Việt Nam hiện đang chiếm vị trí thứ 7 trong top 10 quốc gia gia công phần mềm hàng đầu thế giới năm 2022 - dựa theo bảng xếp hạng từ Hacker Noon (một website uy tín trong giới công nghệ toàn cầu).
Vì sao công ty gia công phần mềm được ưa chuộng?
Trong những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp từ quy mô nhỏ cho đến các tập đoàn lớn không ngừng áp dụng công nghệ và tham gia vào đường đua phát triển phần mềm, blockchain, chuyển đổi số. Tuy nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để phát triển và hoàn thiện một sản phẩm công nghệ theo cách bài bản. Vì thế nên việc thuê ngoài một phần hoặc toàn phần hiện đang là xu hướng được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn công ty Outsourcing
Với sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc, các doanh nghiệp dần linh hoạt hơn về hình thức làm việc cũng như khoảng cách địa lý để tiết kiệm được nhiều chi phí hơn mà vẫn mở rộng quy mô hoạt động. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của đội ngũ lãnh đạo trong việc chọn lựa đơn vị thực hiện gia công phần mềm, tuy nhiên trong bài viết này sẽ cập nhật đến 3 yếu tố chính là: Nguồn lực, chi phí và trình độ ngoại ngữ.
Nguồn lực càng lớn, càng nhiều lựa chọn
Thông thường, các chủ doanh nghiệp sẽ ưu tiên những quốc gia có số lượng lập trình viên lớn hơn 100.000 người. Khi nguồn lực càng lớn, khả năng chọn được ứng cử viên có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp cho dự án sẽ cao hơn.
Theo số liệu báo cáo năm 2021 của TopDev, ước tính Việt Nam có 430.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Đây có thể xem là một số liệu khá lớn giúp Việt Nam xuất hiện trong danh sách quốc gia gia công phần mềm tiềm năng.
Chi phí
Tuỳ thuộc vào những yếu tố như: mức độ thâm niên, kinh nghiệm, thuế, chi phí sinh hoạt,... mà giá nhân công tại mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Cách các chủ doanh nghiệp thường dùng để giảm chi phí phát triển sản phẩm chính là giảm chi phí nhân công. Ước tính mức dao động tại nước ta từ 20 USD đến 50 USD cho mỗi giờ làm việc của một lập trình viên. Đây là mức giá hợp lý được các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng chi trả.
Trình độ ngoại ngữ
Do đặc thù của ngành công nghệ cao nên mọi chi tiết trong quá trình làm việc đều trở nên quan trọng. Giao tiếp chính là chìa khoá mở ra cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, vì vậy sẽ là một trở ngại vô cùng lớn nếu hai bên gặp phải khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Khi có một ngôn ngữ chung, việc thương lượng nội dung công việc sẽ đạt hiệu quả cao, tránh được những hiểu lầm khi truyền đạt và mở rộng khả năng kết nối. Dù ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng top 10 nhưng xét theo tiêu chí thành thạo ngoại ngữ, Việt Nam đứng thứ 3 (53,81%) chỉ sau Singapore (83,10%) và Malaysia (62,57%).
WATA Corp - Ngôi sao mới với đóng góp tích cực trong hành trình đưa trí tuệ Việt vươn ra thế giới
8 năm trước, một nhóm kỹ sư trẻ mang trong mình nhiệt huyết cháy bỏng đem theo mong muốn hiện thực hoá lý tưởng của mình bằng các ý tưởng độc đáo, vận dụng công nghệ để mang đến nhiều giá trị và nâng tầm cuộc sống hơn đã thôi thúc họ thành lập nên WATA. Không dừng lại đó, những nhà sáng lập còn có một hoài bão rực cháy là tái định vị bản đồ công nghệ thế giới bằng việc khẳng định vị thế tài năng Việt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chỉ trong thời gian ngắn, WATA đã mang đến cơ hội việc làm cho hàng trăm kỹ sư phần mềm với các đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.
Trải qua nhiều thăng trầm và gần đây là đại dịch COVID-19, WATA vẫn phát triển vững bền. Từ nâng cao văn hóa doanh nghiệp, thông qua đó thu hút thêm nhiều nhân tài cho đến việc thực hiện tốt những cam kết với khách hàng. WATA đã và đang nỗ lực tạo ra triển vọng phát triển các nguồn đầu tư mới và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư hiện tại. Song song đó, kịp thời tham gia vào rất nhiều hoạt động từ thiện và liên tục hỗ trợ, đồng hành cùng các tài năng trẻ.
Năm 2022 được ghi nhận là một năm cực kỳ thành công của WATA khi liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu. Vào tháng 4/2022, WATA đã vinh dự nhận được giải thưởng Sao Khuê (một trong những giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT) tại hạng mục Top 3 doanh nghiệp gia công phần mềm hàng đầu Việt Nam.
Đồng thời, vào cuối tháng 7 vừa qua, WATA cũng đã đạt được chứng nhận ISO/IEC 27001:2013 (tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và bảo mật thông tin). Đây là một trong những minh chứng cho thấy WATA luôn chuyển mình, không ngừng hoàn thiện và có những bước tiến mới trong mục tiêu đảm bảo sự hài lòng tốt nhất với các đối tác quốc tế của mình.
Chứng nhận ISO/IEC 27001:2013 được cấp bởi CPG Global
Trong thời gian tới WATA sẽ không ngừng mở rộng và phát triển cả về quy mô lẫn lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh việc trung thành với sứ mệnh đã được đề ra từ trước, tương lai WATA sẽ là một miền đất hứa không chỉ dành riêng cho nhân tài mà còn là cơ hội lâu dài cho các nhà đầu tư.