Năm 2014, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, Tỉnh ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài; thị trường tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn; tình hình căng thẳng trên biển Đông; các dự án lớn trên địa bàn triển khai giải phóng mặt bằng cùng một lúc,… đã tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân và công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, nhờ tập trung triển khai quyết liệt, kịp thời Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; sự nổ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong Tỉnh nên tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định và có mặt phát triển. Có 10/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch Nghị quyết HĐND Tỉnh đề ra.
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
| Đơn vị | KH 2014 | ƯTH 2014 | So sánh (%) |
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) (giá so sánh năm 2010) | % | 12 - 12,5 | 8,7 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
Nông- lâm- thủy sản | % | 3,5-4 | 2,3 |
|
Công nghiệp - Xây dựng | % | 16-16,5 | 11 |
|
Dịch vụ | % | 13,5-14 | 10,9 |
|
- Sản lượng lương thực có hạt | 1.000 tấn | 387 | 387,2 | 100,05 |
- Tổng kim ngạch xuất khẩu | Tr. USD | 150 | 95 | 63,4 |
- Thu ngân sách trên địa bàn | Tỷ đồng | 2.150
| 2.150,9 (trong đó có 307,7 tỷ đồng thu viện phí) | 100,04 |
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội | Tỷ đồng | 14.000 | 14.141,3 | 101 |
- Mức giảm sinh | ‰ | 0,4 | 0,4 |
|
- Mức giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi | % | 1,2 | 0,8 |
|
- Giải quyết việc làm | Lao động | 23.500 | 23.580 | 100,34 |
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo | % | 2,5 | 3,3 |
|
- Tỷ lệ dân cư đóng bảo hiểm y tế | % | 68 | 65,9 |
|
- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH/tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế | % | 14 | 15,65 |
|
- Tỷ lệ độ che phủ rừng | % | 38 | 38 |
|
- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh | % | 86 | 90 |
|
- Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Trong đó, tỷ lệ hộ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 70% | % | 99 | 99 |
|
Trong đó có 10/14 chỉ tiêu đạt kế hoạch; còn lại 04 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, đó là: | ||||
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế | ||||
- Tổng kim ngạch xuất khẩu | ||||
- Tỷ lệ dân cư đóng bảo hiểm y tế | ||||
- Mức giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. |
Cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
I. NỀN KINH TẾ TIẾP TỤC ỔN ĐỊNH VÀ CÓ MẶT PHÁT TRIỂN.
1. Thực hiện các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát:
- UBND Tỉnh đã kịp thời ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 06/01/2013 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 và có văn bản chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tình hình kinh tế của Tỉnh tiếp tục ổn định và có một số mặt phát triển. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục phục hồi. Thu ngân sách đạt 100,04% dự toán Tỉnh giao, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 35,7% (năm 2013 là 35,4%); nông - lâm - thủy sản chiếm 23% (năm 2013 là 24,3%) và dịch vụ chiếm 41,3% (năm 2013 là 40,3%). Thu nhập bình quân đầu người là 29,8 triệu đồng, tăng 11,5% so năm trước([1]). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2014 tăng 5,75% so với cùng kỳ.
- Chính sách tiền tệ, tài chính được thực hiện linh hoạt, chặt chẽ. Lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so năm trước([2]). Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm 48,65% tổng dư nợ. Ước tổng nợ xấu năm 2014 ở mức an toàn, thấp hơn 3%/tổng dư nợ. Công tác quản lý ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng chặt chẽ hơn.
- Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Công tác lập hồ sơ, chuẩn bị dự án đầu tư được thực hiện chặt chẽ; rà soát, sắp xếp danh mục các dự án đầu tư của Nhà nước theo thứ tự ưu tiên đầu tư. Hầu hết các dự án Tỉnh đăng ký vốn kế hoạch năm 2014 đều được các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt. Chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, đồng thời huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư, góp phần tăng tổng vốn đầu tư phát triển 28,4% so với cùng kỳ. Các khoản chi ngân sách đảm bảo thực hiện theo đúng quy định và tiết kiệm. Các đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết 01 của Chính phủ để tạo nguồn cải cách tiền lương đã được giao dự toán đầu năm 2014 là 79,8 tỷ đồng. Thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng trên địa bàn.
2. Về sản xuất nông-lâm-thủy sản:
- Sản xuất nông-lâm-thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn tăng so năm trước. Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 9.796,3 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 98,7% so với kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ; trong đó nông nghiệp tăng 3,2%, lâm nghiệp tăng 0,6%, thủy sản tăng 0,4%.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chú trọng khâu chọn giống, lịch thời vụ gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh. Năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 70,3 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay; lúa vụ Hè Thu năng suất đạt 64,7 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha, so cùng vụ năm trước. Sản lượng lương thực có hạt đạt 387,2 ngàn tấn, tăng 0,2% so năm 2013. Chủ động triển khai các phương án phòng, chống hạn, nạo vét, tu sửa kênh mương, bảo dưỡng thiết bị bơm tưới và khuyến cáo bà con nông dân chuyển đổi một số cây trồng cho phù hợp. Đang tập trung thu hoạch lúa vụ mùa, với diện tích gieo sạ khoảng 5.727ha, giảm 2,8% so với cùng kỳ. Đã phân bổ dự toán ngân sách năm 2014 cho các huyện, thị xã, thành phố với số tiền trên 13 tỷ đồng, để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014.
Diện tích gieo trồng các loại cây trồng cạn giảm, sản lượng đạt thấp so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn kéo dài; diện tích sắn trồng mới 20.586ha, giảm 7,5%; cây ngô diện tích 5.833ha, giảm 7,1% so với cùng kỳ; riêng diện tích cây mía 25.494ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng, trị bệnh Rệp sáp bột hồng trên cây sắn (40ha), không để lây lan trên diện rộng.
- Đàn gia súc, gia cầm phát triển khá. Theo kết quả điều tra tại thời điểm ngày 01/10/2014: Đàn trâu có 4.064 con tăng 5,4%; đàn bò 176,9 ngàn con giảm 1,1%, trong đó đàn bò lai chiếm trên 67,2% tổng đàn; đàn lợn có 111,8 ngàn con tăng 4%; đàn gia cầm có hơn 3,6 triệu con tăng 3,8% so với cùng kỳ. Mô hình chăn nuôi trang trại, nuôi công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, có thêm 27 trang trại thành lập mới nâng tổng số trang trại trong toàn Tỉnh lên 101 trang trại. Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng đạt 37,9 ngàn tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng, nhất là công tác tiêm phòng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm trên địa bàn Tỉnh.
- Chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đã thành lập Ban chỉ đạo và phê duyệt Phương án kiểm kê rừng giai đoạn 2014-2016. Diện tích trồng rừng mới ước khoảng 4.000ha, tăng 17,1% so với cùng kỳ, trong đó rừng phòng hộ-đặc dụng 428ha tăng 5,7%, rừng sản xuất 3.572ha tăng 18,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ độ che phủ rừng được nâng lên 38%, tăng 0,9% so với năm trước. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 23.465ha tăng 8%; chăm sóc rừng trồng 13.000ha tăng 8,3% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác ước thực hiện khoảng 25.000m3, trong đó gỗ rừng trồng 24.700m3 giảm 38,3% so với cùng kỳ. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo; qua kiểm tra đã phát hiện xử lý 560 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ, phát triển rừng, giảm 17,9% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình cháy rừng và chặt phá rừng làm nương rẫy diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Đã xảy ra 16 vụ cháy rừng, với diện tích thiệt hại 317,4ha, gấp 22 lần; có 28 vụ phá rừng làm nương rẫy, với diện tích rừng bị phá là 15,7 ha, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình phá rừng phòng hộ ven biển để làm hồ nuôi tôm cao triều có xu hướng gia tăng. Đã thành lập Đoàn kiểm tra để xử lý các trường hợp vi phạm.
- Đã phối hợp tổ chức một số diễn đàn, hội thảo bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản các tỉnh Duyên hải miền Trung; Hội thảo khoa học xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung. Nuôi trồng thủy sản cơ bản ổn định. Diện tích thả nuôi thủy sản các loại ước thực hiện 3.033ha, tăng 2,6%, trong đó diện tích nuôi tôm 2.431ha, tăng 7,2%; thả nuôi 30.000 lồng bè, tăng 44,2% so với cùng kỳ, trong đó tôm hùm là 26.543 lồng, tăng 68,1%. Số lồng bè nuôi tôm hùm tăng mạnh nhờ sản lượng khai thác tôm hùm giống tăng 18,2% so năm 2013; mặt khác năm nay, dịch bệnh trên tôm hùm đã được khống chế nên người dân mạnh dạn đầu tư mở rộng thả nuôi. Sản lượng các loại thủy sản nuôi trồng ước đạt 10.540 tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp. Đã có 410,4ha bị bệnh, giảm 23,3% so với cùng kỳ, các bệnh chủ yếu như: thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tuỵ; nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, môi trường bị ô nhiễm, chất lượng con giống không tốt…
Sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 49.000 tấn, giảm 1,8% so cùng kỳ; trong đó khai thác cá ngừ đại dương là 4.000 tấn, giảm 11,7%. Hoạt động khai thác hải sản xa bờ gặp nhiều khó khăn, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương, do giá cá thấp, trong khi chi phí chuyến biển tăng cao. Đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản([3]). Đồng thời, triển khai thực hiện Đề án sản xuất cá ngừ đại dương theo chuỗi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phê duyệt hỗ trợ 99,1 tỷ đồng cho các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển xa bám biển sản xuất kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.
3. Về công tác phòng chống thiên tai:
- Tình hình hạn hán trong những tháng đầu năm diễn ra rất nghiêm trọng, nắng hạn đã làm cho 187ha lúa vụ Đông Xuân bị mất trắng; sản xuất Hè thu gặp khó khăn 576ha lúa không thể sản xuất do thiếu nước; 17.532 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng: lúa 8.718 ha (trong đó mất trắng 565ha); mía 3.225 ha, sắn 4.846ha; cây trồng khác 743 ha; 6.962 hộ thiếu nước sinh hoạt. Ước thiệt hại do hạn hán gây ra cho sản xuất nông nghiệp là 199 tỷ đồng. UBND Tỉnh đã tập trung huy động các phương tiện, nguồn lực tại các địa phương gần 40 tỷ đồng và phân bổ 10,9 tỷ đồng hỗ trợ của Chính phủ cho công tác chống hạn.
- Đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 và triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014. Thành lập Tổ công tác cảnh báo lũ sớm và chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ huy PCLB-TKCN Tỉnh phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ cử cán bộ trực 24/24 để nắm bắt thông tin, dự báo thời tiết, chủ động có phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra. Đến nay, tình hình lụt, bão chưa ảnh hưởng trực tiếp đến Tỉnh, tuy nhiên vào ngày 13/10, do tình hình nước triều dâng kết hợp với gió cấp 4-5 đã tạo sóng lớn đánh vào khu vực Xóm Rớ, phường Phú Đông làm thiệt hại nhà cửa, vật kiến trúc của 20 hộ gia đình, trong đó có 01 hộ bị sập hoàn toàn; tuyến đường Đinh Tiên Hoàng bị cát chài, lấp toàn tuyến và bị hử hỏng nặng; tuyến kè xóm Rớ bị xói lở, sụt lún, các rọ đá đã bị hư hỏng trên phạm vi toàn tuyến. Đã kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho bà con nhân dân và xử lý khắc phục khẩn cấp trước mùa mưa bão năm 2014.
4. Về xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực. Số xã đạt bình quân 8,88 tiêu chí, tăng 0,92 tiêu chí so với năm 2013. Một số tiêu chí đạt thấp như: tiêu chí về thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ... Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Đến đầu tháng 12/2014, toàn Tỉnh có 01 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (xã Bình Kiến, Tp Tuy Hòa), 01 xã đạt 17 tiêu chí (Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa); 04 xã đạt 16 tiêu chí (Bình Ngọc-TP. Tuy Hòa; xã Hòa Phong, Hòa Tân Tây - huyện Tây Hòa và xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), 02 xã đạt 15 tiêu chí (Hòa Kiến và An Phú -TP Tuy Hòa), 23 xã đạt từ 10 -13 tiêu chí, 51 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 06 xã đạt dưới 05 tiêu chí. Đề án bê tông giao thông nông thôn ước thực hiện đạt trên 500km, vượt kế hoạch đề ra. Cho chủ trương lồng nghép nguồn vốn Chương trình 135 năm 2014-2015, để hỗ trợ thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn cho 06 xã và 07 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Hòa. Phân bổ 10 tỷ đồng vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2014 (đợt 2), để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, các công trình thủy lợi, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Sơn Hoà.
5. Về sản xuất Công nghiệp:
Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước thực hiện 13.684,9 tỷ đồng, đạt 93,4% kế hoạch, tăng 9,8% so với cùng kỳ, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 6,9%, công nghiệp chế biến tăng 10,3%, sản xuất và phân phối điện tăng 5,6%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 6%. Chỉ số hàng tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm trên 30% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh vẫn giữ mức tăng trưởng khá như: hàng may mặc tăng 24,4%, đường kết tinh tăng 21,1%, hải sản các loại tăng 19,6%, điện thương phẩm tăng 12%, bia các loại tăng 48%, thuốc viên các loại tăng 9,5%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm sản xuất giảm do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh thấp như: nhân hạt điều giảm 6,6%, mây tre lá giảm 10,2%, phân bón các loại giảm 1,7%, riêng lắp ráp ô tô ngừng sản xuất… Các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm 13,3% so với cùng kỳ. Công tác khuyến công được chú trọng, đã triển khai thực hiện 02 đề án khuyến công quốc gia, với tổng kinh phí thực hiện 570 triệu đồng.
Ngành điện có nhiều cố gắng điều tiết, phân phối nguồn điện hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổng lượng điện sản xuất phát ra 1.150 triệu Kwh, giảm 6,7% so với cùng kỳ, nguyên nhân do lượng nước về các hồ thủy điện thấp; tổng lượng điện thương phẩm là 590 triệu Kwh, tăng 12% so cùng kỳ. Đã hoàn thành công tác bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và cơ bản thực hiện xong việc hoàn trả vốn cho các HTX theo quy định.
6. Về dịch vụ:
Thương mại và các ngành dịch vụ có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng, doanh thu đạt khá so với cùng kỳ. Đã phối hợp tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Thủy sản - Công nghiệp và Thương mại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014 và Hội chợ Kinh tế - Thương mại năm 2014, thu hút hơn 12.000 lượt khách tham quan, mua sắm với số lượng hàng hóa mua bán ước tính trên 09 tỷ đồng. Tập trung triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020. Đã hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn với tổng kinh phí là 219,5 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 20.163,3 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch tăng 14,5% so với năm 2013([4]). Hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong các dịp lễ, tết. Đã tạm ứng 20 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Sài Gòn - Phú Yên và Công ty cổ phần Thương mại miền núi Phú Yên, để dự trữ một số mặt hàng thiết yếu góp phần bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2014 và phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường; xử lý 1.160 vụ vi phạm (trong đó có 483 vụ vi phạm về lĩnh vực giá) với số tiền xử phạt trên 3,8 tỷ đồng.
- Hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện là 95 triệu USD, đạt 63,4% kế hoạch, giảm 4% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh là hạt điều nhân tiếp tục giảm mạnh, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia công là chính, giá trị xuất khẩu giảm 34,1% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá như: sản phẩm gỗ tăng 3,4 lần, hàng dệt may tăng 35,4%, hàng thủy sản tăng 9,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu 64,2 triệu USD, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 20,4% so cùng kỳ.
- Dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển khá. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ; số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đại học, cao đẳng được nâng lên. Tổ chức thành công Hội thảo hợp tác phát triển du lịch Việt – Nga, làm việc với các Đoàn Famtrip về khảo sát sản phẩm du lịch tại Phú Yên và mở 02 lớp bồi dưỡng tiếng Nga cho các cơ sở lưu trú du lịch. Công bố biểu trưng du lịch Phú Yên và 06 địa danh của Phú Yên lọt vào Top điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam([5]). Tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, để lựa chọn sản phẩm tiêu biểu hỗ trợ sản xuất bán phục vụ khách du lịch. Các cơ sở lưu trú du lịch đã tiếp đón 750.000 lượt khách lưu trú, đạt 100% kế hoạch, tăng 25% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 77.000 lượt, tăng 40% (riêng khách Nga 12.200 lượt, tăng 40%). Doanh thu du lịch 670 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ.
- Dịch vụ vận tải hoạt động ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Tổng doanh thu vận tải thực hiện 1.889 tỷ đồng, tăng 20,4% so cùng kỳ. Tuyến bay Hà Nội - Tuy Hoà - Hà Nội, hệ số sử dụng ghế bình quân đạt 76,8%; tuyến bay TP.Hồ Chí Minh - Tuy Hoà, hệ số ghế đạt 74,6%. Đã làm việc với Công ty Cổ phần Hàng không VietJet để có kế hoạch phối hợp khai thác tuyến bay TP. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Hà Nội - Tuy Hòa và chiều ngược lại. Sản lượng hàng hóa qua cảng Vũng Rô ước thực hiện 500 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn Tỉnh. Các doanh nghiệp tiếp tục chú trọng nâng số lượng thuê bao, đầu tư hạ tầng mạng, mở rộng vùng phủ sóng. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 100 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 43 người/100 dân. Doanh thu đạt 955,7 tỷ đồng, tăng 3,9% so cùng kỳ.
- Các Ngân hàng có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và triển khai các giải pháp tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tập trung quán triệt và triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển thủy sản. Đã tổ chức chương trình kết nối Ngân hàng- Doanh nghiệp; đối thoại với các doanh nghiệp và tổ chức ký kết các hợp đồng thương mại hỗ trợ vốn vay cho 50 khách hàng, với giá trị hợp đồng trên 543,6 tỷ đồng. Đã cơ cấu lại nợ cho 2.424 khách hàng, với tổng số nợ gốc 522 tỷ đồng và nợ lãi là 130 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng ước thực hiện là 10.273 tỷ đồng đạt 100,8% kế hoạch, tăng 16,9% so với đầu năm. Tổng dư nợ là 12.272 tỷ đồng đạt 98,2% kế hoạch, tăng 10% so với đầu năm. Lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại giảm đáng kể, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên chưa mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng trên địa bàn là 1.339 doanh nghiệp, với dư nợ cho vay là 5.292 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50,7%/tổng dư nợ, tăng 1,6% so với đầu năm. Nợ xấu của các doanh nghiệp là 117 tỷ đồng, chiếm 2,2%/tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp.
7. Về công tác thu – chi ngân sách:
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt dự toán. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 2.150,9 tỷ đồng, đạt 100,04% dự toán Tỉnh (trong đó có 307,7 tỷ đồng thu viện phí), tăng 10,9% so cùng kỳ. Có 05/14 khoản thu thực hiện không hoàn thành dự toán, với tổng số hụt thu là 149,4 tỷ đồng([6]). Hầu hết các huyện, thị xã ước thực hiện thu trong cân đối ngân sách hoàn thành và vượt dự toán Tỉnh giao; riêng thành phố Tuy Hòa ước thu đạt 96% dự toán. Tổng nợ thuế trên địa bàn toàn tỉnh là 304,3 tỷ đồng, trong đó nợ các doanh nghiệp là 280,5 tỷ đồng; nợ hộ kinh doanh, gia đình là 23,8 tỷ đồng.
- Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 5.381,2 tỷ đồng, đạt 94% dự toán ngân sách địa phương điều hành năm 2014 (đã loại trừ dự toán chi viện phí). Các khoản chi cơ bản đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Tỉnh.
8. Về phát triển các thành phần kinh tế:
Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Chuẩn bị các điều kiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên. Tập trung xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại mô hình hoạt động của Công ty TNHH một thành viên cảng Vũng Rô. Rà soát quy chế hoạt động của kiểm soát viên Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Phú Yên, Xổ số Kiến thiết và Thủy nông Đồng Cam. Đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 212 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 438 tỷ đồng; đăng ký hoạt động lại cho 10 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên có 55 doanh nghiệp giải thể và 114 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Lũy kế đến nay trên địa bàn Tỉnh có 2.157 doanh nghiệp đang hoạt động.
Tiếp tục mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX. Đã thành lập mới 05 HTX; giải thể 01 HTX; lũy kế đến nay có 128 HTX đang hoạt động, trong đó có khoảng 40% số HTX làm ăn có hiệu quả.
9. Về công tác quy hoạch; quản lý Nhà nước về xây dựng:
- Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh. Phê duyệt các quy hoạch về mạng lưới cụm công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020; Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Điều chỉnh các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch hệ thống cốt khống chế cao độ khu vực Đô thị Nam thành phố Tuy Hòa; quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa và thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân. Xác định ranh giới, phạm vi nguyên cứu lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn Sơn Long, huyện Vân Hòa. Tiếp tục rà soát, hiệu chỉnh, cập nhật, bổ sung các quy hoạch đã đến hạn điều chỉnh, gắn với tổ chức sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý theo các Đề án phát triển đô thị và Đề án xây dựng nông thôn mới.
- Công tác quản lý nhà nước về xây dựng được quan tâm chỉ đạo và thực hiện chặt chẽ hơn. Tiếp tục triển khai Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp, giai đoạn 2013-2015; triển khai Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Ban hành Quy định cấp Giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc và xây dựng đường Hùng Vương, thành phố Tuy Hòa. Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của các đơn vị tư vấn, nhà thầu; thanh tra xử lý các vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng.
10. Về đầu tư phát triển:
- Tiếp tục huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, gắn với tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tập trung chỉ đạo triển khai Luật đầu tư công; Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Công tác lập hồ sơ, chuẩn bị dự án đầu tư được thực hiện chặt chẽ hơn. Đã phân bổ, giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và vốn chương trình mục tiêu quốc gia kịp thời cho các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 14.141,3 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 28,4% so cùng kỳ, trong đó: vốn thuộc ngân sách Nhà nước là 4.806,1 tỷ đồng, tăng 34,4%; vốn của hộ cá thể và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4.687,9 tỷ đồng, tăng 24,6%; vốn FDI là 4.647,3 tỷ đồng, tăng 26,6% so cùng kỳ. Đã huy động, tranh thủ được nhiều nguồn vốn để tập trung đầu tư hoàn thành một số dự án lớn như: Hồ chứa nước Buôn Đức, huyện Sông Hinh; Cầu Bến Lớn, huyện Đông Hòa; Cầu Long Phú, huyện Tuy An; tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Sơn Hoà-Tuy An (ĐT 643) và tổ chức khởi công dự án Cảng cá Phú Lạc, huyện Đông Hòa; tuyến đường Xuân Phước - Phú Hải…Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ các công trình vẫn còn chậm so với kế hoạch, trong đó có nguyên nhân do vướng công tác mặt bằng, một số nhà thầu dừng thi công hoặc thi công cầm chừng, do thiếu vốn thanh toán khối lượng đã thực hiện.
Lãnh đạo UBND Tỉnh và các chủ đầu tư tiếp tục dành nhiều thời gian đi kiểm tra thực tế các công trình để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn; mượn nguồn để bố trí vốn cho một số dự án quan trọng; chỉ đạo thay thế một số nhà thầu yếu kém; chỉ đạo đẩy mạnh công tác hoàn ứng và giải ngân vốn các công trình. Tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện đạt 95%; trong đó vốn trái phiếu Chính phủ đạt 99,2% so kế hoạch. Tổng số dư tạm ứng cho các công trình đã đến hạn nhưng chưa thu hồi là 177,6 tỷ đồng, trong đó khối Tỉnh là 154,6 tỷ đồng, khối huyện là 23 tỷ đồng. Công tác quyết toán các công trình còn chậm; hiện còn 77 dự án hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định (trong đó khối Tỉnh có 13 dự án, khối Huyện 64 dự án). Tổng số nợ khối lượng các công trình, dự án chưa bố trí được vốn thanh toán là 195,7 tỷ đồng, trong đó các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương là 135,2 tỷ đồng (gồm: Khối Tỉnh 65,1 tỷ đồng, khối Huyện 70,1 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương 60,5 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở các dự án thuộc ngành Giao thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo…
- Tập trung phối hợp, triển khai thực hiện các dự án của Trung ương đầu tư trên địa bàn; tăng cường đi kiểm tra thực tế, chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ các dự án lớn như: dự án Mở rộng Quốc lộ 1, Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, hầm đường bộ qua đèo Cả…
+ Dự án Mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn Tỉnh: Đến ngày 25/11/2014, tổng chiều dài đã bàn giao mặt bằng là 86,44km/86,54km, đạt 99,88%. Hiện còn, 05 hộ dân ở thị xã Sông Cầu chưa bàn giao mặt bằng; huyện Tuy An còn 05 hộ, huyện Đông Hòa còn 37 hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường; đang triển khai thi công hoàn chỉnh 16/16 khu tái định cư tập trung, đã bố trí tái định cư cho 414 hộ/1.029 hộ.
+ Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô: Đến nay, cơ bản đã hoàn thành công tác chuẩn bị triển khai đầu tư dự án. Chủ đầu tư đã thực hiện xong công tác khảo sát đo đạc địa hình, địa chất, thỏa thuận thông số quy hoạch; khảo sát lựa chọn các điểm mỏ vật liệu phục vụ xây dựng Nhà máy; thi công rà phá bom mìn; hợp đồng với các đơn vị tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hợp đồng thiết kế kỹ thuật tổng thể và thư trao thầu EPC; thiết kế quy hoạch cảng Bãi Gốc,… Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô đã tạm ứng trước cho Tỉnh 126 tỷ đồng, để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án và đã tổ chức lễ động thổ vào ngày 09/9/2014, hiện đang thi công sang nền khu vực 134ha, khu vực xây dựng cảng Bãi Gốc.
Về các công trình ngoài hàng rào đang tập trung triển khai đầu tư như: thực hiện các thủ tục thiết kế và thi công dự án tuyến Phú Khê-Phước Tân; thi công giai đoạn 2 dự án Khu tái định cư Phú Lạc; thi công dự án Cảng cá Phú Lạc, dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Lãnh đạo Tỉnh đang tích cực làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Chính phủ xem xét về cơ chế ứng trước vốn của Nhà đầu tư, cơ chế hỗ trợ và danh mục hỗ trợ vốn từ Ngân sách Trung ương để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng dùng chung cho dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô và Khu kinh tế Nam Phú Yên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, UBND huyện Đông Hòa tiếp tục tiến hành công tác kiểm đếm, đo đạc để hoàn chỉnh hồ sơ phê duyệt phương án bồi thường, giai đoạn 2 dự án, khu đất 405ha xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
+ Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả: Cơ bản hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao cho nhà thầu thi công các hạng mục chính như: các tuyến đường công vụ, bãi thải vật liệu, nhà điều hành, tuyến đường chính phục vụ dự án, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng… Hiện nay, còn vướng 03 hộ dân chưa di dời, do chưa đồng ý với phương án đền bù; đang rà soát các thủ tục, để tiến hành cưỡng chế.
Về hạng mục Nhà kho chứa vật liệu nổ công nghiệp; hạng mục bổ sung 02 ha bãi thải và đường công vụ vào bãi thải vật liệu xây dựng; hạng mục mở rộng đường công vụ B1b và B2: Đang thẩm định phương án bồi thường; trong đó đã thực hiện tạm ứng trước 80% số tiền khái toán bồi thường, hỗ trợ cho 26/31 hộ dân bị ảnh hưởng trong phạm vi tuyến đường công vụ B1b,B2, còn lại 05 hộ chưa đồng ý nhận tiền bồi thường. UBND Tỉnh đã chỉ đạo huyện Đông Hòa tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp vướng mắc nêu trên, đảm bảo giao toàn bộ mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án, đảm bảo tiến độ đề ra.
11. Về thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách:
Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thực hiện chặt chẽ hơn việc thẩm định các dự án trước khi chso chủ trương đầu tư. Chỉ số PCI của tỉnh năm 2013 đạt 54,48 điểm, đứng vị trí thứ 51/63 (tăng 01 bậc so năm trước). Đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc và ban hành Chỉ thị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh. Đã tiếp đón và làm việc với một số Nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn Tỉnh. Chú trọng công tác thẩm định năng lực tài chính của các nhà đầu tư, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký là 1.155,6 tỷ đồng và 01 dự án đầu tư nước ngoài; điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 03 dự án trong nước và 04 dự án vốn nước ngoài; thông báo chủ trương đầu tư 34 dự án vốn ngoài ngân sách, với tổng vốn 1.375,9 tỷ đồng và 04 dự án vốn nước ngoài, với vốn đăng ký đầu tư 135,9 triệu USD. Tập trung rà soát các dự án đã hết hiệu lực chủ trương đầu tư, thu hồi chủ trương đầu tư 05 dự án ngoài ngân sách([7]); thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 01 dự án trong nước([8]) và 02 dự án vốn nước ngoài([9]).
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Đã thu hút được 04 dự án đầu tư mới vào các khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31,92 tỷ đồng và 30 triệu USD. Đến nay, tổng số dự án đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp Tỉnh là 74 dự án (trong đó: 63 dự án đi vào sản xuất, 11 dự án đang trong quá trình lập thủ tục chuẩn bị đầu tư).
12. Về Tài nguyên – Môi trường:
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản được chặt chẽ hơn. Đã tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013. Hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Huyện, cấp Xã. Đã ban hành quy định thời gian và trình tự phối hợp thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Tỉnh; quy định hạn mức giao đất ở cho mỗi gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại đô thị và nông thôn trên địa bàn Tỉnh. Đã thu hồi đất, chuyển mục đích và giao đất cho 100 công trình. Kiên quyết cưỡng chế các trường hợp không chấp hành nghiêm các quyết định thu hồi đất. Đã thành lập đoàn kiểm tra, xử lý việc lấn chiếm đất để nuôi tôm trái phép tại các địa phương vùng ven biển trên địa bàn Tỉnh.
Đã cấp được 40.096 giấy, với diện tích 12.756,5ha trên diện tích cần cấp, đạt 42,6% kế hoạch năm 2014; lũy kế toàn Tỉnh cấp được 492.685 giấy, với diện tích 334.056ha đạt 94% diện tích cần cấp, trong đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất ở nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp còn chậm([10]). Nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí để đo đạc hồ sơ địa chính và phần lớn nguồn gốc sử dụng đất các trường hợp còn lại khá phức tạp, có tranh chấp, chuyển nhượng không hợp pháp, lấn chiếm, xây dựng trái phép…
- Cơ bản ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đã xóa 02 điểm khai thác vàng trái phép tại xã EaTrol, huyện Sông Hinh và xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa. Tổ chức kiểm tra, xử lý 02 trường hợp khai thác đất trái phép tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa và xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa. Phê duyệt 161 điểm mỏ không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh; đồng thời tổ chức rà soát, bổ sung, chỉnh sửa khoanh vùng khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng quy định về tổ chức và quản lý hoạt động khoáng sản và kế hoạch triển khai thực hiện quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh. Đã cấp 07 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
- Công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân gây ô nhiễm môi trường được tăng cường, nhất là các nhà máy dọc khu vực sông Ba và trong các khu công nghiệp. Tập trung xây dựng Đề án quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ sắt Phong Hanh, tuy nhiên khối lượng hoàn nguyên ở một số hạng mục chưa đạt khối lượng đề ra.
13. Về công tác xây dựng phát triển miền núi:
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên lần thứ II năm 2014. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bảo đảm an sinh xã hội. Đã phân bổ 21,74 tỷ đồng cho các huyện, thị xã để thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 19 xã đặc biệt khó khăn và 34 thôn, buôn đặc biệt khó khăn; phân bổ 7,5 tỷ đồng để thực hiện chính sách định canh định cư. Đã cấp phát 101.056 thẻ BHYT; hỗ trợ trực tiếp cho 56.156 khẩu thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, với tổng kinh phí hỗ trợ là 4,8 tỷ đồng theo Quyết định số 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn thực hiện các chương trình, chính sách cho vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đạt 100% kế hoạch. Riêng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo bền vững cho huyện Sông Hinh và Đồng Xuân theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; ngày 17/11/2014, Bộ kế hoạch và Đầu tư mới có Thông báo về kế hoạch vốn năm 2014 cho Tỉnh là 36 tỷ đồng để thực hiện các dự án trong danh mục đã được phê duyệt. Hiện nay, UBND Tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện.
II. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI
1. Về Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Tập trung chỉ đạo triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách về an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm. Đã giải quyết việc làm mới cho 23.580 lao động, đạt 100,34% kế hoạch; trong đó xuất khẩu lao động 415 người, tăng 31,3% so với cùng kỳ([11]). Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã cho vay 32 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 2.300 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 4% và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 87%. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động; tuy nhiên đã xảy ra 02 vụ tai nạn lao động, làm chết 02 người([12]). Chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, ước thực hiện trong năm 2014 là 75.758 người, chiếm tỷ lệ 15,65% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 3.150 trường hợp, phần lớn số lao động thất nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp ngoài Tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 51,07% (tăng 2,9% so với năm 2013), trong đó đào tạo nghề là 38,05%, đạt 100,13% kế hoạch.
- Quan tâm chăm lo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách. Tập trung triển khai kế hoạch rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015 trên địa bàn Tỉnh. Lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận và giải quyết chế độ cho 7.930 trường hợp. Thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng chính sách trong dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, với tổng kinh phí 27,3 tỷ đồng. Đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 117 nhà tình nghĩa cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí 4,68 tỷ đồng. Tổ chức điều dưỡng luân phiên cho 514 người có công với cách mạng. Tổ chức tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng. Vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa được 2,7 tỷ đồng.
- Công tác giảm nghèo được chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 9,73%, giảm 3,3% so với năm 2013. Đã hỗ trợ xây dựng 839 nhà ở cho hộ nghèo và gia đình chính sách nghèo, với tổng số tiền trên 28,7 tỷ đồng, đạt 83,9% kế hoạch năm 2014([13]). Thực hiện cấp phát 333 tấn gạo hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại do lũ, bão cuối năm 2013 và 676 tấn gạo giải quyết cứu đói trong dịp tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2014, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo([14]). Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh đã cho vay 275,8 tỷ đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo; cho vay học sinh, sinh viên là 80,5 tỷ đồng (7.363 sinh viên). Tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại 16 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Hiện các xã đang triển khai đầu tư 26 công trình giao thông, trung tâm văn hóa thôn, trường học, khu thể thao… trên địa bàn, với kinh phí thực hiện 17 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 16,2 tỷ đồng.
- Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới luôn được chú trọng. Tập trung triển khai Đề án cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở thôn, buôn, khu phố trên địa bàn Tỉnh theo Nghị quyết của HĐND Tỉnh. Tiếp tục vận động các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm thực hiện có hiệu quả các Chương trình “Trái tim cho em”, “Nụ cười cho em” và cấp học bổng cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em được quan tâm thực hiện, tuy nhiên tình trạng trẻ em chết đuối nước vẫn còn nhiều, trong năm xảy ra 14 trường hợp.
2.Về Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Kết quả năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi ở các bậc học đều tăng so với cùng kỳ. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 an toàn, đúng quy chế; trong đó hệ THPT tốt nghiệp đạt 97,6%, tăng 4,06% so với năm học trước; hệ giáo dục thường xuyên tốt nghiệp đạt 71,7%, tăng 46,2% so với năm học trước. Đoàn học sinh Phú Yên đạt kết quả cao tại cuộc thi Olympic truyền thống 30/4 các tỉnh phía nam năm 2014, đạt 12 huy chương vàng, 32 huy chương bạc, 24 huy chương đồng; xếp hạng 22 trên tổng số 131 đoàn dự thi, tăng 23 bậc so với năm trước. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh trình trạng dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh cuối cấp THPT. Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục duy trì, giữ vững Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Tiểu học và THCS. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi có nhiều cố gắng. Đến nay, có 89/112 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập, tăng 25 xã và 04 huyện so với năm trước([15]). Công tác vận động học sinh ra lớp có nhiều cố gắng, số học sinh bỏ học giữa chừng năm học 2013-2014 là 1.290 em([16]), chiếm 0,78% tổng số học sinh, giảm 0,09% so với năm học trước. Đã cấp phát 115 tấn gạo hỗ trợ cho 1.689 học sinh tại các trường ở khu vực điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Đã kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ công nhận thêm 01 trường phổ thông, 08 trường THCS, 03 trường tiểu học, 07 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia([17]).
- Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Trường Đại học Phú Yên tuyển sinh năm học mới đạt khá. Đồng thời, với việc đầu tư nâng cao chất lượng các ngành học, đã mở rộng liên kết với một số trường Đại học trong nước mở các lớp Cao học ngành: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngữ văn, quản lý hành chính công... Trường Đại học Xây dựng Miền Trung và các Trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Tỉnh và Trung ương trên địa bàn tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, gắn với đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Tỉnh đã và đang tích cực tạo điều kiện hỗ trợ Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà hoàn chỉnh thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ nâng cấp lên thành trường Đại học Công thương miền Trung.
3. Về Y tế:
- Đẩy mạnh giáo dục y đức cho đội ngũ thầy thuốc, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Thường xuyên chỉ đạo giáo dục, nâng cao y đức của đội ngũ y, bác sỹ. Trong năm 2014, có 14 Bác sỹ về công tác tại Tỉnh, trong đó có 6 bác sỹ thực hiện theo chính sách thu hút (Bệnh viện tỉnh 03 bác sỹ, Bệnh viện sản nhi 02, Bệnh viện đa khoa thị xã Sông Cầu 01), 03 bác sỹ theo hệ cử tuyển; 05 bác sỹ về công tác tại Trường Cao đẳng y tế Phú Yên. Thực hiện chế độ đãi ngộ bác sỹ theo Nghị quyết 110/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh cho 429 trường hợp, với số tiền trên 4,5 tỷ đồng. Đến nay, toàn Tỉnh có 135 cơ sở y tế điều trị, điều dưỡng với 2.136 giường bệnh, đạt 19,5 giường/vạn dân; đạt 05 bác sĩ/vạn dân; có 66% số xã có bác sỹ; 49 xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã. Đã thành lập Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên. Tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp các Trạm y tế xã, phòng khám khu vực, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân([18]).
- Công tác phòng, chống các dịch bệnh ở người được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tình hình dịch bệnh giảm đáng kể so với cùng kỳ. Đã tiếp nhận điều trị kịp thời 335 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tử vong 01 trường hợp, số ca mắc bệnh giảm 85,7%; 206 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 51%; 14 ca mắc bệnh sởi; 569 ca mắc bệnh sốt rét, tử vong 01 trường hợp, số ca mắc giảm 30% so với cùng kỳ.
- Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều cố gắng. Mức giảm sinh 0,4‰ đạt kế hoạch đề ra, tuy nhiên tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn nhiều, chiếm 9,4% trên tổng số trẻ được sinh ra trong năm 2014. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 15,8%, giảm 0,8% so năm trước, tuy không đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND Tỉnh giao là 1,2% nhưng đạt chỉ tiêu Bộ Y tế giao([19]). Số trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccin đạt 96%; tiêm phòng vaccin sởi cho trẻ từ 01 tuổi đến 14 tuổi đạt 87,5%, không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh, cơ sở dịch vụ ăn uống giải khát trên địa bàn toàn tỉnh. Kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng chất cấm trong bảo quản thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm xảy ra 03 vụ với 07 người mắc, 01 trường hợp tử vong. Công tác vận động nhân dân đóng Bảo hiểm y tế được chú trọng nhưng không đạt kế hoạch đề ra, đã có 584.266 người đóng Bảo hiểm Y tế, đạt 65,9% tổng số dân trên địa bàn Tỉnh (KH là 68%).
4. Về Văn hóa, Thông tin, Thể thao:
- Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng. Đã tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, kỷ niệm 50 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu không số (28/11/1964 – 28/11/2014); hội thảo Phú Yên 25 năm trưởng thành và phát triển. Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Viện Nghiên cứu Phương Đông tổ chức tọa đàm giải pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa Tây Nguyên. Đặc biệt, đã tổ chức thành công Festival Thuỷ sản Việt Nam - Phú Yên năm 2014 với chủ đề “Thủy sản Việt Nam- Hội nhập và Phát triển” với 18 sự kiện diễn ra liên tục trong 07 ngày, có trên 700 đại biểu khách mời ngoài Tỉnh và 336.750 lượt người tham gia. Với sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ các hoạt động Festival Thuỷ sản Việt Nam - Phú Yên năm 2014, diễn ra trang trọng đảm bảo các yêu cầu đã đề ra, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách và được các tỉnh, thành, các cơ quan Trung ương đánh giá cao.
Công tác trùng tu, tôn tạo di tích, sưu tầm phát huy giá trị di sản văn hóa được triển khai thực hiện khá tốt. Tổ chức Lễ khánh thành tượng danh nhân Lương Văn Chánh và đón nhận bằng công nhận cây Bồ Đề Đền thờ Lương Văn Chánh và quần thể cây xoài chùa Từ Quang là Cây di sản Việt Nam; Tổ chức Lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật bài chòi”.
- Các hoạt động thể dục thể thao, nhất là phong trào thể thao quần chúng phát triển khá tốt. Đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao tỉnh Phú Yên lần thứ VI năm 2014. Đăng cai tổ chức thành công một số trận bóng đá giải hạng Nhì quốc gia, giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc. Đặc biệt, đội tuyển bóng đá Phú Yên được nâng lên hạng nhất; Đội bóng đá U11 tỉnh đạt huy chương đồng toàn quốc. Kết quả tham gia các giải thể thao thành tích cao toàn quốc, các đội tuyển Phú Yên đạt 46 huy chương các loại (07 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 29 huy chương đồng) đạt 122% kế hoạch.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời đưa tin, phản ánh tình hình kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng. Tập trung tổ chức tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức đúng về tình hình, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tình hình biển Đông, không để phần tử xấu lợi dụng kích động, lôi kéo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Công tác đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước được đẩy mạnh. Ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động quản lý nhà nước. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh trang thiết bị phục vụ Hội nghị trực tuyến giữa UBND Tỉnh với các huyện, thị trong Tỉnh. Đẩy mạnh triển khai thực hiện việc gửi và nhận văn bản điện tử giữa UBND Tỉnh với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
5. Về Khoa học và Công nghệ:
Đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài vào thực tiễn sản xuất, đời sống. Tổ chức ký kết Chương trình hợp tác triển khai các nhiệm vụ Khoa học - Công nghệ cấp Quốc gia với Bộ Khoa học và Công nghệ. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành công sự kiện “Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2014” với sự tham gia của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ các tỉnh, thành phố; các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp cung ứng trong và ngoài nước với 70 gian hàng, 168 công nghệ cung ứng (trong đó có 142 công nghệ trong nước, 26 công nghệ nước ngoài đến từ Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Hungary, Hàn Quốc), thu hút hơn 1.000 lượt người tham dự. Tại sự kiện đã có 09 đơn vị ký kết hợp tác ghi nhớ, hợp đồng cung - cầu khoa học công nghệ với tổng trị giá 82,5 tỷ đồng.
Tập trung kiểm tra, đôn đốc tiến độ các đề tài, dự án. Tổ chức nghiệm thu 07 đề tài, dự án chuyển tiếp năm 2014; xét duyệt 12 đề tài, dự án khoa học công nghệ cho triển khai thực hiện từ năm 2014. Tổ chức lập và trình Bộ Xây dựng thẩm định, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu trí tuệ.
([2]) Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ phổ biến ở mức từ 8-11,5%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất-kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức từ 10-13%/năm.
([3]) Đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn, thẩm định giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị. Kiểm tra, đề nghị Bộ NNPTNT xem xét công bố 10 cơ sở đóng, sửa tàu cá của Tỉnh tham gia nâng cấp, cải hoán tàu cá; thành lập các Tổ/đội sản xuất trên biển theo Quyết định 292 của Tổng Cục Thủy sản để đáp ứng điều kiện vay vốn ưu đãi. Đăng ký đến năm 2016: đóng mới 185 tàu khai thác và dịch vụ hậu cần; nâng cấp, cải hoán 465 tàu; đến năm 2020 sẽ đóng mới 315 tàu và nâng cấp, cải hoán 705 tàu, tập trung 02 nghề chủ lực là câu cá ngừ Đại dương và lưới vây cá ngừ. Đăng ký bổ sung kế hoạch 2015 đối với các dự án thủy sản ưu tiên đầu tư theo Nghị định 67 gồm 18 công trình, dự án với tổng nhu cầu vốn đầu tư 1.046 tỷ đồng; riêng năm 2015, ưu tiên đầu tư 08 công trình, dự án với nhu cầu vốn khoảng 69,4 tỷ đồng.
([4]) Trong đó: Kinh tế Nhà nước 893,7 tỷ đồng tăng 2%; Kinh tế tập thể 49,3 tỷ đồng tăng 6,7%; Kinh tế cá thể 15.348 tỷ đồng tăng 13,9%; Kinh tế tư nhân 3.854 tỷ đồng tăng 20%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 18,3 tỷ đồng giảm 2,5% so với cùng kỳ.
([6]) gồm: thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,7%; Thuế thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh là 68,7%; Thuế thu nhập cá nhân đạt 93,3%; Thuế bảo vệ môi trường đạt 88,3%; Thuế sử dụng đất khối tỉnh
([7])Dịch vụ nhà hàng và nhà nghỉ; Khu phức hợp cao cấp bên bờ Sông Ba; Dự án trồng rừng cây sao su; Khu du lịch mặt trời vàng Gành Đỏ; Nhà máy chế biến cà phê và chè Tuy Hòa.
([8]) Đường Điện Biên Phủ (đoạn từ Hùng Vương - Nguyễn Trãi) và đường Nguyễn Trãi nối dài (đoạn từ Nguyễn Huệ đến Trần Phú) theo hình thức hợp đồng BT.
([9])Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Hòn Nưa và dự án Khu khách sạn và điểm du lịch ven biển thành phố Tuy Hòa của Công ty TNHH Varella.
([10]) Cụ thể: huyện Sông Hinh cấp đạt 45,3%, Đông Hòa đạt 38,2%, thị xã Sông Cầu đạt 51,4%, Tuy An đạt 70,9%, Sơn Hòa đạt 83,3%, Tây Hòa đạt 91,7%, Phú Hòa đạt 90,8%, Đồng Xuân 101,5%, thành phố Tuy Hòa đạt 87,6%.
([12]) 01 vụ ngày 18/4/2014 tại công trình xây lắp đường dây hạ thế tại xã Sơn Giang của Công ty xây lắp điện Đà Nẵng; 01 vụ ngày 04/10/2014 tại Nhà máy sắn Đồng Xuân.
([13]) Trong đó: nguồn vốn theo quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ xây 117 nhà cho các gia đình chính sách, với số tiền 4,68 tỷ đồng; các đơn vị, cơ quan giúp đỡ hộ nghèo xóa nhà tạm theo Kế hoạch 68 của Tỉnh uỷ là 37 nhà, với số tiền 01 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hỗ trợ xây dựng 250 nhà, với số tiền hỗ trợ 10 tỷ đồng; Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ 83 nhà, với số tiền hỗ trợ 04 tỷ; Còn lại lồng ghép các nguồn khác là 352 nhà.
([14]) Đã mua cấp phát 101.370 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và 62.866 thẻ BHYT cho người cận nghèo; hỗ trợ trợ tiền điện cho 31.415 hộ, với tổng kinh phí thực hiện là 11,3 tỷ đồng.
([15]) Cụ thể, 03 huyện mới đạt chuẩn PCGDMN năm 2014 là: Sông Hinh, TP Tuy Hòa, Tây Hòa; 1 huyện đạt năm 2013 công nhận lại là huyện Phú Hòa.
([16]) Trong đó cấp THCS bỏ học 511HS (tỷ lệ 0,87%), giảm so với năm học trước 89 HS (tỷ lệ giảm 0,19%); Cấp THPT bỏ học 779HS (tỷ lệ 2,46%), giảm so với năm học trước 124 HS (tỷ lệ giảm 0,49%).
([17]) Đến nay, số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn toàn Tỉnh có 03/33 trường THPT, 32/106 trường THCS, 76/167 trường TH và 23/134 trường mầm non.
([18]) Đã đầu tư sửa chữa hoàn thành 05 trạm và có chủ trương đầu tư 14 trạm, trong đó: có 10 trạm y tế xã đầu tư sửa chữa, với tổng kinh phí thực hiện 12,5 tỷ đồng; 03 trạm y tế xã đầu tư xây dựng mới và 01 trạm y tế xã đang thỏa thuận địa điểm để đầu tư xây mới (Trạm y tế xã Hòa Tâm), với tổng kinh phí đầu tư khoảng 25 tỷ đồng