“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về”. Hai câu thơ mấy chục năm nay giường như được nhiều người thuộc nằm lòng khi nói về một thành phố duy nhất của miền Tây Nam Bộ trực thuộc trung ương. Một thành phố mà chắc hẳn ai yêu thích phong cảnh, văn hóa, lịch sử cũng đều muốn một lần tìm đến. Một thành phố yêu kiều, giản dị nhưng cũng lắm kiêu xa khi một lần nhìn làm nhớ nhung cả đời. Vậy, thành phố Cần Thơ có gì mà cuốn hút đến thế? Hãy cùng Godidigo.com khám phá những địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng trong bài viết dưới đây.
1. Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy
Tọa lạc tại số 144 đường Bình Thủy thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nhà cổ Bình Thủy là công trình kiến trúc nghệ thuật được ông Dương Văn Vị (một thương gia giàu có thuộc thế hệ thứ 3 dòng họ Dương có gốc từ Trung Quốc đến xứ Tây Đô lập nghiệp vào những năm thế kỷ XVI) xây dựng lần đầu vào khoảng cuối thế kỷ XVIII (năm 1870) theo kiểu cách truyền thống cổ kính để thờ ông bà, tổ tiên.
Sau khoảng thời gian 30 năm, ông Dương Văn Vị cho xây dựng lại ngôi nhà theo phong cách mới, vừa cổ điển vừa hiện đại. Công trình đang xây dựng thì ông qua đời, con ông là Dương Chấn Kỷ (người vừa thông minh, vừa hiểu rộng về kiến trúc, mỹ thuật) đã chuyển hóa kiến trúc ngôi nhà từ bảng vẽ ban đầu sang lối kiến trúc kết hợp Pháp – Việt – Hoa rất độc đáo.
Qua đời của ông Dương Chấn Kỷ, ngôi nhà vẫn giữ nguyên hiện trạng như vậy, để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong ánh mắt người nhìn. Tuy nhiên về sau các đời hậu duệ, mà tiêu biểu là ông Dương Văn Ngôn (cháu đời thứ 5, một người nổi tiếng trong vung với thú chơi cây kiểng, nhất là lan) đã tô thêm cho ngôi nhà một vẻ đẹp mới khi danh tiếng khi mở ra “Vườn lan Bình Thủy”, là nơi tập trung gặp mặt của nhiều người yêu thơ ca và cây cảnh.
Bằng vẻ đẹp trong phong cách kiến trúc lẫn nghệ thuật đặc sắc, ngôi nhà ngày này đã trở thành một nơi tìm đến tham quan thú vị ở Cần Thơ. Là nơi lý tưởng để các đạo diễn trong và ngoài nước đến quay những cảnh phim nổi tiếng như: Người tình (đạo diễn người Pháp J. An), Chân trời ngày ấy, Con nhà nghèo, Nợ đời, Xương rồng Cần Thơ…
Năm 2009, ngôi nhà đã được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Thông tin tham quan, giá vé nhà cổ Bình Thủy:
Địa chỉ: 144 đường Bùi Hữu Nghĩa – phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 7h30 – 18h00 hàng ngày.
Giá vé: 15,000 vnđ/ người
2. Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy (tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu) là ngôi đình thờ thần tại Cần Thơ có giá trị về nghệ thuật truyền thống của người Việt tại Cần Thơ trong quá trình khai hoang vùng đất miền Tây Nam Bộ.
Theo như ghi chép trên bia đá tại đình thì đình Bình Thủy được xây dựng vào năm Giáp Thìn (1884) trước con kênh Bình Thủy của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang (nay là phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ). Ban đầu xây dựng, đình chỉ được dựng bằng vách đất, tre gỗ và lợp mái lá để thờ thần hoàng cùng các vị thần thánh nhằm cầu mong bình yên và mưa thuận gió hòa.
Đến năm 1852, quan khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt vâng lệnh vua Tự Đức cùng hạ cấp đi tuần thú trên chiếc hải thuyền tại đây. Khi đến khu vực cồn Linh gần đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trần cuồng phong dữ dội làm mọi người ai cũng khiếp sợ. Nhanh chóng, Huỳnh Mẫn Đạt liền ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào rạch Vẹm Bình Thủy để tránh trận cuồng phong và may sao cả đoàn đều bình an vô sự. Tạ ơn thần, Huỳnh Mẫn Đạt cho trung tu lại ngôi đình và đổi tên đình là đình Bình Thủy.
Trãi qua khaong3 thời gian hơn 100 năm nắng mưa, đình ngày nay là nơi lưu giữ nhiều bản sắc tín ngưỡng thần đa dạng cùng nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong cuộc sống hàng ngày. Nổi bật trong nét sinh hoạt này, phải kể đến lệ hội Thượng điền và Hạ điền thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham gia.
Thông tin tham quan đình Bình Thủy:
Địa chỉ: đường Lê Hồng Phong – phường Bình Thuỷ – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 7h30 – 18h00.
Giá vé: Không thu vé tham quan.
3. Bến Ninh Kiều
Khám phá Bến Ninh Kiều về đêm
Danh tiếng về vẻ đẹp của bến Ninh Kiều Cần Thơ đã không còn quá xa lạ gì nhiều người trên mọi miền đất nước, thậm chí là rất quen thuộc mà chưa từng đến đây lần nào. Vốn dĩ nói vậy là vì bến Ninh kiều đã có mặt quá nhiều trong thơ, ca, nhạc, họa của nhiều nghệ sĩ lừng danh miền Nam thời bấy giờ. Tuy nhiên, nếu chỉ để nói vẻ đẹp riêng của bến Ninh Kiều không thì chưa đủ mà còn là vẻ đẹp của vẻ đẹp giai nhân đất Cần Thơ. Điều này được thể hiện qua bốn câu thơ nổi tiếng: …
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân
cuộc đời luống những phù vân
trở về bến cũ cố nhân xa rời”.
Tuy ngày nay Bến Ninh Kiều không còn lưu giữ được vẻ đẹp mộng mị, kiêu sa và hoang sơ như thuở ngày nào. Tuy nhiên, một Ninh Kiều mới mẻ với vẻ đẹp hiện đại làm cho bến Ninh Kiều chuyển hóa mình từ một nàng kiêu nữ thôn quê thành nàng tiểu thơ thành thị. Do đó mà dù thời gian có biến chuyển như thế nào, không gian có thay đổi đến đâu thì Ninh Kiều vẫn đẹp.
Thông tin tham quan bến Ninh Kiều:
Địa chỉ: Bến Ninh Kiều – công viên Ninh Kiều – đường Hai Bà Trưng – phường Cái Khế – quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ.
Thời gian: không giới hạn.
4. Chợ cổ Cần Thơ
Địa điểm du lịch Cần Thơ về đêm: Chợ Cần Thơ (chợ cổ Cần Thơ)
Chợ cổ Cần Thơ còn có tên gọi khác là chợ Lục Tỉnh (tên gọi lúc đầu khi khởi công xây dựng vào năm 1915, cùng thâm niên với chợ Bình Tây và chợ Bến Thành ở Sài Gòn), chợ Hàm Dương (ý nói ngôi chợ đã không còn sầm uất như trước mà chỉ còn những gian hàng buôn bán nhỏ lẻ) và sau này gọi là chợ Cần Thơ. Tuy nhiên, khi du lịch Cần Thơ phát triển mạnh, cộng thêm chợ có vị trí nằm gần bến Ninh Kiều, đêm về khu vực chợ trở thành điểm vui chơi, mua sắm và khám phá ẩm thực của khách du lịch từ khắp nơi đến. Do đó mà chợ còn có tên gọi khác khi đêm về là chợ đêm Cần Thơ.
Vốn dĩ khi trước, chợ cổ Cần Thơ là nơi tập trung, mua bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của các khu vực lân cận theo dòng sông hậu. Hầu hết việc trao đổi của các thương buôn và người dân Lục tỉnh đều tập trung về đây. Nhưng theo thời gian, do lịch sử biến chuyển theo tình hình kinh tế và chiến tranh, ngôi chợ dần xuống cấp và mất đi vị thế của mình. Tuy nhiên, đến nay khi trải qua khoảng thời gian hơn 100 với mưa nắng, ngôi chợ lại đóng vai trò mới trong việc thu hút khách du lịch mỗi khi về Cần Thơ. Đặc biệt, nhờ vị trí nằm ngay sát bờ sông Hậu, kế bên Bến Ninh Kiều nên chợ là điểm vui chơi, dạo mát về đêm vô cùng lý tưởng.
5. Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng – địa điểm du lịch nổi tiếng Cần Thơ
Là địa điểm du lịch đẹp ở Cần Thơ, Cách chợ cổ Cần Thơ khoảng chừng 7km đường sông về địa phận quận Cái Răng, một nơi mà ai cũng muốn tìm đến khi về Cần Thơ, đó chính là chợ nổi Cái Răng. Một chợ nổi nằm trong danh sách “những chợ nổi miền Tây đáng đến nhất” cùng với chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Cà Mau, …
Cũng như các chợ nổi của các tỉnh thành khách, chợ nổi Cái Răng là nơi lưu giữ nhiều nét phong tục, sinh hoạt, tập quán đặc trưng trên sông của con người miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng. Nói là chợ, nhưng khi quan sát tập thể thì không khác gì một khu sinh sống của nhiều gia đình của các ấp, làng, thôn trên đất liền. Tại đây, ngày nào cũng như ngày náy, mùa nào như mùa náy, hoạt động giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thuyền buôn và người dân diễn ra xuyên suốt. Cảnh nhộn nhịp đến nỗi, tạo nên một bức tranh đa sắc màu khiến ai thấy lần đầu cũng đều thích thú.
Có một điều đáng buồn khi nói về chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ khi đã phần nào thương mại hóa hơi nhiều và dần mất đi vẻ hoang sơ như ngày nào. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể lại thì ngôi chợ rất phù hợp với xu thế du lịch hiện nay. Mặc dù không còn quá nhiều cảnh sinh hoạt trên sông, nhưng bằng độ nhộn nhịp sầm uất, phần nào cũng làm nhiều người hài lòng khi có thể hiểu được tính đặc trưng văn hóa trên sông của người Cần Thơ.
6. Làng du lịch Mỹ Khánh
Là khu du lịch nổi tiếng ở Cần Thơ, được mệnh danh là Nam Bộ thu nhỏ tại huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ, làng du lịch Mỹ Khánh là nơi mà bạn có thể tìm thấy cho mình nhiều niềm vui, tiếng cười với các hoạt động giải trí lý thú như: tát mương bắt cá, đi cầu khỉ, đu dây qua sông, xem đua heo, đua chó, xiếc khỉ, … trải nghiệm một ngày làm nông dân với các công việc đồng án, một ngày làm địa chủ – tận hưởng cuộc sống sang giàu trong không gian những ngôi nhà cổ. Khám phá ẩm thực với các món ngon đặc sản của Nam Bộ tại các gian hàng, nhà hàng trong khu du lịch; thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” tại những vườn trái cây xanh mát, trĩu đầy quả ngọt, … hay các trò chơi hiện đại dành riêng cho cả trẻ em và người lớn.
Xem đua heo ở Làng du lịch Mỹ Khánh
Thông tin dịch vụ và giá vé tham quan Làng du lịch Mỹ Khánh
Địa chỉ: làng du lịch Mỹ Khánh – 335 Lộ Vòng Cung – xã Mỹ Khánh – huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ.
Giờ mở cửa: từ 7h00 – 22h00 hàng ngày.
Giá vé:
Người lớn: 60.000 vnđ/1 người
Trẻ em trên 1m2: 30.000 vnđ/ 1 người
Trẻ em dưới 1m2: miễn phí
7. Chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã – địa điểm tham quan du lịch Cần Thơ được nhiều du khách ghé thăm
Tọa lạc trên đường Cách Mạng Tháng Tám (CMT8) của phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng chừng 6km. Chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo tại Việt Nam và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo.
Do với những ngôi chùa khác thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, chùa Nam Nhã không quá lớn, không quá đồ sộ về kiến trúc lẫn nghệ thuật, nhưng so với những ngôi chùa khác trong thành phố thì chùa Nam Nhã mang một dấu ấn lịch sử lớn trong phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu đó là phong trào chống Pháp của các sĩ phu như nhà yêu nước Phan Bội Châu, Kỳ ngoại hầu Cường Để, Nguyễn Giác Nguyên, Nguyễn Hào Vĩnh, Nguyễn Thành Hiến, …
Sau bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa ngày là điểm tâm linh hành hương của bà con phật tử trong và ngoài thành phố. Ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng.
Thông tin tham quan chùa cổ Nam Nhã
Địa chỉ: chùa Nam Nhã (chùa Minh Đề) – Cách Mạng Tháng Tám (CMT8) – phường Bùi Hữu Nghĩa – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 7h30 – 17h00.
Giá vé: miễn phí
8. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là ngôi chùa được đề xuất xây dựng bởi Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng (nhiệm kỳ 1997 – 2001). Việc đề xuất hoàn toàn dựa trên mong muốn, nguyện vọng của tăng ni và bà con Phật tử tại thành phố Cần Thơ trong việc khôi phục phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Qua quá trình hoàn thiện hồ sơ, ngôi chùa chính thức khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 và làm lễ khánh thành vào 17 tháng 5 năm 2014 với nhiều hạng mục lớn như: tam quan, chính điện, nhà thờ tổ, tháp chuông, tháp trống, ….trên diện tích khoảng 4ha.
Điểm nhấn của ngôi thiền viện này chính là phong cách, kiến trúc xây theo kiểu lý trần. Các hạng mục công trình đều dùng nguyên vật liệu chính là đá quý, gỗ quý kết hợp với bê tông cốt thép. Trên mỗi hạng mục lại tạo điểm hút với những hoa văn, tiểu tiết, hoành phi, câu đối tô son thếp vàng rất tráng lệ. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là sự hài hòa của các hạng mục khi được xây dựng thoát mát, rộng rãi rất miền Tây. Đặc biệt là có nhiều hạng mục được xây dựng giống như các ngôi chùa khác như tháp trống và tháp chuông ở chùa Keo (Quảng Bình), chùa Một Cột (Hà Nội), …mọi thứ tạo nên một bức tranh rất thanh tịnh và bình yên.
Thông tin tham quan thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Địa chỉ: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 7h – 22h00 hàng ngày
Giá vé: miễn phí.
9. Chợ nổi Phong Điền
Chợ nổi Phong Điền
Cùng với chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền là cái tên thứ 2 của Cần Thơ nằm trong danh sách những chợ nổi đáng đến nhất ở Miền Tây.
Tuy cùng nằm trên dòng sông Cần Thơ, thế nhưng chợ nổi Phong Điền ít sầm uất hơn chợ nổi Cái Răng trong vấn đề du lịch do vị trí di chuyển hơi xa so với các bến tàu trung tâm, như bến tàu du lịch Ninh Kiều. Cũng chính nhờ điều này mà chợ nổi Phong Điền ít bị thương mại hóa, mà ngược lại còn gìn giữ cho mình nhiều nét hoang sơ vốn có.
Có một điều hơi khác với nhiều chợ nổi thường tập trung giao thương, mua bán và trao đổi các mặt hàng chủ yếu là nông sản. Thì nơi đây chủ yếu chuyên về mặt hàng là đồ gia dụng trong cuộc sống, lao động hàng ngày như chài, lưới, lờ, lọp, thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé… Cùng với đó là các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước.
Thông tin tham quan chợ nổi Phong Điền
Địa chỉ: Chợ nổi Phong Điền – đường Lộ Vòng Cung, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thời gian: 5h00 – 8h00 sáng
Giá vé: miễn phí.
Theo Godidigo.com