kwh.
1.3. Thương mại - dịch vụ: Thị trường hàng hóa ổn định, sức mua được cải thiện; tổ chức nhiều chuyến bán hàng lưu động, phiên chợ hàng Việt về nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển thị trường. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 16.700 tỷ đồng, tăng 14,38% so với năm 2013. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.087 vụ vi phạm về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả,... thu nộp ngân sách 04 tỷ đồng. Các lĩnh vực dịch vụ vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông, bảo hiểm tiếp tục phát triển.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 370 triệu USD, tăng 23,33% so năm 2013, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thủy sản đông lạnh, gạo, sản phẩm từ cây dừa, gia công giầy dép... Kim ngạch nhập khẩu 110 triệu USD, tăng 22,77% so cùng kỳ năm 2013; hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu giày da, dược phẩm, máy móc thiết bị.
1.4. Xúc tiến đầu tư và phát triển doanh nghiệp: Tiếp và làm việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư về các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường, khu công nghiệp, cảng biển,... Tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (MDEC Sóc Trăng 2014). Trong năm cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án, thu hồi 02 dự án, điều chỉnh nội dung đầu tư 04 dự án. Toàn tỉnh hiện có 134 dự án đầu tư (92 dự án đang hoạt động, trong đó 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 70.559,4 tỷ đồng và 188,84 triệu USD;
Cấp đăng ký kinh doanh 145 doanh nghiệp, 40 chi nhánh; với tổng vốn đăng ký 1.522 tỷ đồng; giải thể 78 doanh nghiệp, 44 chi nhánh. Thực hiện Quyết định số 1517/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đang tiến hành các thủ tục cổ phần hóa 02 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Trà Vinh và Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Trà Vinh).
Về kinh tế tập thể, phát triển mới 193 tổ hợp tác và 04 HTX, toàn tỉnh đến nay có 3 Liên hiệp HTX, 143 HTX, 2.269 tổ hợp tác, có 78.402 thành viên tham gia, (trong đó, 45.305 thành viên tổ hợp tác, 33.099 thành viên HTX), với vốn điều lệ 184,09 tỷ đồng.
1.5. Tài chính - ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước ước 8.282,52 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước 1.485 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán, tăng 28,43% so cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết 500 tỷ đồng, đạt 125% dự toán, tăng 19,23% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách 7.416,5 tỷ đồng, đạt 94,08% dự toán, tăng 8,9% so cùng kỳ.
Tín dụng ngân hàng: Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng tăng 13,34% so với năm 2013; dư nợ cho vay trên địa bàn ước 14.404 tỷ đồng, tăng 10,41% so năm 2013 (dư nợ ngắn hạn chiếm 50,41%). Dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 54%/tổng dư nợ.
2. Về đầu tư phát triển: Tập trung điều chỉnh cơ cấu và cơ chế phân bổ vốn đầu tư, ưu tiên bố trí cho các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2014 và vốn đối ứng cho dự án ODA. Kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới, cắt giảm những công trình, dự án chưa bức xúc chuyển sang giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, bảo đảm quản lý thống nhất, tăng cường trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội, nhất là khu vực có vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Vốn đầu tư phát triển năm 2014 được bố trí 2.347,273 tỷ đồng (cấp tỉnh quản lý 1.986,4 tỷ đồng, cấp huyện quản lý 360,897 tỷ đồng). Ứớc giải ngân đạt 93%, cụ thể như sau: vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 85%, vốn xổ số kiến thiết đạt 98%, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương đạt 99,64%, vốn ODA đạt 90%, vốn trái phiếu Chính phủ, đạt 95%; vốn tín dụng đầu tư phát triển đạt 80%, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 100% kế hoạch. Vốn các năm trước chuyển sang, giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Vốn đầu tư được Trung ương phân bổ ngay từ đầu năm, đa phần là các dự án chuyển tiếp; các dự án khởi công mới đều có đủ thủ tục đầu tư theo quy định, các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định, từ đó góp phần cho việc triển khai kế hoạch vốn có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc triển khai kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014 gặp không ít khó khăn, nhiều dự án chậm tiến độ, do vướng mắc giải phóng mặt bằng thi công, chuẩn bị đầu tư chưa chặt chẽ, nhà thầu thi công chậm tiến độ... Một số chủ đầu tư chưa kịp thời cập nhật cơ chế, chính sách, chủ trương về đầu tư của Trung ương, nên lúng túng trong triển khai thực hiện, dẫn đến nhiều dự án giải ngân chậm, bị cắt giảm vốn. Về kiểm soát tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản, thực hiện cắt giảm những dự án đến ngày 30/6/2014 không phát sinh giao dịch tại Kho bạc hoặc giải ngân dưới 30% vốn được giao, số tiền 43,488 tỷ đồng (bao gồm: Vốn ngân sách địa phương 6,17 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết 36,788 tỷ đồng) và phân bổ 117,718 tỷ đồng, để xử lý tình hình nợ đọng theo kiến nghị của kiểm toán Nhà nước.
3. Văn hóa - xã hội
3.1. Giáo dục và đào tạo: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Năm học 2013-2014, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học phổ thông tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm học 2012-2013. Duy trì đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 74/105 xã, phường, thị trấn, huyện Càng Long và thành phố Trà Vinh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Khai giảng năm học 2014-2015, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp học được tăng cường đầu tư; toàn tỉnh có 71 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 12 trường so cùng kỳ; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi cấp tiểu học 99,5% (kế hoạch 99,4%), trung học cơ sở 96% (kế hoạch 93,5%), trung học phổ thông 65,5% (kế hoạch 66%). Thực hiện tốt các chính sách về giáo dục đối với học sinh dân tộc Khmer, duy trì việc giảng dạy ngữ văn Khmer tại các trường Tiểu học ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.
3.2. Khoa học và công nghệ: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ, chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và công nghệ và UBND tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020. Triển khai kết quả đề tài nghiên cứu “chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Trà Vinh” tại 2 xã thuộc huyện Cầu Ngang; đề án “Hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ trong nước các đối tượng sở hữu công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh (2014-2015)”. Xét duyệt 16 đề tài, nghiệm thu 07 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn cho 115 tổ chức, cá nhân về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Cấp 33 giấy chứng nhận, chứng chỉ, giấy phép về đăng ký hoạt động, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ; quản lý đo lường chất lượng, kiểm định 23.371 phương tiện đo; phát hiện và xử lý 52 cơ sở vi phạm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa.
3.3. Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: Cơ sở khám, chửa bệnh tiếp tục được đầu tư, hoàn thành đưa vào hoạt động Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Khoa nhi Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trà Cú, Bệnh viện Duyên Hải...Đến nay, toàn tỉnh hiện có 138 cơ sở khám chữa bệnh( ), với 1.900 giường bệnh, đạt tỷ lệ 18,5 giường bệnh/vạn dân( ), bình quân có 5,5 bác sĩ/vạn dân. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh( ), các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế( ). Bệnh sốt xuất huyết giảm 673 trường hợp; bệnh tay-chân-miệng tăng 176 trường hợp; phát hiện mới 24 trường hợp bệnh sởi, 06 trường hợp bệnh viêm não vi rút. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 5.271 cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện và xử phạt 89 cơ sở vi phạm. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ giảm sinh (0,1%o) và tốc độ tăng dân số tự nhiên (1,05%).
3.4. Thông tin và truyền thông, phát thanh và truyền hình, báo chí: Xây dựng Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; công bố Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng, đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Duy trì, thực hiện tốt kênh thông tin “Công dân - doanh nghiệp hỏi - cơ quan chức năng trả lời”. Thẩm định và cấp 208 giấy phép xuất bản, nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên, định kỳ về tần số vô tuyến điện; việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động truyền hình trả tiền. Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh tăng thời lượng, cải tiến chương trình, nội dung đăng tải, phát sóng đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, giải trí của nhân dân.
3.5. Văn hoá, thể thao - du lịch: Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, triển lãm..nhân các ngày lễ trọng đại của đất nước, lễ hội truyền thống của dân tộc. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dưng đời sống văn hóa, tổ chức kiểm tra tái công nhận 04 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; nâng tổng số đến nay, xét công nhận và tái công nhận 718/813 ấp, khóm văn hoá; 27/105 xã - phường - thị trấn văn hoá; 1.244/1.600 cơ quan, trường học, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh, 236.888/263.857 hộ gia đình văn hóa. Công nhận mới 02 di tích văn hóa cấp tỉnh, toàn tỉnh có 29 di sản văn hóa vật thể (12 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh) và 04 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia . Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện mô hình tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực gia đình.
Tổ chức Đại hội thể dục thể thao tỉnh Trà Vinh lần thứ V năm 2014( ) và 06 giải thể thao cấp tỉnh, tham dự các giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc, đạt 31 Huy chương các loại( ). Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 26,5% (tăng 0,5%); số gia đình thể thao đạt 16,5% (tăng 0,5%); số trường học thực hiện thể dục thể thao ngoại khóa đạt 90% (tăng 0,5%); số trường thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp đạt 100%.
Xây dựng đề cương phát hành bản đồ du lịch chung 04 tỉnh (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh); tham gia 06 cuộc Hội chợ triển lãm, phát hành 8.950 ấn phẩm quảng bá du lịch; thực hiện 20 phóng sự phát sóng trên các Đài truyền hình. Khách đến tham quan du lịch, lưu trú và tổng doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước.Tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
3.6. Lao động thương binh, xã hội và đào tạo, giải quyết việc làm: Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công; tổ chức họp mặt, thăm viếng và tặng quà cho các gia đình, cá nhân diện chính sách nhân các dịp lễ, tết. Hỗ trợ xây mới 1.203 căn, sửa chữa 167 căn nhà cho người có công theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ và nhà tình nghĩa (trong đó xây dựng mới 250 căn, sửa chữa 23 căn nhà tình nghĩa). Thẩm định 1.560 hồ sơ phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Xét duyệt và giải ngân quỹ quốc gia giải quyết việc làm đạt 92,2% kế hoạch. Giải quyết việc làm mới cho 23.612 lao động, đạt 107,33% kế hoạch, xuất khẩu 175 lao động, đạt 85,5% kế hoạch( ), số người tham gia bảo hiểm xã hội 66.236 người, đạt 97,44%; bảo hiểm thất nghiệp 62.300 người, đạt 98% kế hoạch. Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 5.503 lao động. Tuyển sinh, đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp đạt 101,3% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,5%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 35,7%. Công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động được thực hiện tốt, không xảy ra tai nạn lao động trên địa bàn.
Ban hành và tổ chức thực hiện hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo đến năm 2015 (ngoài đối tượng theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ); thực hiện trợ giúp cho những hộ đặc biệt khó khăn có nguy cơ thiếu đói, tổng kinh phí 2,558 tỷ đồng; cấp 354.705 thẻ BHYT cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số và 49.009 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Thực hiện tốt việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định. Thăm và tặng 1.410 phần quà và cấp 20 suất học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc Khmer trên địa bàn, với kinh phí trên 250 triệu đồng; tặng 300 phần quà cho các em học sinh tham gia Hội trại “Trẻ em nghèo vượt khó”, với kinh phí 37 triệu đồng.
3.7. Dân tộc, tôn giáo: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện, thành phố, chuẩn bị Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ II. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh( ). Tổ chức họp mặt, thăm và tặng quà 108 cơ sở thờ tự các tôn giáo và cá nhân có uy tín trong tỉnh nhân dịp lễ, tết, thăm hỏi 427/427 người có uy tín, với số tiền 170,8 triệu đồng. Phổ biến chính sách, pháp luật về tôn giáo và tuyên truyền thông tin đối ngoại cho 1.654 vị chức sắc, chức việc, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp quản lý Nhà nước về tôn giáo” cho 14 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo.
4. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Phê duyệt hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 7/8 huyện, thành phố và 97/105 đơn vị cấp xã. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, cấp lại và cấp đổi, đến nay toàn tỉnh đã cấp 616.333 giấy (diện tích 190.835,6 ha), đạt 98,3% diện tích cần cấp giấy.
Tăng cường công tác quản lý việc chấp hành pháp luật trong khai thác tài nguyên nước, sử dụng nước mặt và xả thải vào nguồn nước. Hoàn thành công tác trám lấp 1.159 giếng khoan nước dưới đất hư hỏng không còn sử dụng tại 8 huyện, thành phố. Triển khai thực hiện 03 dự án về lĩnh vực khoáng sản; thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển bền vững rừng phòng hộ tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014-2015” và Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011-2015”. Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản đối với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.
(Nguồn: www.travinh.gov.vn)