Đến với làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm trên thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, sẽ để lại trong lòng mỗi người những cảm nhận đặc biệt về vẻ đẹp nhân văn, những nét đặc sắc trong văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn được bảo tồn lữu giữ gần như nguyên vẹn ở nơi đây.
Cổng vào Làng văn hoá Lũng Cẩm.
Ngôi làng được hiện hữu giữa thung lung thơ mộng, với 61 hộ dân sống trong những ngôi nhà trình tường cổ, có những ngôi nhà được làm cách đây gần 100 năm. Cùng sinh sống, an cư ở đây, có 3 dân tộc đó là dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông và dân tộc Hán. Trong đó dân tộc Mông chiếm 85% dân số trong làng và có nhiều nghệ nhân còn lưu giữ rất nhiều bài hát của dân tộc mình với những bài dân ca, dân vũ, nhạc cụ đặc trưng của dân tộc. Các làn điệu dân ca, dân vũ được truyền qua nhiều đời mang nhiều ý nghĩa nhân văn và tâm linh trong cuộc sống của người dân nơi đây. Qua lời ca, điệu múa, nhằm thể hiện quan niệm, nhận thức về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh của người dân nơi đây. Nghệ nhân Mùa Vản Sáu 64 tuổi cho biết: Hiện nay, ông còn lưu giữ và thuộc hơn 360 làn điệu dân ca, bài hát của dân tộc mình, nhưng bài hát đó được ông, cha truyền dạy từ nhỏ, từ bài dễ đến bài khó như trong thổi khen, bài đầu tiên phải học là bài “Pa Kênh”(là bài đầu tiên cho người mới học thổi khèn).
Con đường dẫn đến Làng Văn hóa du lịch Lũng Cẩm trên đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, hệ thống thủy lợi thoát nước được đảm bảo tạo nên một diện mạo mới của nông thôn vùng cao, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ cổ kính vốn có của ngôi làng, những mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, và cùng với thời gian những lớp rêu xanh bám đầy trên mái ngói của những ngôi nhà đã gân 1 thế kỷ thể hiện sự trường tồn, thách thức với thời gian. Các nguyên liệu làm nên những ngôi nhà nơi đây được lấy và sản xuất tại chỗ, từ đất để trình tường nhà, ngói, gỗ, kể cả hàng rào đá xung quanh nhà; Quá trình dựng nhà của người dân vùng cao phía Bắc nói chung và người dân nơi đây nói riêng đều được làm thủ công 100%. Các công cụ lạo động phải ánh về lạo động sản xuất, sinh hoạt đời sống của người dân người dân ở nơi đây sẽ là những khám phá bất ngờ thú vị cho các du khách đến thăm quan. Tất cả toát lên sự cần cù chịu khó của người dân cũng như nét sinh hoạt văn hoá của họ và mang cả hơi thở cuộc sống đặc trưng của dân tộc ở vùng cao. Cũng chính vì vậy, mà nơi đây thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim và là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó điển hình: Làng Lũng Cẩm đã được chọn làm điểm đóng phim nhựa “Chuyện của Pao” bộ phim này đã đạt giải thưởng “Cánh diều vàng” của Hội điện ảnh Việt Nam.
Một góc nhỏ làng văn hóa.
Nằm ở ngay ven đường quốc lộ 4C nên du khách đến với làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm trên rất thuận tiện. Mỗi nắm đón rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Cuộc sống của người dân nơi đây hòa quyện, đan xen vào cùng hơi thở của thiên nhiên, tạo nên không gian ấm áp toát ra từ những ngôi nhà được bao quanh bởi cây đào, cây sa mu, màu ngói xám hòa lẫn trong màu xám của núi đá, sắc màu thổ cẩm, những bộ váy áo sặc sõ sắc màu của các cô gái dân tộc Mông, Lô Lô và Hán như những bông hoa của núi rừng. Tất cả tạo nên bức tranh đẹp trên Cao nguyên đá Đồng Văn làm mê đắm lòng người. Xung quanh làng được bao bọc bởi dãy núi đá trùng điệp vững trãi, như bức “tường thành” che chở cho làng. Đan xen với rừng đá trùng điệp là những nương ngô xanh mướt cho những mùa bội thu, những hốc đá vẫn để lại những phần đất ít ỏi được kết tinh từ ngàn năm nuôi cây ngô thành bắp, nuôi cây đậu chắc hạt phục vụ cuộc sống của con người nới đây đã bao đời nay. Phát triển kinh tế cung luôn được trú trong quan tâm nên đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhiều mô hinh kinh tế đã đạt được thành quả đáng ghi nhận như mô hình trồng hoa hồng, môĩ năm cho thu hàng chục triệu đồng. Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương đã và đang tạo điều kiện cho Làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm trên phát triển, cùng với những nỗ lực của người dân, Lũng Cẩm trên sẽ là nơi hấp dẫn cho mọi người đến thăm, để khám phá nhưng nét đẹp tiềm ẩn chứa đựng trong đó.
Nguồn: dongvan.gov.vn