Sau khi có đối tác chiến lược ANA Holding (Nhật Bản), Vietnam Airlines lại giới thiệu liên doanh với Air France. Cửa ngõ đến Châu Âu của Việt Nam và ngược lại đang rộng mở thông qua vị bằng hữu lâu năm là nước Pháp.
Mở rộng mạng bay
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hãng hàng không quốc gia Pháp (Air France) mới đây đã ký kết hợp đồng liên doanh trên đường bay giữa Việt Nam và Pháp, dự kiến được triển khai ngay từ ngày đầu tháng 11 tới.
Một trong những điểm mấu chốt của thỏa thuận liên doanh là cả hai hãng hàng không sẽ mở rộng mạng bay của mình, ngoài yếu tố kết hợp trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ qua lại. Các sân bay ở Pháp và Việt Nam sẽ trở thành trung tâm quá cảnh để tiến vào cửa ngõ của cả 2 khu vực quan trọng trên thế giới: Châu Âu và Đông Nam Á. Khách hàng của Vietnam Airlines có thể bay đến 50 địa điểm tại Châu Âu (trước đó là 14 điểm), trong khi khách hàng của Air France có thể bay đến 21 địa điểm nội địa ở Việt Nam (trước đó là 2 điểm Hà Nội/Tp. Hồ Chí Minh).
Ông Franck Terner - Tổng Giám Đốc Air France |
Đây là sự hợp tác mang lại thuận lợi cho cả hai, báo cáo của Công ty Chứng khoán HSC nhận định. Theo đánh giá của IATA, Việt Nam nằm trong số năm nước được dự báo sẽ có số hành khách đi máy bay tăng cao nhất trong 20 năm tới với con số dự báo 112 triệu lượt hành khách mới trên tổng số 150 triệu, xếp trên là Indonesia (135), Ấn Độ (322) và Trung Quốc (817). Không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, các hãng bay nội địa và quốc tế có đại diện ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã mở nhiều đường bay mới đi khắp châu Á.
Ông Dương Trí Thành - Tổng Giám Đốc Vietnam Airlines |
Air France xem ra sẽ có bước chân vững chắc hơn ở thị trường Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á và tương lai cả châu Á, hiện đang được rất nhiều hãng bay khác khai thác vì thị trường có nhu cầu tăng trưởng mạnh. Thông qua cửa ngõ Pháp, số lượng khách du lịch Châu Âu trong thời gian tới được kì vọng sẽ tăng trưởng cao hơn. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Vietnam Airlines cho biết lượng khách du lịch từ Châu Âu đến Việt Nam đạt 1,39 triệu khách (chiếm 15% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam), tăng 19% so với cùng kỳ.
Mở tung cửa ngõ Châu Âu
Chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Paris bắt đầu từ năm 2003. Cho đến nay, Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không nội địa duy nhất khai thác trực tiếp đường bay thẳng giữa hai quốc gia và có tần suất khai thác lớn nhất trên đường bay này. Chuyến bay Hà Nội- Paris có mỗi ngày, bên cạnh 3 chuyến từ TP.HCM – Paris mỗi tuần. Còn Air France bay chặng TP.HCM – Paris ba lần mỗi tuần. Thống kê cho thấy hai hãng hàng không chuyên chở trung bình 400.000 hành khách mỗi năm.
Tổng Giám Đốc Vietnam Airlines và Air France hoàn tất kí kết hợp đồng liên doanh |
“Liên doanh với Air France không chỉ vì đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không đang tăng nhanh tại Đông Nam Á, mà còn giúp hoàn thiện chiến lược dài hạn đối với hãng”, đại diện Vietnam Airlines cho biết. Hãng bay có thị phần quốc tế lớn nhất dẫn lại bản “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh việc mở đường bay để phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau, không chỉ tăng trưởng kinh tế, giao lưu văn hóa mà còn ở góc độ hợp tác ở cấp Quốc gia.
Là hai hãng hàng không đại diện cho hai quốc gia, thực tế, Vietnam Airlines và Air France đã hợp tác từ 20 năm qua về lĩnh vực bảo trì dưỡng và huấn luyện phi hành đoàn, và bắt đầu bán vé chung trên các chuyến bay từ 2010 (code-share flight). Nhưng mãi đến lúc này mới tiếp tục là thời điểm chín muồi cho sự hợp tác sâu hơn của cả hai bên.
Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Pháp François Hollande đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, chứng kiến lễ ký thỏa thuận mua 10 máy bay Airbus A350 của Vietnam Airlines, và hợp đồng mua 10 máy bay A320 của Jetstar Pacific (công ty con của Vietnam Airlines). Những hợp đồng kinh tế giữa các công ty lớn của hai quốc gia được tạo ra, ngoài sự bắt tay hợp tác thúc đẩy các vấn đề về xã hội.
Xét về hợp tác kinh tế, Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Ý). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2015 đạt 4,2 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2014. Pháp cũng “chịu khó” đầu tư vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2016, tổng số vốn FDI đăng ký của các công ty Pháp đạt hơn 3,4 tỉ USD, đứng thứ 3 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan và Anh). Pháp cũng là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam.
Một lý do khác giải thích cho việc các nước Châu Âu tăng cường hợp tác với Việt Nam là nhờ lộ trình ký kết Hệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Lộ trình này mới đây dự kiến được Ủy ban châu Âu (EC) thông qua vào mùa xuân năm 2018. Đây là một trong những FTA thế hệ mới, có mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng 50% và nhập khẩu tăng 43% vào năm 2020. Hẳn nhiên, việc tăng cường chuyến bay là điều đầu tiên để Việt Nam mở rộng cửa với EU và ngược lại, thông qua vị bằng hữu Pháp.
Thông qua 3 sân bay quốc tế gồm Hà Nội, Tp.HCM, Tân Sơn Nhất và Paris CDGCharles de Gaulle, hành khách có thể đi đến 50 điểm đến châu Âu trên các chuyến bay của Air France (hiện tại là 14) và 20 21 điểm đến tại Việt Nam (hiện tại là 2). Hiện tại, chỉ có Vietnam Airlines và Air France khai thác đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia. Trong đó Vietnam Airlines là nhà khai thác duy nhất trên tuyến Hà Nội – Paris, có 6 7 chuyến/tuần với bằng Airbus A350-900. Trên tuyến Paris – TP.Còn HCM, Air France đang vận hành Boeing 777-300Ers300ER, bay 3 chuyến/tuần trên tuyến Paris – TP.HCM, tương tự với tần suất của Vietnam Airlines. Một trong những hợp tác giữa hai hãng là những chuyến bay liên danh. Theo đó, khách hàng có thể mua vé của hãng Vietnam Airlines nhưng bay trên chuyến bay của Air France và ngược lại. Kết hợp hệ thống của cả hai bên mang lại nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng cùng chi phí hợp lý hơn. Vietnam Airlines và Air France đều là thành viên Liên minh hàng không SkyTeam và được SkyTrax đánh giá là Hãng hàng không 4 sao. |