MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn dấu đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hương tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; có nến quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Nhinh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Đến năm 2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 10% GDP bình quân đầu người đạt 1.600USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 43 -44 nghìn tỷ đồng.
- Đến năm 2020: : tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 9% - 10% GDP bình quân đầu người đạt 2.600USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 28% - 44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 64 -66 nghìn tỷ đồng.
b) Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 2011 -2020 là 0,72%; mức giảm sinh hàng năm khoảng 0,2%o; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2- 3%.
- Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 -42%; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 15%; tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 95%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện khoảng 99,6%.
- Đến năm 2020: tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ eem dưới 5 tuổi còn 10%; tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 98%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện khoảng 99,9%.
c) Về bảo vệ môi trường
- Đến năm 2015: tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 54 – 55%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 90%; 100% chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện được thu gom và xử lý;
- Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ rừng đat khoảng 60%; 99,9% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 100%; không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tỉnh; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,5 – 4%/năm.
- Nông nghiệp: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường; tập trung thâm canh tăng vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản; ổn định vùng nguyên liệu để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt sẽ là: Lúa, ngô, đậu tương, khoai tây, thuốc lá, thạch đen, rau cải làn, cải ngồng, dưa hấu.
- Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các cơ sở chế biến thực phẩm công nghệ sạch; phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại bán công nghiệp; phát triển đàn bò, trâu theo hướng nuôi nhốt kết hợp trồng cỏ làm thức ăn.
- Phát triển thủy sàn ở những vùng có điều kiện thuận lợi về mặt nước nhằm đáp ứng nhu cầu cùa người dân; nuôi trồng theo hình thức quàng canh phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; khuyến khích nuôi trồng các loại phù hợp với điều kiện tự nhiên như cá, rùa núi, ba ba, cá tầm….
- Lâm nghiệp: Phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng; tăng diện tích rừng sản xuất, phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực đầu tư; ổn định rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để đảm bản an ninh môi trường và đa dạng sinh học. Phát triển các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, khả năng khai thác nhanh như: Hồi, tram, thông mã vỹ, keo, mỡ; phục hồi các loại cây lấy gỗ bản địa như: Lim, lát. Phấn đấu đến năm 2015, độ che phủ của rừng đạt 54 -55% và khaong3 60% vào năm 2020.
2. Phát triển công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, coi trọng đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân nhành công nghiệp đạt 17 -18%.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, lắp ráp, điện tử, cơ khí nhỏ, tái chế và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng và công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề để tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ; đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: Xi măng, sứ vệ sinh, đá xây dựng, đá trang trí, gạch, ngói các loại, quặng sắt, than nâu, bôxit, chì thỏi, gỗ chế biến các loại, nước hoa quả, rượu, nước thạch đen, thuốc lá nguyên liệu sơ chế, bánh kẹo, các sản phẩm linh kiện điện, điện tử, các mặt hàng cơ khí và điện năng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện.
- Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Phát triển ngành thương mại, dịch vụ
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ đạt 9 -10%; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 13%/năm; phấn đấu đến năm 2015 đón 2,8 triệu lượt khách du lịch và đạt trên 3,7 triệu lượt khách vào năm 2020.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành dịch vụ. Ưu tiên đầu tư vào những ngành dịch vụ phục vụ phát triển ngoại thương, kinh tế cửa khẩu bao gồm: Xuất nhập khẩu,thương mại, dịch vụ. Chú trọng phát triển hạ tầng các ngành dịch vụ phụ trợ như: Dịch vụ tài chính, thông tin, truyền thông, tư vấn, bảo hiểm,…
- Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn gắn với hành lan kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; đến năm 2020 dưa Lạng Sơ trở thành khu kinh tế xuyên biên giới Việt – Trung, là trung tâm dịch vụ của tiểu vùng Đông Bắc với các ngành dịch vụ chuyển hàng hóa, vận tải, tái chế và xuất nhập khẩu.
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững và toàn diện; bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa – lịch sử, phục hồi văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc; khuyến khích phát triển du lịch tâm linh, du lịch tham quan di tích lịch sử kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.
4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội
a) Giáo dục và đào tạo
Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi di học của các cấp đạt 99,7% vào tiểu học, đạt 95% vào trungg học cơ sở, đạt 85% vào trung học phổ thông; đến năm 2020, các tỷ lệ này tương ứng là 99,8% - 98% -90%.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Phấn đấu đến năm 2015, hàng năm có 30% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào đại học, caoo đẳng và tỷ lệ này là 35% vào năm 2020.
Bảo đảm đủ trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển mô hình phổ thông dân tộc bán trú; mở rộng đối tượng tuyển sinh con em dân tộc vào các trường nội trú và các trường dự bị đại học; giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, thiệt thòi.
Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở trường chuyên nghiệp trong tỉnh với các ngành nghề phù hợp nhu cầu phát triển sàn xuất.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp các trường trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật, trường trung cấp nghề Việt Đức và trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lên cao đẳng; mở rộng cơ sở vật chất trường Cao đẳng sư phạm.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, coi đó là một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ y tế các tuyến, tăng cường cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn về cơ sở. Phấn đấu tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt 9 bác sĩ vào năm 2015 và 10 bác sĩ vào năm 2020.
Củng cố và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập; hợp tác liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế; xây dựng bệnh viện Đa khoa của Tỉnh quy mô 700 giường, hoàn thiện nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện; nghiên cứu thành lập các bệnh viện Sản nhi, tâm thần, ung bướu thuộc tỉnh; phấn đấu đến năm 2015, số giường bệnh/10.000 dân đạt 26 giường và vào năm 2020 đạt 29 giường.
Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường đại học Y, Dược để tranh thủ mọi sự hợp tác, hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực: Đào tạo chuyên sâu, quản lý, chuyển giao công nghệ cao, y dược học cổ truyền.
c) Văn hóa, thể dục thể thao
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển các hệ thống thiết chế văn hóa, ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như bảo tang, nhà văn hóa, rạp chiếu bong, nhà luyện tập thi đấu, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà thiếu nhi, nhà văn háo các huyện, thành phố, nhà văn háo thôn bản, khối phố; phấn đấu đến năm 2015 có 85% thôn, bản, khối phố có nhà văn hóa vá đạt 100% vào năm 2020.
Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các tầng lớp, cơ quan, doàn thể của xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thể thao thành tích tham gia các giải thi đấu cấp vùng, cấp quốc gia.
d) Thông tin – truyền thông
Tiếp tục nâng cao thời lượng tiếp sóng, phát sóng đài phát thanh, truyền hình; đầu tư, cấp máy phát hình và trạm truyền thanh không dây cho các trạm trung tâm xã, cụm xã; sử dụng đa dạng các phương thức truyền dẫn phát sóng; phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ số mặt đất.
Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất cho hệ thống phát thanh, truyền hình của tỉnh. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình nhằm phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của các tầng lớp nhân dân.
e) Lao động, việc làm và an sinh xã hội.
Ưu tiên phát triển đào tạo nghề: mở rộng quy mô đào tạo nghề song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và trình độ đào tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức của người dân.
Tập trung thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm; huy động mọi nguồn lực, tăng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng III, vùng biên giới, đông thời thực hiện lồng ghép với các chương trình dự án, các chính sách khác, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng; tổ chức hướng dẫn cho nhân dân cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để giải quyết việc làm ở khu đô thị, giảm tỷ lệ thất nghiệp; tích cực thực hiện tốt các chính sách trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
5. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Phối hợp với Bộ giao thông vân tải hoàn thiện dẩu tư xây dựng tuyến đường cao tốc 1A Hà Nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị; nghiên cứu nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 1B Lạng Sơn – Thái Nguyên; quốc lộ 4A Lạng Sơn – Cao Bằng; quốc lộ 4B Lạng Sơn – Quảng Ninh và tuyến quốc lộ 279 kết nối Bắc Giang – Lạng Sơn – Bắc Cạn phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn.
- Phát triển các tuyến đường liên huyện; cứng hóa mặt đường xã, thôn, bản; phấn đấu đến năm 2015 có 65% đường giao thông nông thôn được cứng hóa và đạt trên 90% vào năm 2020; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường ra biên giới, đường nối từ đường hàng lang biên giới lên đường tuần tra biên giới, đường tuần tra biên giới trên đất liền; các cầu lớn vượt sông như: cầu Thác Mạ, cầu Na Sầm, cầu Hùng Việt, cầu Lộc Bình phù hôp với nguồn lực của từng giai đoạn.
- Đường thủy: phát triển tuyến đường sông chạy trên sông Kỳ Cùng từ thành phố Lạng Sơn đi Khánh Khê (huyện Văn Quan) và tuyến từ Bản Trại đi Bình Nghi (huyện Tràng Định).
b) Hệ thống thủy lợi
- Ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương hiện có; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; nghiên cưu đầu tư một số công trình mới nhằm nâng cao năng lực tưới, đảm bản diện tích tưới củng cố và tưới phát triển hàng năm tăng 1.380 ha.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện Bản Lải để sớm đưa vào sử dụng.
c) Hệ thống cung cấp điện
- Phấn đấu có nguồn diện (công suất) đến năm 2015 đạt khoảng 132 KVA, 2020 đạt khoảng 300MVA; đầu tư xây dựng mới, cải tạo các trạm biến áp 110/35/22 KV tại thành phố Lạng Sơn và các huyện Chi Lăng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng đường đây 220KV Bắc Giang – Lạng Sơn –Cao Bằng; chuyển toàn bộ lưới điện trung áp 10KV hiện có sang vận hành ở cấp điện áp 22KV và 35KV; từng bước thay thế đường dây nổi ở khu vực trung tâm đô thị bằng cáp ngầm.
d) Hệ thống cấp thoát nước
- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nươc sinh hoạt và nước sản xuất cho các khu dân cư và các khu công nghiệp; tập trungg hoàn thành đầu tư nhà máy xử lý nước mặt lấy từ Hồ Nà Tâm và nhà máy xử lý nước mặt sông Kỳ Cùng; triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư cấp nước tại các thị trấn, nâng cấp các dự án cấp nước hiện có; phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các thị trấn đều có hệ thống cấp nước sạch đồng bộ.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại các khu đô thị và khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2015, tại khu vực thành phố và thị trấn, các khu đông dân cư không có điểm ngập úng cục bộ; khuyến khích xây dựng các ao hồ nỏ để thoát nước cục bộ tại các khu vực nông thôn; tranh thủ nguồn nước thải sau khi đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về phục vụ sản xuất.
(Nguồn: langson.gov.vn)